Bảo vật gần 2.500 năm khiến công nghệ hiện đại không thể làm giả hay tạo ra phiên bản
Cho đến nay, công nghệ hiện đại vẫn chưa thể tạo ra một phiên bản của bảo vật gần 2.500 năm này.
Trong quá trình khai quật khảo cổ, nhiều di vật văn hóa được tìm thấy. Tuy nhiên, do một số cổ vật quá quý giá và có khả năng vỡ, bị phá hủy khi lộ ra bên ngoài, do đó nhiều bảo tàng ở Trung Quốc đã chọn cách làm một cái tương tự (phiên bản). Đây được coi là một phương án thay thế nhằm bảo vệ di vật văn hóa quý hiếm và dễ bị hư hại.
Thế nhưng, có một di vật văn hóa cấu trúc bí ẩn và phức tạp đến nỗi ngay cả sử dụng công nghệ hiện đại cũng không thể bắt chước hay làm giả được. Bảo vật này chính là đế đặt trống (hay đế trống), được chế tạo cách đây gần 2.500 năm.
Đây là bảo vật được khai quật trong lăng mộ của Tăng Hầu Ất (477 TCN – 433 TCN), hay còn gọi là Cơ Ất, một vị quân chủ của nước Tăng (chư hầu của nhà Chu thời Chiến Quốc) tại thành phố Tùy Châu (thuộc tỉnh Hồ Bắc) vào năm 1978.
Vào thời điểm đó, sau nhiều tháng khai quật, các nhà khảo cổ đã tìm thấy hơn 15.000 di vật văn hóa, trong đó có tới 6.239 đồ đồng. Tất cả đều được chế tác từ thời Chiến Quốc.
Bộ chuông đồng lớn nhất từng được tìm thấy trong mộ cổ.
Ngoài ra, bộ chuông đồng được tìm thấy trong lăng mộ của vua Tăng Hầu Ất được coi là bộ chuông đồng lớn nhất, hoàn chỉnh và tinh xảo nhất từng được tìm thấy trên thế giới.
Tuy nhiên, trong số các di vật được tìm thấy trong lăng mộ hơn 2.000 năm, có một bảo vật khiến các chuyên gia vô cùng kinh ngạc, đó chính là đế trống.
Đế trống gần 2.500 năm là bảo vật không thể làm giả hay sao chép được.
Trống là loại nhạc cụ phổ biến vào thời Chiến Quốc. Nhạc cụ này bao gồm ba phần: đế, giá đỡ và thân trống. Phần đế trống chính là bảo vật được tìm thấy trong lăng mộ của Tăng Hầu Ất.
Đế trống trong lặng mộ Tăng Hầu Ất cao 0,45 m, có đường kính đáy là 0,8 m và nặng 192,1 kg. Báu vật này trông cồng kềnh và có độ phức tạp rất lớn về kết cấu, được đánh giá là đại diện cho đỉnh cao của nghệ thuật luyện đồng thời cổ đại.
Trống là loại nhạc cụ phổ biến thời Chiến Quốc.
Đây là phần đế của loại trống trong lăng mộ Tăng Hầu Ất. Chất liệu của nó là đồng. Tuy nhiên, cổ vật này lại có hình dáng kỳ dị. Cụ thể, phần thân của đế trống này được cấu tạo gồm 8 cặp rồng lớn và một số rồng nhỏ. Những con rồng này được đúc đan xen với nhau, thậm chí còn được tô điểm bằng các viên ngọc lam quý giá.
Thoạt đầu, khi nhìn vào kết cấu này tuy hỗn loạn nhưng lại tạo cho người xem một cảm giác lạ lùng, sinh động. Rõ ràng nhìn vào người ra thấy có những con rồng được trang trí xung quanh đế trống. Tuy nhiên, vì chúng đan xen với nhau nên không ai biết trên báu vật này có bao nhiêu con rồng. Cho đến nay, các chuyên gia cũng không thể biết được đáp án chính xác.
Vì sao không thể làm giả bảo vật hơn 2.000 năm?
Video đang HOT
Cấu trúc của bảo vật này quá phức tạp. Theo các chuyên gia, cho dù cố tình làm giả một cái cũng không thể giống đồ thật.
Theo Bảo tàng tỉnh Hồ Bắc, nơi hiện đang trưng bày đế trống hơn 2.000 năm tuổi này, một hôm nọ, có một người nước ngoài đến tham quan đế trống của Tăng Hầu Ất và đã nán lại trước tủ trưng bày cả ngày. Người đàn ông này đếm được 108 con rồng. Mặc dù con số này rất cao, nhưng thực tế số lượng rồng mà mỗi người đếm được từ những góc độ khác nhau lại cho ra đáp án khác nhau. Do đó, 108 con rồng không phải là đáp án chính xác. Cho đến nay, vẫn chưa có ai khẳng định chính xác về số lượng rồng ở trên báu vật quý hiếm này.
Theo các chuyên gia, đây cũng chính là một trong những điểm gây khó cho việc làm giả hoặc phục chế. Bảo tàng tỉnh Hồ Bắc từng mời nhiều đơn vị mạnh về sao chép bảo vật, nhưng ngay cả khi sử dụng những công nghệ hiện đại nhất, kết quả vẫn không thành công.
Bằng cách nào mà những người thợ thủ công cách đây hơn 2.000 năm có thể tạo ra những con rồng này một cách khéo léo như vậy, cho đến nay vẫn còn là một bí ẩn. Sau khi thảo luận, nghiên cứu, các chuyên gia về luyện kim đều cho rằng, quy trình đúc đồng vào thời Tăng Hầu Ất là phương pháp đúc sáp thời cổ. Phương pháp này được sử dụng để chế tác các đồ vật một cách tinh tế, vừa đòi hỏi độ chính xác, vừa cần có kỹ thuật rất cao.
Trên thực tế, dựa theo phương pháp này, Bảo tàng tỉnh Hồ Bắc đã mời nhiều chuyên gia trong và ngoài nước thực hiện việc mô phỏng, sao chép đế trống hơn 2.000 năm tuổi. Tuy nhiên, sau mỗi lần sao chép và đối chiếu với bản chính, tất cả đều không đạt yêu cầu. Các chuyên gia cho biết, những bản sao không thể hiện được sự huyền diệu của bảo vật gốc, âm thanh phát ra cũng không được sinh động.
Chính vì vậy, đế trống trong lăng mộ Tăng Hầu Ất có lẽ là bảo vật quốc gia độc đáo nhất về đồ đồng. Kỹ thuật và kết cấu đặc biệt của nó khiến ngay cả các chuyên gia hàng đầu cùng những công nghệ hiện đại nhất hiện nay cũng phải “ngả mũ”.
Lão nông vào hang bắt cáo, tìm được bảo vật nghìn năm có một
Vào hang để bắt con cáo, lão nông này không ngờ có thể tìm thấy bảo vật quốc gia quý hiếm.
Từ một cuộc đuổi bắt thông thường lại có thể tìm thấy bảo vật quý giá. Đây là câu chuyện có thật ở tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc).
Theo đó, vào tháng 7 năm 1991, lão nông Trần Hải Quý ở làng Long Trung, thị trấn Sa Điền, thành phố Hạ Châu (tỉnh Quảng Tây), rất giận vì phát hiện những cây lạc sắp thu hoạch trên ruộng lại bị động vật tàn phá. Dù đã thử nhiều cách, nhưng tình hình ruộng lạc bị phá hoại vẫn không khá hơn.
Trong một đêm nọ, ông Trần cuối cùng cũng nhìn ra "thủ phạm" phá hoại ruộng lạc của nhà mình. Đó chính là một bầy cáo.
Bầy cáo chính là "'thủ phạm" phá hoại ruộng lạc của nhà ông Trần.
Lão Trần không hiểu vì sao những con cáo này lại ăn lạc của ông. Lúc đó, ông cầm cuốc xông tới, bầy cáo thấy người nên sợ hãi quay đầu bỏ chạy. Chúng rất nhanh đã biến mất và cuối cùng chỉ còn lại dấu vết của một con cáo. Ông Trần đuổi theo nhưng vì trời đã khuya nên không dám chạy sâu vào rừng núi. Tuy nhiên, người nông dân này trông thấy con cáo chui vào trong một cái hang trên vách đá rồi biến mất. Khi đuổi tới nơi, ông Trần lấy đá chặn cửa hang, đánh dấu và sau đó quyết định xuống núi.
Vào ngày hôm sau, Trần Hải Quý gọi con trai mình và một người dân trong làng, đi theo dấu vết đêm hôm trước đến sườn núi để tìm lại hang cáo. Ba người mang theo đèn pin và một số dụng cụ khác.
Đến nơi, bên trong hang đá tối om, vách đá trơn trượt và mặt đất gồ ghề. May thay cả ba người đều mang theo đèn pin nên có thể sử dụng để di chuyển vào trong hang. Trên bức tường đá của hang đá này có dấu vết nhân tạo. Hang đá này dường như không được hình thành một cách tự nhiên.
Ông Trần cùng con trai và một người dân trong làng đi tìm bắt cáo trong hang đá bí ẩn. Ảnh minh họa
Khi ông Trần chiếu đèn pin vào sâu bên trong hang, ông bất ngờ nhìn thấy có một thứ kỳ lạ. Ban đầu, ông Trần cho rằng đó là một con cáo và định lấy cuốc để dạy cho con vật này một bài học. Thế nhưng, sau khi đến gần hơn, ông nhận ra rằng đó không phải là con cáo hay một sinh vật sống. Thay vào đó là một chiếc bình lớn cũ kỹ bằng đồng.
Chiếc bình cổ này rất kỳ lạ khi có một cái đầu có sừng, trông rất kỳ lạ.
Chiếc bình làm bằng đồng có hình thù kỳ dị được tìm thấy trong hang cáo.
Do đó, ba người không dám đi sâu vào trong hang nữa. Tuy nhiên, ông Trần cảm thấy chiếc bình trong hang cáo có thể là một bảo vật, nên ông đã mang nó trở về ngôi làng ở dưới chân núi.
Việc ông Trần tìm thấy chiếc bình kỳ lạ trong hang cáo đã nhanh chóng tới tai nhiều người trong làng, Vào lúc này, có một nhóm buôn bán di vật, cổ vật đã tìm đến ông và nói thẳng vào vấn đề: " 800.000 NDT, ông có bán không?".
Vào đầu những năm 1990, 800.000 NDT (khoảng hơn 2,6 tỷ đồng) là một số tiền lớn. Trước lời đề nghị hấp dẫn này, ông Trần vẫn lưỡng lự không muốn bán. Sau đó, lại có một nhóm người đến hỏi mua chiếc bình. Lúc này, ông Trần cho rằng chiếc bình mà ông tìm thấy trong hang cáo có thể là một bảo vật quý giá, bởi vì nó thu hút được nhiều người buôn bán cổ vật đến như vậy. Do đó, người nông dân này quyết định không bán chiếc bình.
Trong khi ông Trần không biết phải làm thế nào với chiếc bình cổ, thông tin về ông và vụ việc đã lan rộng và thu hút sự chú ý của các cán bộ, chuyên gia về di vật văn hóa.
Dưới sự hướng dẫn của dân làng, các chuyên gia đã tìm thấy ông Trần Hải Quý và làm công tác tư tưởng. Sau khi lắng nghe các chuyên gia, ông Trần đã lấy chiếc bình ra. Khi các chuyên gia trông thấy chiếc bình bằng đồng này, họ rất ngạc nhiên và hỏi ông Trần đã tìm thấy nó ở đâu.
Ông Trần đã thành thật kể lại chi tiết về quá trình tìm thấy món đồ đồng đặc biệt này. Sau khi nghe xong, các chuyên gia bật cười và còn nói đùa rằng: " Vậy chúng ta phải cảm ơn con cáo đó!".
Chủ nhân của chiếc bình cổ là ai?
Hang đá bí ẩn này thực chất là một ngôi mộ cổ có niên đại khoảng 2.500 năm.
Không thể nào một đồ vật bằng đồng như thế này lại tự nhiên xuất hiện trong hang động được. Các chuyên gia khảo cổ phán đoán rằng trong hang động này nhất định có ẩn chứa bí mật gì đó.
Dưới sự chỉ dẫn của ông Trần Hải Quý và những người khác, các chuyên gia đã tìm thấy hang đá bí ẩn. Không tìm thấy bầy cáo, nhưng tại nơi ông Trần tìm thấy chiếc bình bằng đồng, sau khi điều tra, các chuyên gia phát hiện đây thực chất là một ngôi mộ cổ từ thời Chiến Quốc, có lịch sử khoảng 2.500 năm.
Các chuyên gia đã ngay lập tức tiến hành khai quật trong hang đá. Kết quả, họ đã tìm thấy 33 di vật văn hóa quý giá, bao gồm nhiều món đồ vật được làm bằng đồng, đồ gốm và tiền vỏ sò.
Tuy nhiên, đồ vật quý giá nhất trong hang cáo này lại chính là chiếc bình có hình thù kỳ dị do ông Trần tìm thấy.
Chiếc bình cổ này được coi là kiệt tác hiếm có trong thế giới khảo cổ.
Mặc dù bên ngoài chiếc bình có một lớp gỉ sét, nhưng vẫn không che giấu được hình dáng tuy đơn giản nhưng uy nghiêm, tinh xảo. Đặc biệt, các chuyên gia nhận thấy nghệ thuật chạm khắc trên thân bình cực kỳ điêu luyện, hoa văn cũng rất tinh xảo và sống động.
Chiếc bình cổ bằng đồng này cao khoảng 53,7 cm, dài 28 cm, nặng 21,5 kg, có đầu hình kỳ lân, lựng chạm nổi hình ngọa long (rồng nằm), đuôi gắn một con chim phượng hoàng, thân có nhiều hoa văn tinh xảo, độc đáo. Những chi tiết này cho thấy tay nghề thủ công tuyệt đỉnh của những người thợ thời xưa.
Việc kết hợp ba linh vật huyền thoại như rồng, phượng và kỳ lân trong một chiếc bình cho thấy đây là một kiệt tác hiếm có trong thế giới khảo cổ.
Hầu hết các chuyên gia đều thừa nhận rằng đây là lần đầu tiên ba linh vật rồng, phượng, lân lại được kết hợp trên cùng một chiếc bình như thế này. Việc được trang trí với những linh vật như rồng, phượng, hay kỳ lân, cho thấy thân phận của chủ nhân chiếc bình cổ này là cực cao.
Với sự trợ giúp của các chuyên gia từ Bảo tàng Quốc gia, các chuyên gia đều thống nhất cho rằng chủ nhân của chiếc bình hình kỳ lân này là một vị vương hầu thời Chiến Quốc.
Chiếc bình hình kỳ lân này được dùng làm bình đựng rượu ngon. Ngoài ra, theo người phụ trách Bảo tàng Hạ Châu, chiếc bình bằng đồng này còn là một đồ vật nghi lễ được dùng trong các dịp tế lễ lớn. Cho đến nay, đây là chiếc bình bằng đồng duy nhất có kết hợp các linh vật rồng, phượng và kỳ lân được tìm thấy ở Trung Quốc.
Theo các chuyên gia, việc tìm thấy chiếc bình được chế tác tinh xảo như này ở Hạ Châu cho thấy nơi đây có sự giao lưu văn hóa rộng rãi.
Chiếc bình cổ trở thành bảo vật quốc gia
Nhờ chiếc bình cổ, các chuyên gia đã tìm thấy nhiều di vật văn hóa ở thành phố Hạ Châu.
Ngoài ra, việc tìm thấy chiếc bình này giống như một chiếc chìa khóa giúp các chuyên gia mở ra kho tàng di vật văn hóa ẩn dưới lòng đất hàng nghìn năm ở Hạ Châu. Cụ thể, sau khi mở rộng phạm vi điều tra và khai quật, chỉ trong vài tháng, Bảo tàng Hạ Châu đã thu giữ được tới hơn 30.000 di vật văn hóa.
Mặc dù ông Trần và những người dân khác trong làng đã tự nguyện giao nộp di vật văn hóa mà không yêu cầu bất kỳ phần thưởng nào, nhưng cơ quan di sản văn hóa tại địa phương đã trao giấy khen và tiền thưởng 200 NDT cho mỗi người.
Chiếc bình hình kỳ lân hiện đang được lưu giữ tại Bảo tàng Quốc gia Trung Quốc.
Chiếc bình cổ bằng đồng hình kỳ lân đã được công nhận là quốc bảo của Trung Quốc. Bảo vật này cũng đã được trưng bày ở nhiều nơi ở đất nước này từ năm 1993. Ngoài ra, chiếc bình có vẻ ngoài kỳ lạ còn được mang đến nhiều quốc gia trên thế giới như Đan Mạch, Pháp, Hà Lan và nhiều quốc gia ở châu Âu. Hiện nay, chiếc bình cổ đang được lưu giữ tại Bảo tàng Quốc gia Trung Quốc.
Ngôi mộ cổ bị nổ tung khi khai thác đá, hé lộ bảo vật quốc gia Người nông dân không ngờ rằng, thứ mà mình phát hiện ra lại là bảo vật quốc gia quý giá. Vào những năm 80 của thế kỷ trước, một người nông dân tại thôn Thị Viên - thành phố Vĩnh Thành - Hà Nam - Trung Quốc khai thác đá trên ngọn núi gần đó. Gần trưa, khi ông định về nhà ăn...