Bảo vệ dân phố vay tiền ngân hàng tự chế xe cứu hỏa
Người dân phường Nguyễn Thái Bình, quận 1, TPHCM không còn lạ lẫm với ông Lý Nhơn Thành (52 tuổi, bảo vệ dân phố phường Nguyễn Thái Bình) với chiếc xe ba gác được ông chế làm xe cứu hỏa có thể tiếp cận vào các con hẻm nhỏ để chữa cháy kịp thời.
Nhiều lần chứng kiến các vụ cháy trong hẻm nhỏ khiến các phương tiện cứu hỏa của lực lượng PCCC chuyên nghiệp khó tiếp cận, ông Thành nung nấu ý định chế tạo ra chiếc xe chữa cháy mini. Từ ý tưởng tới bắt tay vào chế tạo chiếc xe ba gác có hệ thống chữa cháy là cả một quá trình dài và đầy khó khăn.
“Tôi chưa trải qua trường lớp về cơ khí chế tạo, chỉ tự thân mày mò nên thất bại liên tục”, ông Thành chia sẻ. Không những khó khăn về kiến thức chế tạo máy, ông Thành còn gặp cản trở khi không đủ kinh phí mua thiết bị, máy móc.
Sau những đêm trăn trở không ngủ được, ông Thành quyết làm liều khi đi vay tiền ngân hàng 74 triệu đồng để chế tạo xe chữa cháy. Dù gia đình không đồng ý, ông Thành vẫn quyết tâm thực hiện nguyện vọng. “Chế tạo ra cái xe chữa cháy này không chỉ thỏa mãn tâm nguyện của tôi, nó còn là công cụ để tôi đi cứu người, cứu của khi có cháy xảy ra”, người bảo vệ già chia sẻ.
Chiếc xe ba gác của ông Thành được gắn máy bơm nước 5HP (5 mã lực), thùng chứa làm bằng thép có thể chứa 1,3 khối nước, máy nổ chuyển động máy bơm bằng xăng, cuộn dây vòi dài 30m bằng nhựa đúc chuyên dụng chống nóng chảy. Trên xe còn trang bị hệ thống đèn led chiếu sáng, thang, búa tạ…
Khi tham gia cứu hỏa, vòi phun nước trên xe chữa cháy có thể phun xa hơn 17m. Từ khi sáng tạo ra xe ba gác gắn hệ thống cứu hỏa, ông Thành cùng những bảo vệ dân phố phường Nguyễn Thái Bình đã cứu thành công 3 vụ cháy lớn nhỏ khác nhau trên địa bàn phường.
Ngoài xe ba gác, ông Thành còn sắm thêm các đèn pin, mặt nạ chống độc, chống khói. “Trong các vụ cháy, người ta thường bị ngạt khói, ngạt hơi độc trước khi bị chết vì cháy. Tôi khuyến khích mọi người nên sắm mặt nạ để sẵn trong gia đình phòng trường hợp khẩn cấp” – Ông Lý Nhơn Thành cho hay.
Với phương châm “lấy nụ cười của người dân là động lực cho bản thân”, ông Thành luôn tiên phong trong các phong trào, các hoạt động xã hội và công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, phòng chống cháy nổ. Không những làm hoạt động xã hội, ông Thành còn quan tâm tới những người dân sống trong địa bàn. Khi thì ông dúi cho chú bán vé số ở góc đường ít tiền ăn cơm, lúc lại chạy vạy đi vay tiền sửa lại mái nhà dột nát của người phụ nữ neo đơn trong phường.
Tham gia nhiều hoạt động, các đơn vị từ thành phố đến nhà nước đều gửi bằng khen để khuyến khích ông Thành. Hàng trăm tấm bằng khen, ông Thành cất giữ thật cẩn thận trong ngôi nhà thuê. “Tôi không làm vì danh hiệu, vì bằng khen mà tôi làm vì cuộc sống của người dân, nhưng khi có những tấm bằng khen là chứng tỏ được công sức tôi bỏ ra không uổng phí”, ông Thành chia sẻ.
Ông Lý Nhơn Thành, 52 tuổi, bảo vệ dân phố phường Nguyễn Thái Bình, quận 1, TPHCM là ngườ chế tạo xe ba gác cứu hỏa để chữa cháy trong các con hẻm nhỏ.
Việc chế tạo ra xe cứu hỏa nhỏ gọn khiến ông Thành gặp rất nhiều khó khăn. Ông phải tự mày mò tìm hiểu cách lắp ráp máy móc.
Video đang HOT
Không những gặp khó khăn về việc chế tạo, ông Thành còn gặp khó khi không đủ kinh phí chế tạo. Sau nhiều lần trăn trở, ông quyết định thế chấp nhà để vay tiền ngân hàng.
Xe ba gác cứu hỏa của ông Thành đầy đủ phụ kiện, từ đèn led chiếu sáng, thang.
Cuộn dây vòi dài 30m bằng nhựa đúc chuyên dụng chống nóng chảy.
Búa chuyên dụng để phá cửa cứu người khi sự cố xảy ra.
Máy bơm công suất 5HP (5 mã lực) được lắp đặt trên xe.
Mỗi ngày, ông Thành đều đưa xe ra kiểm tra kỹ lưỡng. “Cháy nổ diễn ra bất ngờ lắm nên khi nào tôi cũng phải trong tư thế sẵn sàng, kể cả xe cộ cũng phải đảm bảo hoạt động tốt”, ông Thành cho biết.
Ngoài xe cứu hỏa, ông Thành còn trang bị thêm mặt nạ chống độc, chống khói.
Những lúc rảnh rỗi, ông Thành thường đi bộ vào các con hẻm nhắc nhở người dân cẩn thận với “giặc lửa”.
Hàng trăm bằng khen được ông Thành cất giữ cẩn thận trong ngôi nhà thuê.
Những bức hình kỷ niệm với lãnh đạo ngành phòng cháy chữa cháy thành phố.
Không chỉ đam mê cứu hỏa, ông Thành còn là người quan tâm tới đời sống của người dân trên địa bàn phường Nguyễn Thái Bình.
Nguyễn Quang
Theo Dantri
Cháy chung cư: Những sai lầm nghiêm trọng phải tuyệt đối tránh
Thực tế khi gặp cháy, nhiều người dân sẽ hoảng loạn và luống cuống tìm cách thoát khỏi vùng cháy. Tuy nhiên, theo các chuyên gia phòng cháy chữa cháy (PCCC), người dân cần có kỹ năng, cần phải tập huấn PCCC để có thể ứng xử nhanh trí khi gặp sự cố, tránh việc tìm lối thoát nhưng lại đang đi vào vùng "tử nạn".
Chia sẻ với Dân Việt về vấn đề này, Đại tá Nguyễn Trường Sơn, Trưởng Phòng Cảnh sát PCCC số 2, Cảnh sát PCCC TP Hà Nội cho biết, trong cuộc sống, không có ít trường hợp người dân đã chọn những phương án tránh hỏa hoạn khi sự cố này xảy ra không đúng, dẫn đến một số vụ đã có những hậu quả đau lòng.
Theo đại tá Nguyễn Trường Sơn, tâm lý chung của mọi người là nghĩ nhà tắm có nước, nước lại dập được cháy nên khi cháy nổ xảy ra, bị cô lập trong vòng, họ đã vào nhà tắm và xả nước, nhưng nó chỉ có tác dụng trong thời gian ngắn thôi.
Đại tá Sơn đưa ra khuyến cáo ngay bây giờ, mỗi gia đình hãy mua ngay các vật dụng PCCC để trang bị trong nhà như bình cứu hỏa, mặt nạ chống độc, băng dính chống cháy...
Ông Sơn đưa ra dẫn chứng, trong vụ cháy quán karaoke 68 Trần Thái Tông (Cầu Giấy, TP.Hà Nội) ngày 1.11.2016, có khách hát đã chạy vào khu vực nhà vệ sinh để xả nước nhằm tránh nạn, nhưng cuối cùng nạn nhân đã tử vong.
Vị đại tá nhấn mạnh, quan trọng là phải học, tự trang bị cho mình kỹ năng PCCC, như vậy mới có thể thoát nạn khi cần.
Ông cũng đưa là một khuyến cáo, rằng mỗi gia đình hãy mua ngay lấy bình cứu hỏa, vài cái mặt nạ chống độc hoặc băng dính chống cháy để tự phòng vệ cho gia đình mình trước.
"Mặt nạ chống độc thì có loại vài trăm nghìn thôi, có cái tiền triệu nhưng cái tiền triệu dùng đi dùng lại nhiều lần, người dân mua mặt nạ loại vài trăm nhìn cũng được. Theo hiệu năng sử dụng, loại mặt nạ này có thể giúp chúng ta đi trong vùng có khí độc khoảng 30 phút mà không vấn đề gì. Đừng tiết kiệm vài trăm nghìn mà ảnh hưởng tới chính tính mạng của mình" - Trưởng Phòng Cảnh sát PCCC số 2, Cảnh sát PCCC TP Hà Nội nói.
PGS,TS Ngô Văn Xiêm cho rằng quan trọng nhất là ý thức và kiến thức PCCC của người dân
Cùng trao đổi về vấn đề này, PGS,TS Ngô Văn Xiêm - nguyên Phó Hiệu trưởng Trường Đại học PCCC cho biết, việc xả nước trong bồn tắm thực ra là 1 giải pháp tức thời, trong vòng 5, 10 phút. Sau thời gian này đám cháy lớn thì nhiều yếu tố nguy hiểm.
Giải pháp ngắn hạn khi xảy ra cháy được PGS, TS Xiêm đưa ra là: Khăn nhúng nước che miệng tránh hít khói, cái này chỉ vài phút thôi, không thể kéo dài được.
"Vụ cháy karaoke ở Nguyễn Khang, cư dân mạng thấy 1 chị trong quán thoát ra an toàn nhưng trên mặt là áo con nhúng nước bịt để che tránh hít khói. Đấy là một kỹ năng sống khi gặp tình huống nguy hiểm" - PGS, TS Ngô Văn Xiêm nói.
Tháng 9.2016, một vụ cháy quán karaoke xảy ra, Bích Chery (áo đỏ) đã dùng áo ngực bịt mũi, thoát khỏi khỏi quán đang bốc cháy dữ dội.
Nguyên Phó Hiệu trưởng Trường Đại học PCCC đưa ra lời khuyên cho người dân như sau, với tác động không ghê gớm lắm của các mối nguy hiểm, trong thời gian ngắn, người dân muốn thoát ra khỏi đám cháy, trước mặt là vùng cháy thì có thể dùng áo nhúng nước chùm kín qua người và chạy qua vùng cháy với thời gian 1, 2, 3 phút vẫn an toàn.
Những biện pháp tức thời khác cũng được khuyên sử dụng như chăn chiên. Lúc này chăn cũng phải nhúng nước để có cái thu nhiệt và bảo vệ chúng ta. Khi có nước chặn khói độc, chúng ta hạn chế tiếp xúc với khói hơn, từ đó có thời gian xử lý tình huống để thoát nạn an toàn.
Về việc nhiều người lên mạng bày cách dựng đệm gia đình nghiêng góc 45 độ, đặt ngoài ban công để bảo đảm an toàn đang được chia sẻ rộng rãi, trước thông tin này, đại tá Nguyễn Trường Sơn cho rằng ông cảm thấy việc này vô lý.
"Đặt ra tình huống khó xử, khiến người khác khó hiểu, khó làm theo. Khói di chuyển từ dưới lên trên, ở đây chúng ta lại mở cửa ban công để khói có điều kiện lan vào. Tôi thấy điều này vô lý cả về kỹ thuật và thực tế. Nếu cháy mà lại bê nguyên cả đệm ra ban công để trú ẩn chống cháy thì cũng khó hiểu" - ông Sơn nêu quan điểm.
Theo Danviet
"Người lạ" cản trở cư dân Carina đối thoại với chủ đầu tư là ai? Trong khi hàng trăm cư dân chung cư Carina (quận 8, TP.HCM) đang tập trung đợi đối thoại với chủ đầu tư, bỗng có một người đàn ông lạ mặt xuất hiện và phản ứng bằng những lời lẽ khá gay gắt, đồng thời ngăn cản, đe dọa, không cho mọi người lên gặp chủ đầu tư. "Người lạ" xuất hiện và dằn...