Bảo vệ “lá chắn” nơi tuyến đầu chống dịch Covid-19
Ngày 23/3, Việt Nam đã ghi nhận trường hợp nhân viên y tế đầu tiên lây nhiễm chéo Covid-19 từ bệnh nhân. Theo các chuyên gia y tế, dù đã cố gắng thực hiện phòng hộ, giữ an toàn nhưng nguy cơ lây Covid-19 là khó tránh khỏi.
Không bảo hộ nào bảo vệ 100%
Ngày 23/3, Việt Nam đã ghi nhận trường hợp nhân viên y tế đầu tiên lây nhiễm chéo Covid-19 từ bệnh nhân. Đó là bệnh nhân 116, bác sĩ đang làm việc tại Bệnh viện (BV) Bệnh Nhiệt đới T.Ư cơ sở 2 (Đông Anh, Hà Nội).
Vị bác sĩ này đã tham gia điều trị, chăm sóc cho các bệnh nhân và người nghi nhiễm, người cách ly tại BV ngay từ đầu mùa dịch (từ cuối tháng 1/2020). Trong thời gian qua, bác sĩ cũng đã nhiều lần tham gia cứu chữa các bệnh nhân Covid-19 nặng.
Trong quá trình làm việc, bác sĩ được cấp đầy đủ trang thiết bị phòng hộ cá nhân. Sau giờ làm việc, bác sĩ nghỉ và sinh hoạt ở khu vực cách ly dành cho nhân viên y tế trong BV. Đến ngày 20/3, bác sĩ đã có các triệu chứng ho, sốt, mệt mỏi nên đã được cách ly, xét nghiệm chẩn đoán bác sĩ mắc Covid-19.
Nhận định về trường hợp đồng nghiệp lây nhiễm Covid-19, ngày 24/3, bác sĩ Nguyễn Trung Cấp – Trưởng khoa Cấp cứu, BV Bệnh Nhiệt đới T.Ư cho biết, nhân viên y tế thường xuyên tiếp xúc với ca bệnh Covid-19 sẽ luôn phải đối mặt với nguy cơ lây nhiễm bất cứ lúc nào.
Việc điều trị cho những bệnh nhân nặng Covid-19 càng làm tăng nguy cơ mắc Covid-19 của các bác sĩ. (Ảnh tại Bệnh viện Dã chiến 2 Quảng Ninh). (ảnh Thế Thiêm)
Về lý do “phòng hộ cẩn thận sao bác sĩ vẫn lây nhiễm chéo Covid-19″, bác sĩ Cấp nhận định: “Không có bộ phòng hộ nào có thể ngăn ngừa nhiễm bệnh 100% cho các nhân viên y tế. Ví dụ như khẩu trang N95 là khẩu trang có độ an toàn cao nhất được thế giới khuyến cáo nhân viên y tế sử dụng trong các tình huống tiếp xúc với bệnh lây nhiễm hiểm nghèo nhất cũng chỉ ngăn được 95% giọt bắn mang mầm bệnh.
Như vậy, vẫn còn 5% nguy cơ mầm bệnh lọt qua. Mà mỗi ngày, nhân viên y tế có thể phải đối mặt với rất nhiều thao tác có nguy cơ rất cao như đặt ống nội khí quản, lấy mẫu bệnh phẩm ở mũi họng bệnh nhân… Tất cả nhân viên y tế chúng tôi khi nhận nhiệm vụ đều nhận thức được các nguy cơ lây nhiễm Covid-19″- bác sĩ Cấp nói.
Ông Phạm Ngọc Thạch- Giám đốc BV Bệnh nhiệt đới T.Ư, ví ông và các đồng nghiệp như đang “ra trận”. Theo ông Thạch, nguy cơ là có, chỉ cần một lúc nào đó vô thức bàn tay có đeo găng, có dính virus lại gãi lên mắt, mũi, hoặc một động tác nào đó trong vô thức tại khu cách ly, thì điều đó lại là nguy hiểm. Do đó phải hết sức cẩn trọng.
Căng mình cảnh giác
Hiện nay, tại Khoa Cấp cứu (BV Bệnh Nhiệt đới T.Ư) cũng đang điều trị cho nhiều bệnh nhân mắc Covid-19. Hàng ngày, các bác sĩ và điều dưỡng đã phải chia ca kíp để điều trị, khám, chăm sóc cho các bệnh nhân. Còn tính chung cả BV thì hiện có 46 bệnh nhân và hơn 300 người cách ly về từ nhiều nước có dịch Covid-19.
Theo bác sĩ Cấp, ngay từ khi bắt đầu nhận nhiệm vụ tiếp nhận điều trị bệnh nhân Covid-19 và người đến cách ly, BV luôn đặt công tác phòng hộ, bảo vệ nhân viên y tế lên hàng đầu. Tất cả nhân viên y tế tiếp xúc gần với bệnh nhân và người cách ly đều phải mặc những bộ quần áo bảo hộ theo tiêu chuẩn mà Bộ Y tế quy định, khẩu trang cũng là khẩu trang N95.
Mọi người phải mặc bộ đồ bảo hộ đó trong suốt quá trình trực của mình. Tại khoa Cấp cứu mỗi nhân viên làm việc 8h sẽ được nghỉ 1 lần giữa ca sau 4h làm việc để để giải quyết các vấn đề cá nhân nhưng bản thân việc cởi bỏ trang bị phòng hộ cũng tiềm ẩn nguy cơ.
Theo bác sĩ Cấp, trong vụ dịch ở Vũ Hán (Trung Quốc), khi dịch bùng phát ở đỉnh cao, các cơ sở y tế quá tải, nhân viên y tế làm việc quá sức và đôi khi xảy ra tình trạng không đủ trang bị phòng hộ của nhân viên y tế, đã có tới hàng nghìn nhân viên y tế đã bị nhiễm bệnh. Do đó, ông và các đồng nghiệp luôn nhắc nhở nhau siết chặt quy trình phòng hộ khi khám chữa bệnh.
Thứ trưởng Sơn cho biết, ngay khi có thông tin về ca bệnh, Bộ Y tế đã chỉ đạo Ban giám đốc BV Bệnh Nhiệt đới T.Ư rà soát lại nhân viên khoa Cấp cứu có tiếp xúc gần với bệnh nhân số 116, siết chặt lại quy trình phòng tránh lây nhiễm chéo trong BV. Đến thời điểm này đã có 28 nhân viên y tế của BV liên quan tới ca bệnh 116 được kiểm tra, xét nghiệm lần 1 âm tính với SARS-CoV-2.
Trước đó, BV Bạch Mai cũng có 2 điều dưỡng ở Trung tâm Nhiệt đới mắc Covid-19. Dù hai ca này là lây nhiễm cộng đồng (1 người đi du lịch về mắc bệnh và lây cho người kia), nhưng BV Bạch Mai cũng đã triển khai nhiều biện pháp để đảm bảo an toàn cho nhân viên y tế và bệnh nhân trong viện.
Theo ông Nguyễn Quang Tuấn – Giám đốc BV Bạch Mai, sau khi có những dấu hiệu có nhân viên y tế đầu tiên của BV nhiễm bệnh, toàn bộ Trung tâm Bệnh nhiệt đới đã được đóng cửa, chuyển bệnh nhân đang điều trị sang BV Bệnh nhiệt đới gần đó. 150 bác sĩ, điều dưỡng và nhân viên của Trung tâm Bệnh nhiệt đới được cách ly tập trung tại khu riêng nằm trong BV Bạch Mai. Những người tiếp xúc với 2 điều dưỡng nói trên đã được xét nghiệm và lần 1 đã cho kết quả âm tính với virus SARS-CoV-2 (virus gây bệnh Covid-19).
Trước đó, BV Hồng Ngọc đã khám sàng lọc cho bệnh nhân ho, sốt. Sau khi hỏi dịch tễ biết bệnh nhân đi từ Anh, Ý về, BV đã lập tức chuyển bệnh nhân đến cơ sở cách ly và điều trị bệnh nhân Covid-19. Xét nghiệm khẳng định bệnh nhân này mắc Covid-19 (bệnh nhân 17), hàng chục nhân viên y tế và bệnh nhân tại BV Hồng Ngọc cũng đã phải cách ly, BV tạm thời đóng cửa.
Để bảo vệ cho nhân viên y tế, cách tốt nhất là tuân thủ quy trình phòng hộ, chuẩn bị đầy đủ trang phục bảo hộ cho nhân viên. Theo ông Tuấn, BV Bạch Mai đã tính đến điều này nên từ đầu mùa dịch dự trữ tới 3 triệu chiếc khẩu trang y tế; các bác sĩ, điều dưỡng đã phải thực hiện nghiêm quy trình bảo hộ: Tăng số lượng khẩu trang sử dụng hằng ngày, thường xuyên sử dụng đủ trang phục bảo hộ, gồm găng tay, mũ, khẩu trang, kính… trong toàn bộ thời gian làm việc ở bệnh viện, thay vì chỉ sử dụng trong thời gian tiếp xúc với bệnh nhân như trước đây.
Trước đó, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cũng đã ký quyết định ban hành hướng dẫn về phòng, kiểm soát lây nhiễm bệnh Covid-19 trong các cơ sở khám, chữa bệnh. Hướng dẫn quy định các quy trình, nguyên tắc phòng hộ rất cụ thể cho nhân viên y tế như: Luôn mang phương tiện phòng hộ cá nhân khi tiếp xúc, thăm khám, chăm sóc cho người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm Covid-19; mặc và tháo bỏ phương tiện phòng hộ cá nhân trong buồng đệm trước khi vào và sau khi ra khỏi buồng cách ly; tránh tiếp xúc hoặc điều chỉnh phương tiện phòng hộ cá nhân trong buồng cách ly; đảm bảo phương tiện phòng hộ cá nhân phủ kín toàn bộ cơ thể; thay găng khi chuyển từ người bệnh này sang chăm sóc người bệnh khác, thay găng nếu bị rách, vệ sinh tay trước khi mang găng mới.
Đặc biệt, khi tháo phương tiện phòng hộ cá nhân cần chú ý: Mặt ngoài phương tiện phòng hộ cá nhân có mức độ nguy cơ nhiễm bẩn cao, khi tháo phải cuộn mặt ngoài vào trong, không được giũ phương tiện phòng hộ cá nhân khi tháo…
Cần chủ động hơn phòng lây nhiễm Covid-19
“Các y bác sĩ trong quá trình theo dõi, chăm sóc người bệnh Covid-19 là những chiến sĩ hàng đầu trên trận tuyến. Trong quá trình chăm sóc, điều trị cho bệnh nhân Covid-19, nguy cơ lây nhiễm rất cao. Việc lây nhiễm cho nhân viên y tế không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của các y bác sĩ mà còn ảnh hưởng tới công tác chăm sóc người bệnh. Sau khi có 2 điều dưỡng ở Trung tâm truyền nhiễm, BV Bạch Mai và 1 bác sĩ ở phòng cấp cứu, BV Bệnh nhiệt đới T.Ư nhiễm Covid trực tiếp từ bệnh nhân trong quá trình điều trị cho người bệnh, Bộ Y tế đã có có văn bản gửi các Sở Y tế chấn chỉnh lại công tác kiểm soát nhiễm khuẩn tại các bệnh viện, đặc biệt là các bệnh viện có bệnh nhân mắc Covid-19.
Bộ Y tế khuyến cáo tất cả các đồng nghiệp khi làm các thao tác thủ thuật gần với đường thở của người bệnh thì rất dễ nhiễm, phải chủ động hơn trong ngăn chặn nhiễm bệnh bằng việc sử dụng đồ bảo hộ. Chúng tôi luôn cung cấp những đồ bảo hộ chất lượng tốt nhất cho cơ sở thu dung, điều trị cho bệnh nhân Covid-19. Ngoài ra, các nhân viên y tế làm việc ở các khoa khám, chữa bệnh cho người mắc Covid-19 phải có chế độ cách ly sau khi hoàn thành nhiệm vụ. Khi về nhà cố gắng thực hiện cách ly tại nơi lưu trú, tránh ra cộng đồng vì đây có thể là nguồn bệnh chúng ta chưa phát hiện ra”.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn
D.L (ghi)
Tuổi trẻ Nghệ An đồng diễn ấn tượng màn "đánh giặc corona"
Với tinh thần "chống dịch Covid-19 như chống giặc", cùng với cả nước, tuổi trẻ Nghệ An đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm chung tay phòng, chống dịch Covid-19 gây ra.
Tuổi trẻ Nghệ An đồng diễn ấn tượng màn "đánh giặc corona"
Ngay từ khi có thông tin công bố về dịch bệnh tại Trung Quốc, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn Nghệ An đã chỉ đạo các cấp bộ Đoàn toàn tỉnh đẩy mạnh tuyên truyền đến đông đảo đoàn viên, thanh niên và nhân dân về diễn biến của dịch bệnh Covid-19.
Đăng tải liên tục tin tức về diễn biến dịch bệnh cũng như hướng dẫn các biện pháp phòng, chống dịch bệnh thông qua hệ thống báo chí, truyền thông của đoàn và qua các trang mạng xã hội như website, facebook, inforgraphic, cấp tỉnh tổ chức cuộc thi trực tuyến "Tìm hiểu về cách phòng, chống virus Corona"...
Bên cạnh đó, các cấp bộ Đoàn đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực nhằm phát huy vai trò xung kích tình nguyện của thanh niên trong việc chung tay phòng, chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe cộng đồng như tổ chức hướng dẫn rửa tay bằng xà phòng theo 6 bước quy trình rửa tay thường quy, phát tờ rơi, áp phích tuyên truyền phòng, chống Covid-19, may khẩu trang tặng miễn phí cho nhân dân; nghiên cứu thành công nước rửa tay kháng khuẩn, đổi phế liệu lấy khẩu trang và xà phòng...
Từ đó tạo hiệu ứng tích cực trong đoàn viên, thanh niên và nhân dân, hiểu đúng, hiểu đủ, tránh hoang mang hoặc chủ quan. Bên cạnh đó, huy động các nguồn lực xã hội hoá, tuổi trẻ toàn tỉnh đã phát miễn phí hơn 250.000 khẩu trang cho đoàn viên, thanh niên và nhân dân trên địa bàn.
Mới đây, hưởng ứng lời kêu gọi của Thủ tưởng Chính phủ và Ủy ban MTTQ Việt Nam, vừa qua Tỉnh đoàn Nghệ An đã biên đạo bài "đánh giặc corona" nhằm tăng cường tuyên truyền toàn dân chống dịch Covid-19 và truyền tải thông điệp "mỗi đoàn viên thanh niên xung kích trong mặt trận chống dịch".
Đồng thời, phát động trong toàn đoàn nhắn tin chung tay gây quỹ cùng Chính phủ phòng, chống dịch bệnh Covid-19 hiện nay đang hoành hành trên khắp thế giới.
Tuổi trẻ Nghệ An thực hiện màn đồng diễn "đánh giặc corona":
Thường trực và Chi đoàn cơ quan Tỉnh đoàn đồng diễn bài "Đánh giặc Corona"...
Trên mảnh đất quê hương Bác, nơi đâu cũng ngập tràn màu áo xanh tình nguyện, màu áo của những con người trẻ tuổi, luôn biết biến tình yêu Tổ quốc thành hành động.
Những đội thanh niên tình nguyện, đội phản ứng nhanh phòng chống dịch bệnh Covid - 19 được thành lập. Áo xanh đến tận từng hộ gia đình để tuyên truyền phòng chống dịch bệnh; Áo xanh may hàng ngàn chiếc khẩu trang vải, chế tạo hàng ngàn chai dung dịch sát khuẩn để phát miễn phí cho mọi người. Không chỉ dừng lại ở việc xung kích, tình nguyện mà áo xanh còn sáng tạo và hiện thực hoá những ý tưởng bằng nhiều mô hình, cách làm hay như "Tiếng kẻng học bài", "Tái chế lốp xe thành bồn rửa tay".
Phát động ủng hộ công tác phòng, chống dịch bệnh bằng cách nhắn tin tới tổng đài 1407.
Chung tay với cộng đồng xã hội, đồng lòng, đoàn kết, sẻ chia để ngăn chặn và đẩy lùi dịch bệnh
Tỉnh đoàn Nghệ An phát động trong toàn đoàn nhắn tin chung tay gây quỹ cùng Chính phủ phòng, chống dịch bệnh Covid-19.
Nguyễn Duy
Nhóm kỹ sư trẻ sân bay Nội Bài làm buồng khử khuẩn toàn thân Ngày 24-3, Cảng hàng không quốc tế Nội Bài chính thức đưa vào sử dụng buồng khử khuẩn toàn thân do nhóm kỹ sư trẻ thuộc Trung tâm Dịch vụ kỹ thuật hàng không Nội Bài chế tạo. Cán bộ, nhân viên tòa nhà điều hành Cảng hàng không quốc tế Nội Bài sử dụng buồng khử khuẩn toàn thân do nhóm kỹ...