Bảo vật quốc gia nằm ngoài hành lang bảo tàng
Nhiều khẩu thần công ở Hà Tĩnh được Chính phủ công nhận là bảo vật quốc gia nhưng không có chỗ trưng bày nên cán bộ nơi đây để tạm ngoài hành lang.
Tháng 8.2003, ngư dân xã Cẩm Lĩnh (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) phát hiện 3 khẩu thần công trên một con tàu cổ bị chìm tại khu vực đảo Mắt. Sau khi trục vớt, người dân thấy bạc được nạm quanh thân súng nên họ đã bóc lấy.
Một khẩu thần công sau đó được ngư dân Hà Tĩnh bán cho người buôn đồ cổ thì công an phát hiện. Bảo tàng Hà Tĩnh đến vận động người dân giao nộp 2 khẩu còn lại.
Do không có chỗ trưng bày, 2 trong 3 khẩu súng thần công là ” Báu vật quốc gia” đang được đặt dọc hành lang khu bảo tàng. Ảnh: P.T.
Qua nghiên cứu, 3 khẩu thần công này nằm trong một bộ, được ghi thứ tự từ 1 đến 3, có màu nâu xám, mỗi khẩu nặng 1,3 tấn, dài 2,43 m, đường kính thân 45 cm, đường kính nòng súng 12 cm. Thân súng được khắc hình hoa cúc dây, ở giữa có cặp rồng theo phong cách nghệ thuật thời Nguyễn.
Trao đổi với Zing.vn, ông Trần Phi Công, Trưởng phòng nghiên cứu, sưu tầm thuộc Bảo tàng Hà Tĩnh, cho biết 3 khẩu thần công này được Vụ khố Trần Đăng Long thừa lệnh vua Minh Mạng thứ nhất (1821) đúc bằng đồng với tên gọi “Bảo quốc an dân Đại tướng quân”.
Video đang HOT
Các khẩu thần công có hình dáng, thiết kế giống nhau. Bề mặt khắc chữ Hán, ghi kích thước, trọng lượng và hướng dẫn sử dụng.
Một trong 3 khẩu thần công, còn nguyên nạm bạc. Ảnh: P.T.
Tháng 12/2013, 3 khẩu thần công này được Chính phủ công nhận là Bảo vật quốc gia. Hiện, một khẩu đã được trùng tu, cất trong kho; hai khẩu còn lại gác tạm trên kệ gỗ.
Ông Nguyễn Trí Sơn, Giám đốc Bảo tàng Hà Tĩnh, cho biết hai khẩu thần công không có chỗ trưng bày, bảo quản nên đặt ngoài hành lang của cơ quan. “Chúng tôi đã nhiều lần đề xuất UBND tỉnh để xin kinh phí làm giá súng nhưng đến nay vẫn chưa có”, ông Sơn nói.
Theo Phạm Trường (Zing)
Món quà của Chủ tịch nước tặng Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản
Tượng Adiđà bằng bạc (phiên bản Bảo vật quốc gia) đã được Chủ tịch nước Trần Đại Quang trao tặng đến Nhà vua Nhật Bản Akihito và Hoàng hậu Michiko ngày 1/3 trong chuyến thăm Việt Nam.
Phiên bản tượng Adida tại chùa Phật Tích huyện Tiên Du, Bắc Ninh đã được Chủ tịch nước Trần Đại Quang trao tặng đến Nhật Hoàng và Hoàng hậu nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam.
Tham gia tư vấn lựa chọn bức tượng, nhà sử học Dương Trung Quốc cho biết, tượng Adiđà là tác phẩm mỹ thuật Phật giáo cổ xưa nhất, gắn liền với vùng đất linh thiêng Phật tích và đã được xếp hạng Bảo vật quốc gia. Vị phật Adiđà cũng gần gũi với các quốc gia Đông Á như Nhật Bản.
"Việc đúc tượng rất khó khăn bởi là sản phẩm nhỏ, các đường nét chi tiết tinh xảo, các nghệ nhân đã rất vất vả để chế tác bức tượng này", nhà sử học Dương Trung Quốc nói.
Phiên bản tượng Adiđà thời Lý được Chủ tịch nước Trần Đại Quang lựa chọn là quà tặng Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản.
Phiên bản tượng Adiđà được các nghệ nhân chế tác bằng Bạc nguyên chất, đúc bằng công nghệ áp lực chân không khí trơ liên hoàn để đảm bảo sự nguyên khối. Tượng cao 24 cm, nặng hơn 4 kg, phần mặt, cổ, tai, bàn tay và đôi sư tử chi tiết trên tượng được mạ vàng 24 k, tượng được đặt trên đế gỗ trắc cao 5,5 cm, thông tin song ngữ (Việt - Nhật) được khắc xung quanh. Toàn bộ món quà tặng và khối đế nặng gần 10 kg.
Tượng được bảo quản bởi lớp hộp mica trong suốt, hộp sơn mài bọc da có chứa đựng toàn bộ thông tin, lịch sử và giá trị nghệ thuật của pho tượng và ngoài cùng là hộp gỗ bọc da bảo vệ.
Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản chiêm ngưỡng món quà tặng ngày 1/3. Ảnh: Hữu Sáng
Ông Trần Thanh Tùng, đại diện Circle Group và Hội quán Di sản (đơn vị thực hiện) cho biết, việc chế tác thành công bức tượng Adiđà là sự tiến bộ vượt bậc trong việc khôi phục những di sản của tổ tiên.
Công đoạn triển khai và hoàn thiện tác phẩm đều đảm bảo sự khoa học và tính chính xác, nguyên liệu bạc với hàm lượng 99,9% được lấy từ mỏ Sin Quyền (Lào Cai), sử dụng liên hoàn nhiều kĩ thuật trong chế tác kim hoàn do các nghệ nhân người Việt đảm nhiệm.
Các nghệ nhân Hội quán Di sản từng chế tác Đầu rồng Thăng Long bằng chất liệu gốm, là quà tặng của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho Tổng thống Obama trong chuyến thăm của ông đến Việt Nam năm 2016.
Tượng Adiđà thời Lý (niên đại 1057) được là một tác phẩm nghệ thuật đạt chuẩn mực về điêu khắc tượng Việt Nam từ trước đến nay. Bức tượng có đường nét tinh xảo, mềm mại, tỉ mỉ và sống động, được coi là tác phẩm nghệ thuật mang thông điệp về Hòa Bình và Thịnh Vượng của thời Lý. Với những giá trị đầy đủ về mặt tôn giáo, lịch sử và mỹ thuật, pho tượng Phật Adiđà trở thành một trong những Bảo vật đáng tự hào của người dân Việt Nam.
Tượng Adiđà còn được gọi là pho tượng Hoàng gia bởi sự xuất hiện hơn 40 đôi rồng với nhiều hình dáng chuyển động khác nhau, cho thấy sự hiện diện của vương quyền, điều duy nhất nhà Lý đạt được. Pho tượng là niềm tự hào về một nền nghệ thuật đã đạt đến đỉnh cao, sánh ngang sự phát triển của nền nghệ thuật thế giới.
Đoàn Loan
Theo VNE
Bảo vật quốc gia 700 năm nằm giữa rừng phong Chùa Thanh Mai (tỉnh Hải Dương) nằm dưới quần thể rừng cây lá phong độc đáo của miền Bắc với diện tích hơn 100 ha, là nơi lưu giữ bia "Thanh Mai Viên thông tháp bi" vừa được công nhận bảo vật quốc gia. Chùa Thanh Mai ở xã Hoàng Hoa Thám, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Ảnh: Giang Chinh Những...