Bắt 6 người xúc phạm trọng tài nữ từng làm nhiệm vụ ở World Cup 2022
Các nhà chức trách Rwanda ngày 28.1 cho biết, đã bắt giữ 6 người vì cáo buộc xúc phạm 1 trọng tài nữ ở trận đấu thuộc giải bóng đá vô địch quốc gia nước này.
Theo AFP, các CĐV của CLB Kiyovu liên tục hô vang xúc phạm Salima Mukansanga khi cô làm trọng tài trong trận Kiyovu hòa 0-0 trước Gasogi United vào ngày 20.1 ở Nyamata, phía nam Kigali (Rwanda). Thierry Murangira, phát ngôn viên của Cục Điều tra Rwanda (RIB), nói với AFP rằng, 3 phụ nữ và 3 người đàn ông đã bị bắt liên quan đến vụ việc.
Salima Mukansanga là 1 trong các trọng tài nữ tại World Cup 2022. Ảnh AFP
Video đang HOT
“Những người bị bắt đang bị điều tra vì lăng mạ ở nơi công cộng và phân biệt đối xử. Họ bị nghi ngờ đã phạm tội trong một trận đấu bóng đá trong nước giữa Kiyovu FC và Gasogi United và hiện đang bị RIB giam giữ. Các cuộc điều tra sẽ tiếp tục khi chúng tôi chuẩn bị hồ sơ của họ để nộp cho các công tố viên, đồng thời tiếp tục tìm kiếm những người khác có liên quan đến vụ việc”, người phát ngôn nói.
Theo luật pháp Rwanda, những lời lăng mạ nơi công cộng có thể bị phạt tù từ 2 đến 6 tháng và phạt tiền từ 500 – 3.000 USD. Trong khi đó, bất kỳ ai bị kết tội phân biệt đối xử đều có thể bị bỏ tù từ 5 đến 7 năm.
Mukansanga là 1 trong 3 phụ nữ trong danh sách 36 trọng tài chính được FIFA chọn làm nhiệm vụ tại World Cup 2022 ở Qatar. Đây là lần đầu tiên trọng tài nữ được làm nhiệm vụ ở giải đấu của nam giới, mặc dù Mukansanga sau đó không được phân công bắt chính trận nào. Nữ trọng tài 34 tuổi này đã làm nên lịch sử vào năm ngoái khi trở thành người phụ nữ đầu tiên cầm còi tại Cúp bóng đá châu Phi. Cô cũng làm trọng tài chính tại World Cup nữ năm 2019 ở Pháp.
Nỗ lực chống HIV, lao và sốt rét đã giúp cứu sống 50 triệu người trong 20 năm
Ngày 12/9, Quỹ Toàn cầu phòng chống AIDS, lao và sốt rét khẳng định những nỗ lực phòng chống virus HIV, lao và sốt rét đã giúp cứu sống 50 triệu người trong 20 năm qua, đồng thời kêu gọi thế giới quyên góp 18 tỷ USD để cứu sống thêm nhiều người nữa.
Xét nghiệm HIV/AIDS tại một cơ sở y tế ở Kigali, Rwanda,ngày 1/12/2019. Ảnh minh họa: THX/TTXVN
Trong báo cáo hằng năm, quỹ cho biết thế giới đã đạt tiến bộ to lớn với tỷ lệ tử vong do các căn bệnh này đã giảm một nửa kể từ năm 2002. Giám đốc điều hành quỹ Peter Sands nhấn mạnh con số 50 triệu người là bằng chứng cho thấy cam kết toàn cầu và sự lãnh đạo của các cộng đồng có thể đẩy lui được những căn bệnh hiểm nghèo này. Tuy nhiên, quỹ cũng cảnh báo cuộc chiến vẫn chưa kết thúc, khi một loạt cuộc khủng hoảng như biến đổi khí hậu, xung đột và đại dịch COVID-19 đang đe dọa đẩy lùi tiến bộ những tiến bộ đạt được.
Dự kiến vào tuần tới, quỹ sẽ tổ chức một hội nghị tại New York (Mỹ) nhằm kêu gọi quyên góp thêm ít nhất 18 tỷ USD để triển khai các chương trình trong giai đoạn từ năm 2024 đến 2026. Ước tính số tiền này sẽ giúp giảm 2/3 số ca tử vong do HIV, lao và sốt rét và cứu sống 20 triệu người.
Kể từ tháng 2/2020, quỹ đã đầu tư hơn 4,4 tỷ USD để chống lại đại dịch COVID-19 và giảm thiểu tác động của đại dịch lên các chương trình. Năm ngoái, quỹ đã cảnh báo rằng đại dịch đã tác động nghiêm trọng đến những nỗ lực xóa bỏ HIV, lao và sốt rét, khiến nỗ lực chống lại những căn bệnh này lần đầu tiên sụt giảm.
Theo báo cáo, số người nhiễm HIV được điều trị bằng thuốc ARV trong năm 2021 đã tăng 21,9% so với 1 năm trước đó lên 23,3 triệu người. Số người tiếp cận được các dịch vụ phòng ngừa tăng lên 12,5 triệu người trên toàn thế giới. Tuy nhiên, vẫn còn khoảng 10 triệu người nhiễm virus không tiếp cận được với thuốc điều trị.
Tổng số ca tử vong liên quan đến AIDS giảm 50% kể từ năm 2010 xuống 650.000 ca vào năm 2021, con số này vẫn còn thấp hơn nhiều so với mục tiêu giảm số ca tử vong xuống dưới 500.000 ca/năm vào năm 2020. Đặc biệt, đại dịch COVID-19 đã tác động nghiêm trọng đến cuộc chiến chống bệnh lao, khi nhiều nguồn lực bị chuyển sang chống dịch. Điều này đã khiến số người tử vong do lao trong năm 2020 đã lần đầu tiên tăng trong 1 thập kỷ với khoảng 1,5 triệu ca tử vong, khiến đây trở thành căn bệnh truyền nhiễm gây chết người thứ 2 trên thế giới sau COVID-19.
Tương tự, đại dịch COVID-19 đã làm gián đoạn dịch vụ y tế, khiến số ca tử vong do sốt rét tăng 12% trong năm 2020 lên 627.000 người. Tuy nhiên, các chương trình phòng ngừa bệnh sốt rét đã nhanh chóng phục hồi với 280 triệu ca nghi nhiễm được xét nghiệm, 148 triệu ca được điều trị năm 2021, 133 triệu màn chống muỗi được phân phát trên toàn cầu.
Quỹ Toàn cầu phòng chống AIDS, lao và sốt rét được thành lập năm 2002 nhằm chống lại 3 căn bệnh hiểm nghèo này. Quỹ có sự tham gia của nhiều chính phủ, cơ quan quốc tế, các đối tác song phương, các nhóm dân sự, những người bị ảnh hưởng bởi các căn bệnh này và lĩnh vực tư nhân.
Châu Phi kêu gọi hành động khẩn cấp nhằm giải quyết tình trạng mất an ninh lương thực Các nhà hoạch định chính sách và các cơ quan liên quan đến nông nghiệp của châu Phi cần đưa ra hành động khẩn cấp để xây dựng hệ thống lương thực thích ứng ở "lục địa Đen". Giới chức các nước châu Phi đã đưa ra tuyên bố trên ngày 6/9 trong bối cảnh Diễn đàn Cách mạng Xanh châu Phi 2022...