Bắt băng nhóm Vinh “sọ não” giở chiêu trò đòi bảo kê ở Hà Nội
Vinh “sọ não” cho đàn em đến công trình vừa được một công ty xây dựng trúng thầu quậy phá, đánh người… ép phải nộp 350 triệu đồng tiền bảo kê.
Lê Quang Vinh (46 tuổi, trú tại quận Cầu Giấy, Hà Nội) vì muốn oai nên tự đặt cho mình biệt hiệu là Vinh “sọ não”. Vinh đã từng có tiền án 18 năm tù về tội mua bán trái phép chất ma túy. Mới ra tù năm 2015 nhưng Vinh đã quy tụ được khá nhiều đàn em choai choai, côn đồ về băng nhóm của mình. Chúng chuyên hoạt động trong lĩnh vực bảo kê, cưỡng đoạt tài sản.
Những ngày đầu năm 2017, “đối tác” bị băng nhóm của Vinh “sọ não” nhằm đến, đòi bảo kê là Công ty TNHH TM và XD Hưng Hà (Công ty Hưng Hà) đã trúng thầu và đang thi công tại lô đất CT08 Mỹ Đình, Khu đô thị Mỹ Đình – Mễ Trì, phường Mỹ Đình 1, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Vinh “sọ não” nhiều lần chỉ đạo các đàn em là Nguyễn Văn Lượng, Phạm Ngọc Sơn, tên Khang, Tú và một số đối tượng khác trực tiếp đến công trường đe dọa công nhân, cản trở không cho các lái xe cho ôtô vào chở đất cho Công ty Hưng Hà từ trong công trình đổ ra ngoài.
Lê Quang Vinh (tức Vinh “sọ não”) và Phạm Ngọc Sơn cùng tang vật vụ án.
Ngày 26.2, Vinh chỉ đạo hơn chục đối tượng do Lượng, Khang, Tú cầm đầu đổ xuống công trường thi công của Công ty Hưng Hà. Chúng hung hăng, dàn trận đe dọa tất cả các nhân viên và lái xe đang có mặt, cấm không cho rửa xe, đồng thời rải chông sắt không cho các xe ôtô ra vào công trường.
Video đang HOT
Tiếp đó, ngày 3.3, băng nhóm của Vinh “sọ não” tiến hơn một bước trong việc tạo uy, chúng bắt anh Phạm Duy Hiển, một lái xe đang có mặt tại đây phải quỳ xuống van xin thì chúng mới tha không đánh. Cấm anh Hiển không được tiếp tục đi làm tại công trường. Quá sợ hãi, anh Hiển đã phải xin nghỉ việc.
Những ngày sau, đám đàn em của Vinh “sọ não” vẫn như những bóng ma, có mặt tại công trường, cả ngày lẫn đêm, hễ thấy ôtô ra vào là đe dọa lái xe. Khoảng 10 lái xe của công trường và nhân viên đều hoảng sợ, không dám làm việc khiến hoạt động của công trường đình trệ (5 máy xúc, máy ủi và hơn 20 xe ôtô tải phải nằm chờ không dám hoạt động).
Đặc biệt, ngày 6.3, nhóm đối tượng do Lượng, Sơn, Tú và Khang cầm đầu đã đe dọa, hành hung anh Nguyễn Tiến Tường là quản lý của Công ty Hưng Hà tại công trường. Bọn chúng đã xô vào đánh anh Tường ngã quằn quại nhiều tiếng đồng hồ mới dậy được. Khi một nhân viên rửa lốp xe dùng máy điện thoại của mình quay lại hành vi đánh anh Tường của bọn chúng thì bị chúng phát hiện, đập vỡ chiếc điện thoại này.
Quá lo sợ trước hành vi của nhóm côn đồ, tối hôm đó, anh Tường đã phải đưa cho tên Lượng 8 triệu đồng để xin phép cho các xe tiếp tục hoạt động. Tuy nhiên, lúc 0h ngày 7.3, tên Lượng đã đến trả lại số tiền trên vì “đại ca” Vinh “sọ não” không cho phép đàn em nhận tiền và mục tiêu của hắn là ôm số tiền lớn “một cục” bắt Giám đốc Công ty Hưng Hà phải nộp.
Trong ngày 7.3, Vinh “sọ não” đã đưa ra yêu sách đối với Công ty Hưng Hà phải nộp 350 triệu đồng thì được yên ổn thi công. Thêm vào đó, bọn chúng sẽ đứng ra “bảo kê” cho công trình, không để cho bất kỳ ai đến quấy phá. Về phía Công ty Hưng Hà đã giao cho anh Nguyễn Tiến Tường đứng ra giao dịch với nhóm của Vinh “sọ não”.
Khoảng 1h30 ngày 9.3, Vinh “sọ não” gọi anh Tường ra bãi trông xe của Vinh trên đường Nguyễn Chánh để thỏa thuận chuyện “bảo kê”, yêu cầu Công ty Hưng Hà phải nộp đủ 350 triệu, nếu không sẽ tiếp tục cấm không cho xe vào công trường và “xử” giám đốc Công ty.
Trước sự đe dọa của các đối tượng, anh Tường đã phải nộp trước cho Vinh “sọ não” 10 triệu đồng để cho xe ôtô được ra vào vài hôm và chấp nhận hạn chót nộp tiền do Vinh đưa ra là ngày 11.3.
Phòng 5, Cục Cảnh sát hình sự đã thu thập được tài liệu về các hoạt động vi phạm pháp luật của băng nhóm Vinh “sọ não”. Kế hoạch bắt quả tang các đối tượng nhận tiền đòi bảo kê doanh nghiệp đã được chỉ huy Phòng 5 báo cáo lãnh đạo Cục Cảnh sát hình sự.
Ngày 11.3, theo “tối hậu thư” của Vinh “sọ não”, Công ty Hưng Hà đã giao 350 triệu đồng cho anh Tường để cầm đưa cho Vinh. Khá cáo già, Vinh không trực tiếp nhận mà cử Nguyễn Văn Lượng hướng dẫn anh Tường đi đến 174 phố Phương Liệt để đưa tiền cho người nhà vợ Vinh. Ngay sau khi anh Tường đưa tiền cho bà Nga, mẹ vợ Vinh, cơ quan điều tra đã lập biên bản và yêu cầu bà Nga tự nguyện giao nộp số tiền trên.
Cũng ngay trong ngày, với các tài liệu thu thập được, các trinh sát Phòng 5 và điều tra viên Phòng 7, Cục Cảnh sát hình sự đã tiến hành bắt khẩn cấp và tạm giữ hình sự 3 đối tượng: Vinh “sọ não” và 2 tên đàn em Nguyễn Văn Lượng, Phạm Ngọc Sơn.
Ngày 25.3, Cục Cảnh sát hình sự cho biết đã tiến hành khởi tố vụ án, khởi tố, tạm giam đối với các đối tượng Lê Quang Vinh, Nguyễn Văn Lượng, Phạm Ngọc Sơn về hành vi cưỡng đoạt tài sản. Đồng thời đang tiếp tục mở rộng điều tra vụ án, truy tìm các đối tượng có liên quan.
Theo T.Hòa-H.Vân (CAND)
Cần luân chuyển lãnh đạo làm chống buôn lậu, tham nhũng để tránh tạo "vây cánh"
Theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội Đặng Thuần Phong, cần luân chuyển, hoán đổi cán bộ lãnh đạo ở các cơ quan trực tiếp làm công tác phòng, chống buôn lậu thường xuyên để tránh việc ở lâu dễ dẫn tới việc móc nối, bảo kê.
Tình trạng buôn lậu, vận chuyển hàng hóa trái phép vẫn diễn biến phức tạp (ảnh IT)
Trong thông báo kết luận tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác năm 2016 và phương hướng, nhiệm vụ thời gian tới của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia mới đây, Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Hòa Bình có nêu rõ:
Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra công vụ; xác định rõ trách nhiệm người đứng đầu theo từng địa bàn, lĩnh vực phụ trách. Điều chuyển, kiến nghị điều chuyển, thay thế người đứng đầu các cơ quan, đơn vị không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, để tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả thuộc địa bàn, lĩnh vực quản lý kéo dài, nghiêm trọng; có biểu hiện bao che, dung túng cho buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; thực hiện đúng công tác luân chuyển cán bộ; xây dựng lực lượng chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả thực sự trong sạch, vững mạnh.
Là người từng có nhiều phát biểu mạnh mẽ về việc công tác phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại tại nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII, bà Nguyễn Thị Khá - nguyên Ủy viên Thường trực Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội nhìn nhận: Buôn lậu còn là vấn đề dài. "Kết luận nêu trên của Phó Thủ tướng Chính phủ tôi thấy thể hiện sự quyết tâm rất cao trong công tác phòng, chống buôn lậu, vấn đề phải thực hiện nghiêm"- bà Khá nói.
Theo bà Khá để phát hiện người đứng đầu cơ quan phòng, chống buôn lậu có biểu hiện bao che, dung túng cho buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả là rất khó. "Vấn đề bảo kê, bao che nó thuộc về lợi ích, việc này thường được thực hiện rất kín kẽ, móc nối với nhau theo hệ thống. Chỉ phát hiện có hay không tình trạng bao che, bảo kê cho buôn lậu chỉ còn cách thanh tra, kiểm tra thường xuyên, khi thanh tra, kiểm tra không thông báo trước" - bà Khá nói.
Vẫn theo bà Khá, ở đâu xảy ra tình trạng buôn lậu thì yêu cầu lãnh đạo trực tiếp ở chịu trách nhiệm, chứ nói quy trách nhiệm lãnh đạo chung chung là không được.
Có cùng quan điểm với bà Khá, ông Đặng Thuần Phong - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội cũng cho rằng: Dấu hiệu bao che, bảo kê cho buôn lậu không dễ phát hiện ra. "Trên thực tế có thể có tình trạng bao che, bảo kê diễn ra nhưng để phát hiện ra dấu hiệu đó không phải dễ, vì họ hoạt động theo tổ chức, làm kín kẽ" - ông Phong nói.
Vị Phó Chủ nhiệm này cho biết thêm, để phòng ngừa việc cán bộ bao che, bảo kê cho buôn lậu, việc luân chuyển cán bộ là như kết luận mà Phó Thủ tướng đã đề cập là rất cần thiết. "Đối với cán bộ lãnh đạo làm công tác phòng, chống buôn lậu trong khoảng thời gian 1 -2 năm lại luân chuyển họ sang khu vực khác, rồi lại đưa người từ nơi khác về chỗ của họ. Làm như vậy những người lãnh đạo sẽ không có thời gian tạo "vây cánh", không có cơ hội móc nối để bảo kê. Làm theo cách này về mặt tư tưởng cán bộ có thể sẽ có chuyện này chuyện kia nhưng không làm như vậy thì không giải quyết căn cơ được vấn đề" - ông Đặng Thuần Phong nói.
Theo Danviet
3 thanh tra giao thông Cần Thơ nhận hối lộ bị truy tố khung tử hình Chiều 23.3, thông tin từ Viện KSND TP.Cần Thơ cho biết vừa hoàn tất cáo trạng và chuyển hồ sơ sang tòa án cùng cấp truy tố 7 cán bộ thanh tra giao thông (TTGT) Cần Thơ và 2 "cò" về tội Nhận hối lộ. Các bị can này bao gồm Dương Minh Tâm (nguyên Phó chánh TTGT), Đoàn Vũ Duy (nguyên Đội...