Bất an những chuyến đò
Bạn đọc phản ảnh, hằng ngày những chuyến đò ngang không được trang bị áo phao đưa người dân xã Mỹ Đức, H.Đạ Tẻh, tỉnh Lâm Đồng qua Khu du lịch sinh thái hồ Đạ Tẻh rộng lớn để vào rừng làm rẫy…
Điều đáng nói chiếc đò dài khoảng 10 m, ngang hơn 1 m, chòng chành chở gần 40 người bất chấp nguy hiểm (ảnh), nếu chẳng may gặp sự cố thì hậu quả khó lường.
Theo TNO
Video đang HOT
1.000 người gửi mạng vào một chiếc đò ngang
Mấy chục năm qua, hơn 200 hộ dân với gần 1.000 nhân khẩu của thôn Ngân Hà, xã Điện Ngọc (huyện Điện Bàn, Quảng Nam) chỉ có một chiếc đò ngang nhỏ bé, cũ nát để đi lại, làm ăn, buôn bán với bên kia sông.
Thắp nhang trước khi xuất bến
Ông Nguyễn Hữu Hiếu - Phó Bí thư Chi bộ thôn Ngân Hà, cho biết: "Nhà tôi sát ngay bến đò, ngày nào cũng chứng kiến cảnh mọi người chen nhau lên đò, rồi rớt xuống sông vì chở quá tải. Đã có không ít trường hợp rơi xuống sông, trôi hàng trăm mét, may mắn phát hiện kịp nên vớt được.
Tội nhất là mấy đứa nhỏ đi học, nhiều hôm đi chưa qua được bờ bên kia thì sách vở, áo quần đã ướt hết vì bị rơi xuống sông".
Mọi người ở đây vẫn chưa hết đau xót khi em Võ Văn Vũ, học lớp 11 Trường THPT Lương Thế Vinh (huyện Điện Bàn), bị chết đuối tại bến sông Ngân Hà hôm 19-11 vừa rồi... Trước Vũ, cũng có vài học sinh "ra đi" tại bến sông này.
Có mặt tại bến đò này, chúng tôi không khỏi thót tim khi chứng kiến hơn 40 người chen chúc nhau trên chiếc đò nhỏ xíu. Chủ đò Nguyễn Hữu Nông phân trần: "Không cho lên không được. Thấy đò tới là mạnh ai nấy ùa xuống, bất kể đò đầy hay vơi. Nói gì họ cũng không nghe. Bởi thế, mỗi khi cho đò ra bến là tôi thắp mấy nén nhang cầu trời, khấn Phật cho bình an vô sự".
Hình ảnh thường gặp tại bến đò Ngân Hà
Người chết cũng khổ Mong báo chí làm sao gởi tâm tư nguyện vọng của dân tui đến các cấp, các ngành chức năng. Dân tui khổ cực mấy cũng chịu được, chỉ mong có cái cầu. Đừng để "mất bò mới lo làm chuồng" thì dân tui chắc bỏ xứ đi hết. Chủ tịch UBND xã Điện Ngọc - Trần Duy Nghĩa
Xuống con đò này tìm nhang thì dễ chứ tìm cái áo phao quá khó. Bà con chỉ lo bảo hộ tâm linh, tính mạng phó cho may rủi. Ngoài học sinh, qua lại trên con đò này mỗi ngày còn có cả trăm công nhân của KCN Điện Nam-Điện Ngọc.
Không chỉ người sống mà cả người chết cũng "bất an". Cả thôn có cái nghĩa trang nhưng lại nằm bên kia sông. Mỗi khi có người chết cũng chỉ chiếc đò ngang này đưa đi chôn.
Không ít trường hợp, khi đò tang ra giữa dòng sông thì bị nghiêng, chìm nghỉm. Tang gia đã buồn đau lại thêm hốt hoảng bởi quan tài rơi xuống sông, lại phải tốn công lặn vớt quan tài. Người chết trước khi được địa táng phải một lần... thủy táng.
Thôn Ngân Hà sau khi mỏi mòn chờ đợi cấp trên làm cầu đã tự đi vận động nhân dân kinh phí xây cầu. Nghe đâu họ đã vận động được 100 triệu đồng. Để làm cái cầu 1 tỷ đồng, còn xa mới đủ, nhưng bà con tin "kiến tha lâu cũng đầy tổ".
Theo Dân Việt
Sống trong vùng động đất Dù nhiều nhà khoa học và chủ đầu tư thủy điện Sông Tranh 2 (H.Bắc Trà My, Quảng Nam) luôn khẳng định động đất không ảnh hưởng đến đập thủy điện, nhưng có sống trong vùng này mới thấm được những âu lo người dân nơi đây đang đối mặt. "Nghe động là chạy" "Bao nhiêu năm sống ở đây dẫu có thiếu...