Bất bình với bản án công an đánh chết người
Chị Ngô Thị Tuyết (chị anh Ngô Thanh Kiều) gào khóc trong sự phẫn uất sau khi nghe tòa tuyên án vì cho rằng bản án là quá nhẹ.
Chiều 3/4, gia đình bị hại cùng hàng trăm người dân đã bày tỏ sự phẫn nộ, bức xúc sau khi nghe TAND TP Tuy Hòa (Phú Yên) tuyên án đối với năm sĩ quan công an ở tỉnh này dùng nhục hình, đánh chết anh Ngô Thanh Kiều (sinh năm 1982, ngụ xã Hòa Đồng, huyện Tây Hòa, Phú Yên).
Trái với sự mong đợi của dư luận, TAND TP Tuy Hòa đã tuyên bản án 5 năm tù đối với bị cáo chính của vụ án là Nguyễn Thân Thảo Thành (nguyên thiếu úy, cán bộ Công an TP Tuy Hòa).
Chị Nguyệt gào khóc phản đối bản án của tòa đưa ra.
Hai bị cáo khác bị tù giam là Nguyễn Minh Quyền (nguyên thiếu tá, đội phó Đội trinh sát Phòng CSĐT tội phạm về trật tự xã hội – PC45 Công an tỉnh Phú Yên) 2 năm tù, Phạm Ngọc Mẫn (nguyên thượng úy, cán bộ Công an TP Tuy Hòa) 1 năm rưỡi tù.
Tòa đã cho hai bị cáo được hưởng án treo là Nguyễn Tấn Quang (nguyên thiếu tá) 15 tháng, Đỗ Như Huy (nguyên trung úy, đều là cán bộ Công an TP Tuy Hòa) 12 tháng.
Về dân sự, tòa buộc các bị cáo bồi thường thiệt hại cho gia đình bị hại gần 70 triệu đồng, buộc Công an TP Tuy Hòa phải cấp dưỡng nuôi hai con anh Kiều mỗi cháu 575.000 đồng/tháng.
Không xử lý phó Công an TP Tuy Hòa
Tòa xác định trong thời gian canh giữ Kiều, trưa 13.5.2012, Nguyễn Thân Thảo Thành đã dùng dùi cui cao su đánh vào đầu anh Ngô Thanh Kiều gây chấn thương sọ não, dẫn đến tử vong.
Ngoài ra, trong thời gian lấy lời khai, Nguyễn Minh Quyền, Phạm Ngọc Mẫn, Nguyễn Tấn Quang, Đỗ Như Huy, còng tay anh Kiều, dùng dùi cui cao su thay phiên nhau đánh vào đùi, chân nạn nhân, gây chấn thương phần mềm.
Tòa không đề cập yêu cầu của gia đình bị hại, luật sư là làm rõ ai đã đánh anh Kiều khiến các cơ quan nội tạng của anh Kiều đều bị tổn thương, xung huyết, vỡ nát như kết quả giám định thương tích.
Về yêu cầu của luật sư xử lý các bị cáo tội cố ý gây thương tích, tòa giải thích trước đây thẩm phán, chủ tọa Lý Thơ Hiền đã có quyết định trả hồ sơ yêu cầu Viện KSND TP Tuy Hòa điều tra bổ sung nhưng viện không chấp nhận.
Cụ thể, ngày 28.6.2013, TAND TP Tuy Hòa có quyết định trả hồ sơ, yêu cầu Viện KSND cùng cấp truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các bị can Nguyễn Tấn Quang, Nguyễn Minh Quyền, Phạm Ngọc Mẫn, Đỗ Như Huy, Nguyễn Thân Thảo Thành về hành vi cố ý gây thương tích theo Điều 104 Bộ Luật hình sự.
Ngoài ra, tòa yêu cầu viện thu thập chứng cứ để xác định còn có ai khác đánh vào đầu anh Kiều không…
Tuy nhiên, ngày 26.8.2013, Viện trưởng Viện KSND TP Tuy Hòa Lê Minh Chánh có công văn gửi TAND TP Tuy Hòa cho rằng: các bị can trên đều là cán bộ công an được giao nhiệm vụ đấu tranh với đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật, động cơ, mục đích do nôn nóng với kết quả điều tra, không nhằm mục đích gây thương tích hoặc gây ra cái chết đối với Ngô Thanh Kiều.
Hành vi dùng nhục hình đã thu hút các hành vi cố ý gây thương tích nên việc tòa án yêu cầu truy cứu trách nhiệm hình sự các bị can trên tội cố ý gây thương tích là không cần thiết.
Video đang HOT
Tòa cũng bác các đề nghị của luật sư bảo vệ cho gia đình bị hại về khởi tố ông Lê Đức Hoàn, Phó GĐ Công an TP Tuy Hòa, trưởng ban chuyên án 312T ba tội dùng nhục hình, bắt giữ người trái pháp luật, thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Bản án đã phủ nhận các cáo buộc của luật sư như trong suốt ngày 13.5.2012 ông Lê Đức Hoàn có mặt tại trụ sở Công an TP Tuy Hòa, trực tiếp phân công cán bộ lấy lời khai anh Kiều, biết rõ cấp dưới tra tấn anh Kiều nhưng không hề can ngăn mà thậm chí còn cử người luân phiên đánh đập.
Tòa cho rằng ông Hoàn cùng các cán bộ công an khác có dấu hiệu tội bắt giữ người trái pháp luật nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự và Viện KSND TP Tuy Hòa không truy tố nên tòa không xem xét xử lý.
Đồng thời, tòa cho rằng ông Hoàn cũng có dấu hiệu của tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng do trực tiếp phân công cán bộ cấp dưới lấy lời khai nhưng không theo dõi, giám sát, nhắc nhở, để xảy ra vụ tra tấn nạn nhân.
Tuy nhiên, tòa cũng không xem xét xử lý hành vi sai phạm này của ông Hoàn với lý do chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự và VKS không truy tố.
Xử theo luật pháp nào vậy?
Gia đình nạn nhân, luật sư của bên bị hại cũng như luật sư của bị cáo Nguyễn Thân Thảo Thành cùng hầu hết người dân đến nghe tòa tuyên án đều thốt lên câu hỏi này sau khi nghe tòa tuyên án.
Chị Trần Thị Tâm (vợ anh Kiều) và chị Ngô Thị Tuyết (chị anh Ngô Thanh Kiều) gào khóc trong sự phẫn uất. Chị Tuyết la khóc: “Trời ơi là trời! Luật pháp ở đâu, công lý ở đâu mà tòa xử như vậy? Họ đánh đập, tra tấn em tôi như thời trung cổ mà tòa ưu ái như vậy. Dù có chết tôi cũng đi tận cùng để bắt những kẻ giết em tôi phải đền tội xứng đáng”.
Luật sư Võ An Đôn bức xúc: “Tôi không ngờ tòa án đã bất chấp tất cả, họ dẫm đạp lên pháp luật, chà đạp lên dư luận để ra một bản án trái pháp luật như vậy. Bản án này đã nhạo báng vào sự nghiêm minh của luật pháp, đánh mất hết niềm tin của người dân.
Trong khi qua xét xử tại phiên tòa đã làm rõ hàng loạt vấn đề như bỏ lọt tội phạm, thiếu tội danh nhưng họ cố tình bỏ qua hết.
Chắc chắn gia đình bị hại sẽ kháng cáo và tôi sẽ tiếp tục kiến nghị đến cùng, yêu cầu xử lý nghiêm minh những kẻ phạm tội, xử lý những cán bộ phạm tội nhưng bị bỏ lọt như ông Lê Đức Hoàn”.
Sau đây là 1 số hình ảnh tại phiên tòa:
5 bị cáo đứng trước vành móng ngựa.
Lực lượng an ninh rất đông bảo vệ trật tự phiên tòa.
Một chiến sĩ cảnh sát quay lại toàn bộ phiên xử án.
Người nhà nạn nhân mang ảnh đến tòa than khóc.
Khuôn mặt thẫn thờ của người nhà nạn nhân sau khi nghe tòa tuyên án.
Người dân và nhà báo tụ tập rất đông trước tòa án nhưng không được lực lượng chức năng cho vào.
Ngay khi tòa chuẩn bị tuyên án, hàng chục cán bộ công an đã ra sức ngăn cản các phóng viên báo chí tác nghiệp. Đích thân một lãnh đạo Công an TP Tuy Hòa đã chỉ huy lực lượng cấm các phóng viên chụp ảnh các bị cáo. Sau khi tòa tuyên án, lực lượng công an tiếp tục ngăn cản báo chí tiếp xúc với gia đình nạn nhân, phong tỏa khu vực phòng làm việc của Chánh án TAND TP Tuy Hòa để phóng viên không được vào đăng ký làm việc.
Theo Một thế giới
Vụ 5 công an đánh chết nghi can: Bản án nào đòi được mạng sống?
Sự việc anh Ngô Thanh Kiều (SN 1982, ngụ xã Hòa Đồng, huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên) bị dùng nhục hình đến mất mạng đang là tâm điểm dư luận không chỉ ở tỉnh Phú Yên mà còn trên khắp cả nước trong nhiều ngày qua.
Những giọt nước mắt, những tiếng nấc nghèn nghẹn của người vợ, người mẹ, họ hàng, bà con lối xóm; những câu nói ngây ngô của hai đứa con thơ dại... khiến nhiều người không cầm được nước mắt.
Nỗi đau chưa bao giờ nguôi
Tìm về nơi xảy ra vụ việc, chúng tôi không khỏi ngậm ngùi chứng kiến cảnh người vợ trẻ ngồi thẫn thờ, tựa cửa trông lên di ảnh người chồng xấu số cùng đứa con gái bé bỏng chưa đầy 2 tuổi vẫn hồn nhiên nô đùa trước bàn thờ bố, thi thoảng em lại nhìn mẹ, rồi chỉ tay về phía đĩa trái cây trên bàn thờ đòi ăn. Cạnh đó là người mẹ già nua chỉ biết ôm mặt khóc nấc khi nỗi đau mất con vẫn còn giày xéo tâm can, không biết đến bao giờ nguôi ngoai càng khiến ngôi nhà trở nên quạnh quẽ và trống vắng đến lạnh người.
Con gái nạn nhân Ngô Thanh Kiều bên di ảnh cha (Ảnh NLĐ).
Sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo, Tâm là đứa trẻ chịu nhiều thiệt thòi. Gia cảnh khó khăn nên Tâm không được học hành như bao đứa trẻ khác, chị phải tự mình bươn chải để kiếm sống. Rồi hạnh phúc tìm đến Tâm khi chị tình cờ gặp anh Kiều trong dịp đi chơi với nhóm bạn cùng chỗ làm. Sau thời gian tìm hiểu, anh chị quyết định đi đến hôn nhân. Rồi bé Ngô Thị Thanh Thảo (SN 2006) ra đời trong tình thương yêu, đùm bọc của cả gia đình. Những tưởng cuộc sống sẽ hạnh phúc hơn nữa khi chị Tâm mang thai bé gái thứ hai là cháu Ngô Thị Kim Oanh (SN 2012), nào ngờ tai họa giáng trời lại ập xuống đôi vai gầy yếu của người vợ trẻ.
Khi nói về cái chết oan uổng của chồng mình, đến giờ, sau gần hai năm kể từ ngày anh Kiều mất, chị Tâm vẫn còn đờ đẫn, không dám tin rằng chồng mình đã bị năm cựu công an, những người nhân danh bảo vệ pháp luật dùng nhục hình, tra tấn một cách dã man. "Chiều hôm đó (12/5/2013) có mấy người công an đến gửi giấy mời anh Kiều đến đồn làm việc, tôi liền hỏi lý do thì một cán bộ nói là do va chạm giao thông.
Trong giấy mời đề nghị anh Kiều phải có mặt lúc 7h30 ngày 13/5/2013, vậy mà, chỉ mới hơn 3h sáng ngày 13/5, công an đã đến kêu cửa, rồi còng tay đưa đi. Lúc đó "bụng mang dạ chửa" được tám tháng rồi nên rất mệt, đâu có nghĩ ngợi gì, cứ tưởng họ đưa ảnh (anh Kiều-PV) đi lấy lời khai rồi chiều đưa về, chứ ai ngờ rằng sự việc lại đau lòng như thế này", chị Tâm đau đớn kể lại.
Nhớ lại những ngày tháng khốn đốn đã qua, đôi mắt nặng trĩu nỗi sầu muộn, người vợ tội nghiệp tiếp tục bộc bạch trong nước mắt: "Ngày nhận được hung tin anh Kiều mất, nhìn lại trong túi tôi chỉ còn vẻn vẹn 400 ngàn đồng, không biết phải xoay xở như thế nào, sinh nở ra sao. Không có tiền đi bệnh viện, không có sữa cho con bú, cũng may còn có mấy chị em, mỗi người giúp một ít, bà con hàng xóm thương tình, người cho sữa, người cho gạo nên tôi mới gắng gượng được đến bây giờ".
Luật sư Võ An Đôn và gia đình nạn nhân Kiều.
Những đứa con "bị tước quyền" gọi: "Bố ơi"
Với giọng khàn khàn, đôi mắt thâm quầng vì mất ngủ, khóc thương con, tiếp chúng tôi, bà Bùi Thị Phương (SN 1949, mẹ của Kiều) khóc kể: "Hôm đó, vì nhà hàng xóm có đám cưới ồn ào nên thằng Kiều nó sang nhà tôi ngủ. Đến chiều nó lại chơi thể thao cùng mấy đứa trong xóm. Mới thấy nó đó, nói chuyện vui vẻ đó, tự nhiên lại bị bắt nửa đêm gà gáy, rồi bị đánh chết như vậy, nhắc tới là ruột gan tui đau như cắt, thân già này chỉ biết khóc lóc chứ chẳng làm được gì cho con".
Thấy mẹ và bà nội khóc nức nở, bé Oanh ngơ ngác đứng nhìn một lúc rồi chạy tới trước bàn thờ Kiều, tay chỉ vào di ảnh người cha xấu số, ngây thơ reo: "Bố đó, bố đó". Từ ngày anh Kiều mất, bé Oanh chào đời trong sự thiếu thốn trăm bề, cả mặt bố như thế nào em cũng chưa một lần được nhìn thấy.
Trong tiềm thức em lúc này, bố chính là người xuất hiện trong mọi tấm ảnh đặt trên bàn thờ. Đi đến nhà ai, hễ có người hỏi bố đâu là em lại nhìn quanh quẩn tìm xem bàn thờ đặt chỗ nào, rồi chỉ tay về phía di ảnh mà reo lên: "Bố đó... bố đó" khiến những người chứng kiến không khỏi quặn thắt. Mỗi lần thấy mẹ em thắp hương cho bố là em lại bắt chước làm theo. Nhìn đứa cháu thơ dại nhúng nhón đôi chân nhỏ xíu, chồm người cắm hương cúng bố, bà nội bé lại nấc nghẹn thành tiếng.
Trong tiếng gào thét, khóc lóc của những người lớn, ngược lại những đứa trẻ chỉ ngơ ngác nhìn thẳng lên bàn thờ và di ảnh bố mà chúng chưa nhận thức được rằng mãi về sau chúng không thể gặp được bố nữa.
Bà Phương đau đớn khi nhắc đến con trai.
Khi bé Oanh được vài tháng tuổi, mẹ em phải ngược xuôi khắp nơi, làm đủ mọi việc, từ trông trẻ, bán vé số đến rửa chén bát cho các quán ăn, việc gì chị cũng làm, miễn là có tiền lo cái ăn và con chữ cho con. Chị phải gồng gánh thêm công việc của chồng chị nên không còn thời gian bên cạnh con cái, hai đứa nhỏ lúc bấy giờ chỉ trông cậy vào người bà ốm yếu vì bệnh tật chăm sóc. Việc học tập của bé Thảo vì thế cũng trở nên sa sút dần, từ giỏi tụt xuống khá. Thấy các cháu thiếu ăn, thiếu sữa, ông Ngô Văn Cộ (cha anh Kiều) dù đã ngoài 70 tuổi, lại thường xuyên đau bệnh, song vẫn cố sức đi phụ hồ, đào giếng thuê để kiếm thêm thu nhập nuôi các cháu.
Bản án nào đòi lại được mạng sống?
Chính chị là người đã ròng rã suốt nhiều tháng liền, gửi đơn khiếu nại đến các cơ quan với hy vọng lấy lại công bằng cho em trai. Nhớ lại những ngày tháng nắng cháy da, chị Tuyết và Tâm đèo nhau đến gõ cửa nhiều cơ quan, nhờ hết luật sư này đến luật sư khác giúp đỡ nhưng ai nấy cũng đều lắc đầu. Nhìn vợ Kiều không quản "bụng mang dạ chửa" nhọc nhằn kêu cứu, người chị thì đã kiệt sức vì ngày đêm đi tìm công lý cho em trai, luật sư Nguyễn An Đôn cảm thấy vừa thán phục vừa thương xót, anh quyết định giúp đỡ họ mà không nhận bất kỳ một khoản chi phí nào.
"Sau khi anh Ngô Thanh Kiều chết, vợ anh Kiều đang mang thai sắp sinh bế theo cháu nhỏ đến trình bày với tôi. Tôi quá xót xa, đau lòng trước cảnh hai đứa trẻ mồ côi, trong đó cháu bé chưa sinh ra mà không bao giờ được nhìn thấy mặt cha, trong khi gia đình lại quá nghèo... tôi nhận làm vụ này hoàn toàn miễn phí", luật sư Đôn chia sẻ.
Ôm đứa con gái nhỏ vào lòng, thi thoảng chị Tâm lại khóc nấc lên những tiếng nghẹn ngào. Giọng thì thào, run run người phụ nữ bất hạnh chậm rãi cho biết: "Dẫu biết nếu phiên tòa này xử không đúng thì gia đình vẫn sẽ tiếp tục kiện lên cao hơn, song tôi vẫn lo sợ, liệu rằng mình có đủ khả năng để tiếp tục chống chọi hay không? Cha mẹ mất con, vợ mất chồng, con cũng mất bố rồi, chúng tôi chỉ mong pháp luật nghiêm minh, xét xử công bằng để yên lòng dân, đồng thời cũng an ủi vong linh chồng tôi nơi chín suối".
Theo Đời sống Pháp luật
Vụ 5 công an đánh chết nghi can: Hỗn loạn sau khi tuyên án 14 giờ 00 ngày hôm nay 3-4, TAND thành phố Tuy Hòa đã tuyên án vụ 5 công an đánh chết anh Ngô Thanh Kiều. Trước đó, dư luận cho rằng với rất nhiều điểm chưa rõ trong vụ án này thì tòa nên trả hồ sơ để điều tra bổ sung. Dù mức án tòa tuyên hôm nay cao hơn mức VKS...