Bảo vệ nguồn lợi thủy sản ven bờ để bảo đảm sinh kế cho ngư dân
Bình Định áp dụng nhiều giải pháp bảo vệ nguồn lợi thủy sản ven bờ để đảm bảo sinh kế cho ngư dân và góp phần bổ sung nguồn lợi thủy sản xa bờ.
Theo ông Trần Kim Dương, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Bình Định, nguồn lợi thủy sản ven bờ ngày càng suy giảm do mấy năm gần đây tàu thuyền khai thác tăng nhanh, theo đó, nghề khai thác và tần suất khai thác cũng tăng theo.
Thêm vào đó, kiểu khai thác thủy sản mang tính tận diệt như sử dụng chất nổ, chất độc, xung điện, xiếc máy; hoặc sử dụng ngư cụ có kích thước mắc lưới rất nhỏ cũng khiến nguồn lợi thủy sản ven bờ ngày càng bị tận diệt.
Hơn nữa, việc phá hủy rạn san hô, thảm cỏ biển cộng với môi trường ô nhiễm bởi rác thải, chất thải, các hoạt động xây dựng công trình ven biển cũng là những tác nhân ảnh hưởng đến nguồn lợi thủy sản ven bờ.
Bình Định còn nhiều tàu cá khai thác thủy sản gần bờ. Ảnh: Vũ Đình Thung.
“Nguồn lợi thủy sản ven bờ ngày càng suy giảm khiến sản lượng thủy sản giảm sút, do đó, cần phải được bảo vệ tốt thì mới đảm bảo sinh kế bền vững cho ngư dân. Bởi, nguồn lợi thủy sản vùng ven bờ sẽ bổ sung thủy sản cho vùng lộng và vùng khơi”, ông Dương nói.
Video đang HOT
Theo ông Trần Văn Vinh, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Bình Định, công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản ở tỉnh này luôn được ngành chức năng đặt lên làm nhiệm vụ hàng đầu, thế nhưng không thể ngăn chặn triệt để nạn sử dụng nghề và ngư cụ cấm để khai thác thủy sản.
Cũng theo ông Vinh, hằng năm, Chi cục Thủy sản Bình Định tham mưu cho Sở NN-PTNT nhiều chương trình nhằm bảo vệ nguồn lợi thủy sản ven bờ. Trong đó nổi bật là phát động phong trào toàn dân tham gia bảo vệ nguồn lợi thủy sản ven bờ; xây dựng kế hoạch chuyển đổi nghề cho ngư dân có hoạt động nghề cấm trong khai thác thủy sản; tuyên truyền rộng rãi về công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản; xây dựng các mô hình đồng quản lý bảo vệ nguồn lợi thủy sản ven bờ.
Tổ công tác liên ngành ở Bình Định kiểm tra tàu cá đánh bắt gần bờ. Ảnh: Vũ Đình Thung.
“Công tác tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm về khai thác thủy sản được chúng tôi hoạt động thường xuyên, trước mắt đã mang lại hiệu quả tích cực. Hoạt động của ngư dân từng bước chấp hành đúng vùng quy định, không còn tình trạng sử dụng chất nổ khai thác thủy sản. Mức độ vi phạm trong khai thác thủy sản giảm đáng kể, nhưng vẫn còn nhiều trường hợp hoạt động lén lút. Còn không ít ngư dân vẫn còn hoạt động các nghề cấm như đánh bắt bằng xung điện, xiếc máy”, ông Vinh cho hay.
Để ngăn chặn triệt để vấn nạn trên, ngoài chú trọng công tác tuyên truyền, tăng cường tuần tra xử lý vi phạm, trong thời gian tới, ngành chức năng Bình Định sẽ tiếp tục phối hợp với các đơn vị liên quan, chính quyền các địa phương đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho ngư dân phù hợp với trình độ, năng lực. Tiếp tục vận động ngư dân có hoạt động nghề cấm để khai thác thủy sản thực hiện chuyển đổi nghề theo kế hoạch của UBND tỉnh Bình Định đã ban hành.
Lực lượng chức năng dừng tàu cá đánh bắt gần bờ để kiểm tra. Ảnh: Vũ Đình Thung.
“Riêng việc chuyển đổi nghề cho ngư dân phải phù hợp với từng đối tượng, điều kiện phát triển kinh tế của từng vùng. Bên cạnh đó, củng cố lại mô hình đồng quản lý bảo vệ nguồn lợi thủy sản ven bờ để tăng hiệu quả hoạt động; nâng cao năng lực cho cán bộ chuyên ngành về bảo vệ nguồn lợi thủy sản”, ông Vinh bộc bạch
Theo ông Trần Kim Dương, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Bình Định, UBND tỉnh Bình Định đã có văn bản đồng ý chủ trương cho phép Sở NN-PTNT thực hiện dự án điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản vùng biển ven bờ, vùng lộng để phục vụ cho công tác bảo vệ nguồn lợi và quản lý nghề cá theo Luật Thủy sản năm 2017, thời gian thực hiện từ đầu năm 2021 đến cuối năm 2022.
Sau 4 cơn bão liên tiếp, các hồ chứa ở Bình Định vẫn đang thiếu nước
Sau 4 cơn bão, các hồ chứa ở Bình Định vẫn tích chưa đủ nước. Nếu từ nay đến cuối năm không còn mưa, các vụ mùa năm sau ở đây sẽ thiếu nước tưới.
Từ cơn bão số 9 đến cơn bão số 12, trên địa bàn Bình Định có mưa lớn trên diện rộng, thế nhưng mưa không xảy ra trong lưu vực các hồ chứa nên lưu lượng nước về hồ rất ít. Do đó, đến giờ này các hồ chứa ở Bình Định mới chỉ tích được khoảng 60% so với dung tích thiết kế.
Hồ Núi Một có dung tích thiết kế 110 triệu m3 nước hiện nay mới chỉ tích được hơn 60 triệu m3. Ảnh: Vũ Đình Thung.
Ngoại trừ hồ Định Bình đang vận hành theo quy trình liên hồ chứa, các hồ chứa nước lớn khác ở Bình Định hiện chưa tích đủ nước. Ví như hồ Núi Một nằm trên địa bàn xã Nhơn Tân (thị xã An Nhơn) có dung tích thiết kế 110 triệu m3 mà nay mới chỉ tích được hơn 60 triệu m3; hồ Hội Sơn nằm trên địa bàn xã Cát Sơn (huyện Phù Cát) có dung tích thiết kế 40,5 triệu m3 nay chỉ mới tích được gần 23 triệu m3; hồ Vạn Hội nằm trên địa bàn xã Ân Tín (huyện Hoài Ân) có dung tích thiết kế hơn 14,5 triệu m3 nay chỉ mới tích được hơn 8,6 triệu m3; hồ Thuận Ninh nằm trên địa bàn xã Bình Tân (huyện Tây Sơn) có dung tích thiết kế hơn 35 triệu m3 nay chỉ mới tích được hơn 26,6 triệu m3...
Thậm chí, nhiều hồ chứa nhỏ ở Bình Định hiện nay cũng chưa tích đủ nước. Ví như hồ Cẩn Hậu có dung tích thiết kế hơn 3,6 triệu m3 nay mới chỉ tích được 1,88 m3; hồ Ông Lành có dung tích thiết kế hơn 2,2 triệu m3 nay chỉ mới tích được hơn 1,6 triệu m3. Những hồ chứa nhỏ đã tích đầy nước thì có dung tích chứa rất nhỏ, nên không giải quyết được bao nhiêu diện tích cây trồng.
Mực nước trong hồ Núi Một mở chỉ ngấp nghé ngưỡng tràn. Ảnh: Vũ Đình Thung.
Theo ông Nguyễn Văn Phú, Chủ tịch Công ty TNHH Khai thác công trình thủy lợi (KTCTTL) Bình Định, nếu 15 hồ chứa lớn trên địa bàn Bình Định do công ty đang quản lý tích được 80% dung tích thiết kế thì năm sau mới tưới đủ cho hơn 60.000ha cây trồng theo nhiệm vụ tỉnh giao. Ví như hồ Hội Sơn ít nhất phải tích được 35 triệu m3 nước thì năm sau mới cung ứng đủ cho vùng tưới.
"Đối với 15 hồ chứa lớn do công ty đang quản lý hiện đã có khoảng 3-4 hồ đầy rồi, nhưng đây là những hồ nhỏ nhất, giải quyết nước tưới được cho ít diện tích cây trồng. Những hồ còn lại công ty đang đề nghị tỉnh cho đóng tràn để tích nước dần. Ví như hồ Hội Sơn hiện mới tích được 23 triệu m3, chúng tôi xin trong 10 ngày tới cho tích thêm 5-10 triệu m3. 10 ngày sau, chúng tôi sẽ căn cứ tình hình thực tế làm tờ trình xin tích thêm, chứ không dám tích đầy một lúc để đảm bảo an toàn, nhằm đề phòng mưa lũ bất ngờ. Chúng tôi chỉ mong đến ngày 15/12 các hồ chứa đều đầy thì nước tưới cho hơn 60.000ha cây trồng nằm trong hệ thống tưới của công ty trong năm sau sẽ đủ nước tưới", ông Phú cho hay.
Mực nước trên sông Kôn tại đập dâng Văn Phong hiện đang ở mức thấp. Ảnh: Vũ Đình Thung.
Cũng theo ông Phú, Bình Định đang thực hiện việc phân cấp quản lý hồ chứa theo chỉ đạo của Bộ NN-PTNT, nên UBND tỉnh Bình Định đã giao cho Công ty TNHH KTCTTL Bình Định quản lý thêm 52 hồ chứa lớn và vừa nữa. Đối với các hồ này, hiện công ty chưa tiếp nhận tài liệu, nên chưa biết các thông số kỹ thuật của từng hồ, nên hiện công ty hiện đang xin Chi cục Thủy lợi Bình Định cho tích nước theo cao trình. "Ví như từ ngưỡng tràn của hồ lên đến mực nước dâng bình thường là 1m thì giờ cho tích nước dần để mực nước đạt 1 nửa cao trình. Từ ngày 15/12 trở về sau, nếu còn mưa thì chúng tôi sẽ xin tích đầy", ông Phú nói.
Vì sao 2 tàu cá tỉnh Bình Định bị xóa số đăng ký? Sau khi nhận được đề nghị từ Bộ Tư lệnh Vùng Cánh sát biển 3 về việc 2 tàu cá vi phạm vùng biển Malaysia, tỉnh Bình Định đã vào cuộc xác minh "lai lịch" của các tàu này. Ngày 21/11, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Nguyễn Tuấn Thanh đã ký văn bản gửi đến Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát...