Barack Obama: Lịch sử sẽ ghi nhớ vụ bạo động do Tổng thống đương nhiệm kích động
Sau khi Capitol Hill lắng xuống và Quốc hội quay trở lại kiểm đếm phiếu đại cử tri, cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama lên tiếng chỉ trích ông Trump phá hoại nước Mỹ.
Cựu Tổng thống Barack Obama đã đưa ra một tuyên bố sau vụ bạo lực ngày hôm nay trên đồi Capitol, nơi ông đề nghị các đảng viên Cộng hòa “chọn thực tế và thực hiện những bước đầu tiên để dập tắt ngọn lửa”.
Cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama. (Ảnh: Getty Images)
” Lịch sử sẽ ghi nhớ vụ bạo lực hôm nay tại điện Capitol, được kích động bởi một tổng thống đương nhiệm liên tục nói dối vô căn cứ về kết quả của một cuộc bầu cử hợp pháp, như một khoảnh khắc vô cùng ô nhục và xấu hổ đối với quốc gia của chúng ta. Nhưng sẽ là sự nhạo báng cho chính chúng ta nếu xem đó là điều bất ngờ đáng ngạc nhiên “, ông Obama nói.
Ông cũng chia sẻ cảm xúc của mình khi thấy Quốc hội tiếp tục công việc kiểm đếm phiếu đại cử tri ngay trong tối ngày 6/1 (theo giờ Mỹ).
Cựu Tổng thống Mỹ nói: ” Tôi đã rất xúc động khi chứng kiến nhiều thành viên trong đảng của Tổng thống lên tiếng mạnh mẽ ngày hôm nay. Tiếng nói của họ góp thêm vào những tấm gương của các quan chức bầu cử và quan chức đảng Cộng hòa ở các bang như Georgia, những người đã không chấp nhận bị hăm dọa và hoàn thành nhiệm vụ một cách đáng tôn trọng.
Video đang HOT
Chúng ta cần nhiều nhà lãnh đạo như vậy hơn, ngay lúc này và trong những ngày, những tuần, những tháng phía trước, khi Tổng thống đắc cử Joe Biden khôi phục một mục tiêu chung cho nền chính trị của chúng ta. Điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào chúng ta với tư cách là những người dân Mỹ, bất kể đảng phái là gì, nhằm ủng hộ ông ấy thực hiện mục tiêu này “.
Lãnh đạo đảng Cộng hòa tại Thượng viện Mitch McConnell cũng có bài phát biểu trước khi Quốc hội Mỹ tiếp tục kiểm đếm phiếu, khẳng định những người biểu tình bạo lực đã “thất bại” trong việc “phá hoại nền dân chủ”. Thượng nghị sỹ bang Kentuckey này nói rằng Quốc hội sẽ “xác nhận người chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống 2020″.
” Nước Mỹ và Quốc hội Mỹ đang phải đối mặt với những mối đe dọa lớn chưa từng thấy từ đám đông hỗn loạn mà chúng ta chứng kiến hôm nay. Chúng ta chưa từng nhụt chí trước những sự việc như vậy và ngày hôm nay cũng sẽ không nản lòng “, ông McConnell phát biểu.
Hai cựu Tổng thống Mỹ là ông George W. Bush và Bill Clinton cũng lên án vụ nổi loạn tại Điện Capitol.
Ông Bush bày tỏ sự bàng hoàng trước “hành vi liều lĩnh của một số lãnh đạo chính trị sau cuộc bầu cử”, trong khi ông Clinton cáo buộc Tổng thống Trump đã “châm ngòi nổ”.
“Đó là cảnh tượng kinh khủng và đau lòng”, cựu Tổng thống Mỹ George W. Bush nói trong tuyên bố hôm 6/1. ” Đây là cách tranh cãi kết quả bầu cử ở một nền cộng hòa chuối – không phải ở nền cộng hòa dân chủ chúng ta “.
” Tôi bàng hoàng trước hành vi liều lĩnh của một số lãnh đạo chính trị kể từ sau cuộc bầu cử và trước sự thiếu tôn trọng đối với các thiết chế, truyền thống của chúng ta được thể hiện ngày hôm nay “, ông nói thêm, theo CNN .
Chỉ một câu nói, ông Biden kết thúc thời kỳ "nước Mỹ trên hết" của ông Trump?
Chính sách đối ngoại và an ninh quốc gia Mỹ được ông Biden lựa chọn thể hiện một thông điệp rõ ràng, thời kỳ "nước Mỹ trên hết" đã chấm dứt và nước Mỹ do ông lãnh đạo sẽ chiếm lại vị trí lãnh đạo toàn cầu, Washington Post nhận xét.
Ông Biden tuyên bố "nước Mỹ đã trở lại" (ảnh: Washington Post)
Trong cuộc phỏng vấn với kênh NBC, chỉ vài giờ sau khi công bố một loạt cái tên trong chính quyền mới, ông Biden nhấn mạnh "nước Mỹ đã trở lại".
"Chính quyền mới của tôi phản ánh một thực tế rằng, nước Mỹ đã trở lại, sẵn sàng lãnh đạo thế giới và không thoái lui. Nước Mỹ sẵn sàng đối đấu với các đối thủ và không quay lưng với đồng minh", ông Biden nói.
"Niềm tin cốt lõi của tôi đó là Mỹ sẽ mạnh nhất khi hợp tác với các đồng minh của chúng ta", ông Biden nhấn mạnh.
Trong bản danh sách quan chức chính quyền mới được lựa chọn, ông Biden bổ nhiệm nhiều gương mặt kỳ cựu, dày dạn kinh nghiệm từng làm việc trong chính quyền cựu Tổng thống Barack Obama.
"Đây không phải nhiệm kỳ thứ 2 của ông Obama. Chúng ta đang phải đối mặt với một thế giới rất khác. Tổng thống Trump đã thay đổi cục diện của nhiều vấn đề. Mỹ giờ trở thành "nước Mỹ trên hết" - một nước Mỹ đơn độc. Chúng ta ở trong trạng thái bất ổn trong nước, quan hệ với đồng minh thì rơi vào lục đục. Tôi phải thay đổi tất cả những điều đó", ông Biden nói.
Tư tưởng "nước Mỹ trên hết" và các di sản suốt 4 năm nhiệm kỳ Tổng thống của ông Trump sắp bị xóa bỏ? (ảnh: Reuters)
Giới chuyên gia phân tích cho rằng, ông Biden có tư tưởng đa phương hóa, khác hẳn chủ nghĩa "cô lập" của ông Trump.
"Ông Trump là người có tư tưởng cực đoan cả về đối nội lẫn đối ngoại. Ông ấy không làm gì để thúc đẩy các giá trị dân chủ và tự do. Ông Biden đối lập hoàn toàn với ông Trump. Bằng việc tuyên bố 'nước Mỹ đã trở lại' ông Biden sẽ thay đổi tất cả các di sản thời chính quyền Trump", Michael McFaul - cựu Đại sứ Mỹ tại Nga, hiện là giáo sư tại Đại học Stanford - nhận xét.
Cựu Bộ trưởng Quốc phòng dưới thời ông Trump - ông Jim Mattis - cho rằng, tư tưởng "nước Mỹ trên hết" của ông Trump đã khiến Mỹ bị cô lập và chính quyền mới của ông Biden sẽ đảo ngược tất cả di sản của Tổng thống.
"Tôi hy vọng ông Biden sẽ thay đổi chiến lược của Mỹ, loại bỏ hết các di sản và tư tưởng 'nước Mỹ trên hết', khôi phục lại các cam kết về an ninh, đối ngoại đã được chứng minh là có lợi cho Mỹ trong nhiều thập kỷ", ông Mattis nói.
Ông Obama: Kết quả bầu cử cho thấy nước Mỹ đang chia rẽ sâu sắc Theo cựu Tổng thống Barack Obama, kết quả bầu cử, trong đó mỗi ứng viên tổng thống nhận được hơn 70 triệu phiếu bầu cho thấy, nước Mỹ vẫn bị chia rẽ sâu sắc. "Những gì có thể rút ra là chúng ta vẫn còn chia rẽ sâu sắc. Sức mạnh của thế giới quan đối lập được thể hiện trên các phương...