Bắt 2 xe tải chở 5 tấn trái cây Trung Quốc nhập lậu
Chiều 20.12, thiếu tá Ngô Tiến Bắc, Phó trưởng Công an H.Ba Vì (Công an TP.Hà Nội), cho biết đang tạm giữ 2 xe tải cùng số lượng lớn trái cây có nguồn gốc từ Trung Quốc để điều tra mở rộng, xử lý theo đúng quy định của pháp luật.
Trước đó, 3 giờ 30 phút cùng ngày, tại địa phận thị trấn Tây Đằng, tổ công tác của Công an H.Ba Vì phát hiện Nguyễn Thế Thu (42 tuổi, quê quán ở thị trấn Tây Đằng, H.Ba Vì) điều khiển ô tô tải mang BS 29C-260.80 chở 35 thùng hàng có in chữ Trung Quốc.
Tới 4 giờ cùng ngày, tổ công tác tiếp tục phát hiện xe ô tô tải mang BS 29C-177.78 do Trương Danh Sĩ (22 tuổi, trú tại thị trấn Tây Đằng) điều khiển cũng chở hàng chục thùng hàng có nguồn gốc từ Trung Quốc. Theo thiếu tá Bắc, tổng trọng lượng số trái cây của 2 xe là 5 tấn, gồm nhiều loại như cam, quýt, táo, lê… Tại thời điểm kiểm tra, các chủ hàng không xuất trình được hóa đơn. Hai chủ hàng khai nhận, số hàng này được nhập từ bên kia biên giới Trung Quốc rồi chuyển về tập kết tại chợ đầu mối ở Hà Nội, sau đó đưa về cho các đại lý trên địa bàn H.Ba Vì để tiêu thụ.
Video đang HOT
Theo TNO
Nhập siêu từ Trung Quốc tăng 'phi mã'
Thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy, 9 tháng đầu năm 2013 có tới 43 nhóm hàng nhập khẩu từ Trung Quốc với kim ngạch hơn 26,74 tỉ USD. Nhập siêu đến tháng 10 năm nay là 19,7 tỉ USD.
Rau, củ, quả cũng đang nhập mạnh từ Trung Quốc vào thị trường nội địa - Ảnh: Viên An
Xuất thô, nhập thành phẩm
Trong tổng kim ngạch nói trên, có nhiều nhóm hàng kim ngạch nhập khẩu từ 1 tỉ USD trở lên như máy móc, dụng cụ và linh kiện; điện thoại và linh kiện; máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; vải; sắt thép. Nhập nhiều nhưng xuất khẩu từ VN sang Trung Quốc (TQ) lại tăng rất khiêm tốn, chỉ 2,61%. Vì thế, tuy là thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 của VN, sau Mỹ và Nhật, nhưng hàng hóa của TQ đang thâm nhập và phân hóa mạnh mẽ nguồn hàng được sản xuất trong nước, khiến thâm thụt thương mại giữa VN và TQ ngày càng lớn.
Bộ Công thương cũng nhận định, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa VN và TQ tăng mạnh qua từng năm với ưu thế nghiêng về hàng hóa TQ và khoảng cách nhập siêu của VN cũng liên tục nới rộng. Hiện sản phẩm VN xuất sang TQ thường dưới dạng thô, nguyên liệu và nhập về sản phẩm hoàn thiện. Chẳng hạn, chúng ta đang xuất khẩu mủ cao su để nhập về vỏ ruột xe của TQ; xuất than, khoáng sản và nhập về sắt thép; xuất gỗ dăm, gỗ nguyên liệu và nhập về các sản phẩm gỗ ép, giấy làm từ nguyên liệu gỗ...
Nông sản nội lao đao vì hàng TQ
Điều đáng nói hiện rất nhiều mặt hàng VN là thế mạnh, như nông sản, nông dân trồng ra tiêu thụ trong nước còn chưa hết vẫn được nhập ồ ạt từ TQ về VN mỗi ngày. Số liệu từ các cơ quan xuất nhập khẩu cho thấy, các loại rau củ quả như khoai tây, gừng, chanh, nho, lê, táo, tỏi... xuất xứ từ TQ tăng trên 25% so với cùng kỳ năm ngoái. Gần một nửa rau quả nhập từ nước ngoài vào VN là từ TQ. Nhiều sản phẩm nhập từ TQ vào VN lại được "mông má" thành hàng Đà Lạt, Thái Lan, Mỹ, Úc...
Có thể nói, trong quan hệ thương mại toàn cầu của VN, kim ngạch 2 chiều giữa VN và TQ tăng mạnh nhất trong hơn thập niên qua. Đặt mục tiêu 5 tỉ USD vào năm 2005 nhưng đến năm 2004 đã đạt 7,2 tỉ USD. Vừa qua, hai bên cũng đã ký kết tới năm 2015 nâng kim ngạch thương mại 2 chiều lên 60 tỉ USD. Theo dự báo của Bộ Công thương, với kim ngạch nhập khẩu trên dưới 3 tỉ USD/tháng như hiện nay, chắc chắn lượng hàng nhập khẩu từ TQ về VN đến cuối năm 2013 sẽ vượt mốc 30 tỉ USD và nhóm hàng có kim ngạch 1 tỉ USD sẽ tiếp tục tăng. Như vậy, mục tiêu 60 tỉ cho thương mại 2 chiều đến năm 2015 là điều hoàn toàn có thể thực hiện được.
Tuy nhiên, kim ngạch càng tăng chắc chắn thâm hụt của VN càng lớn, phần lợi nghiêng hẳn phía TQ. Lý giải cho tốc độ tăng nhập siêu một cách phi mã, các nhà làm chính sách thuộc lĩnh vực thương mại cho rằng do chúng ta thiếu một nền công nghiệp phụ trợ. Vì vậy, muốn giảm nhập siêu, tạo lợi thế cho mình trong cuộc chơi toàn cầu, phát triển công nghiệp phụ trợ là bài toán VN cần phải giải sớm nhất.
Nhập 'nguyên con' Nhập siêu tăng một phần do nguyên liệu phục vụ các ngành xuất khẩu. Trên 50% nguyên phụ liệu cho ngành dệt may da giày chúng ta đang nhập khẩu từ TQ. Và không chỉ những ngành sản xuất chủ lực này, các dự án điện của ta hiện đang vay vốn tín dụng xuất khẩu từ TQ, nhà đầu tư TQ trở thành tổng thầu EPC (nhà thầu bỏ vốn để thi công, hoàn thành sẽ chuyển giao toàn bộ cho nhà đầu tư), nên từ cung ứng vật tư, thiết bị kể cả lao động đều được đưa tới từ TQ. Thống kê từ Cục Đầu tư nước ngoài cho thấy, trong hơn 20 năm qua, 90% FDI của TQ vào VN tập trung các dự án điện, khai khoáng, dầu khí, luyện kim, hóa chất và do TQ làm tổng thầu. Điều này cũng lý giải một phần lý do vì sao nhập siêu của VN từ TQ luôn tăng và tăng một cách phi mã.
Theo TNO
Thế giới ngầm của dân lô đề - Kỳ 3: 'Đánh đề ra đê mà ở' Biết vậy nhưng vẫn có ối người như ăn phải bùa mê thuốc lú, quay cuồng cùng những con số, để tới khi khánh kiệt, trắng tay... họ mới thức tỉnh. Chân dung một trùm ôm bảng lô đề ở H.Đan Phượng bị bắt giữ - Ảnh: Hà An Để lôi kéo người chơi, các đại lý ôm bảng sẵn sàng "cắt phế",...