Báo Tuổi Trẻ đã thoái toàn bộ vốn tại Thế Kỷ 21 (C21)
Ngoài ra, Chủ tịch HĐQT thế kỷ 21 cũng đăng ký bán toàn bộ số cổ phần đang nắm giữ.
Báo Tuổi Trẻ vừa thông báo đã bán ra toàn bội 922.875 cổ phiếu C21 của CTCP Thế kỷ 21, tương ứng 5,28% tổng số cổ phiếu có quyền biểu quyết và không còn là cổ đông lớn của công ty. Giao dịch thực hiện ngày 12/12/2019.
Cũng trong ngày 12/12/2019 xuất hiện giao dịch thỏa thuận với tổng cộng hơn 1,21 triệu cổ phiếu C21 với giá thỏa thuận bình quân 29.000 đồng/cổ phiếu, tổng giá trị hơn 35,3 tỷ đồng. Giá thỏa thuận cao hơn so với mức giá giao dịch bình quân trong phiên trên thị trường chứng khoán là 26.000 đồng/cổ phiếu.
CTCP Thế kỷ 21 tiền thân là Công ty TNHH Tuổi Trẻ, thành lập năm 1994 với 116 thành viên gồm cơ quan Báo Tuổi Trẻ, phóng viên, nhân viên…vốn điều lệ ban đầu 12 tỷ đồng. Tháng 7/2011, công ty đã từng chính thức niêm yết trên Sàn Giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh với mã chứng khoán C21, song đến tháng 9/2015 công ty đã hủy niêm yết tự nguyện.
Đến tháng 11/2016 Thế kỷ 21 quay trở lại đăng ký giao dịch trên Upcom với giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên 18.000 đồng/cổ phiếu.
Trong lúc đó ông Trần Công Tuấn, Chủ tịch HĐQT, cũng đăng ký bán ra toàn bộ 737.348 cổ phiếu C21 (tỷ lệ 4,22%). Giao dịch dự kiến thực hiện từ 24/12/2019 đến 20/1/2020. Ngoài ra, con ông Trần Công Tuấn, bà Trần Phạm Thu Trúc, đăng ký bán hết 174.718 cổ phiếu. Bà Trần Phạm Xuân Đào, con ông Trần Công Tuấn, cũng đăng ký bán hết 75.586 cổ phiếu C21. Các giao dịch này đều đưa mục đích là để giải quyết việc cá nhân.
Video đang HOT
Còn bà Nguyễn Thị Anh Thư, ủy viên HĐQT, cũng đăng ký bán toàn bộ 117.287 cổ phiếu.
Biến động cổ đông của Thế Kỷ 21 bắt đầu từ cuối tháng 10, đầu tháng 11 khi công ty riêng của Chủ tịch Trần Công Tuấn, Công ty TNHH Trần Minh An, công ty do ông Tuấn làm Giám đốc, đã liên tục bán ra toàn bộ cổ phiếu C21 đang nắm giữ.
Diễn biến giá cổ phiếu C21 trong 1 năm gần đây.
Nam Sơn
Theo Nhịp sống kinh tế
Dệt may Hoàng Thị Loan sắp lên UPCoM với định giá 19.600 đồng/cổ phiếu
Ngày 27/12, cổ phiếu HLT của Dệt may Hoàng Thị Loan sẽ được giao dịch trên UPCoM với giá tham chiếu 19.600 đồng/cổ phiếu.
Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa chấp thuận cho CTCP Dệt may Hoàng Thị Loan (Halotexco) được đăng ký giao dịch 3,36 triệu cổ phiếu trên UPCoM với mã chứng khoán HLT.
Ngày giao dịch đầu tiên là 27/12 với giá tham chiếu 19.600 đồng/cổ phiếu.
Dệt may Hoàng Thị Loan sắp giao dịch trên UPCoM.
Dệt may Hoàng Thị Loan tiền thân được thành lập từ việc sáp nhập 2 doanh nghiệp là nhà máy sợi Vinh - nhà máy thành viên của Công ty Dệt may Hà Nội (Hanosimex) và Công ty Dệt kim Hoàng Thị Loan - nguyên là doanh nghiệp nhà nước thuộc UBND tỉnh Nghệ An.
Tháng 11/2005, Công ty tiến hành cổ phần hóa, đến cuối năm 2005 công ty chính thức hoạt động theo mô hình công ty cổ phần với vốn điều lệ ban đầu 16 tỷ đồng. Lần gần đây nhất tháng 1/2013, Công ty tiến hành tăng vốn điều lệ lên 33,6 tỷ đồng như hiện nay.
Đến thời điểm 20/7, Dệt may Hoàng Thị Loan có 1 cổ đông lớn duy nhất là công ty mẹ - Tổng CTCP Dệt may Hà Nội đang sở hữu 75,58% vốn.
Lĩnh vực kinh doanh chính của công ty là sản xuất các sản phẩm kéo sợi, dệt, các mặt hàng thời trang nam nữ và quần áo trẻ em. Trong đó mảng kinh doanh sợi mang lại doanh thu và lợi nhuận chính của công ty.
Về hoạt động kinh doanh, kết thúc năm 2018, Công ty ghi nhận tổng sản lượng sợi quy chuẩn các loại đạt 17.986 tấn; doanh thu đạt 938 tỷ đồng; kim ngạch xuất khẩu đạt 25,1 triệu USD; tổng lợi nhuận thực hiện hơn 10 tỷ đồng.
Lũy kế 9 tháng năm 2019, doanh thu thuần Công ty đạt gần 688 tỷ đồng, lãi trước thuế vỏn vẹn hơn 208 triệu đồng, trong khi kế hoạch lên đến 15 tỷ đồng.
Theo Công ty, lợi nhuận khó mà đạt được trong năm 2019 vì ảnh hưởng nặng nề từ chiến tranh thương mại, trong đó ngành sợi có ảnh hưởng tiêu cực bởi khách hàng lớn của Công ty là đối tác Trung Quốc, dẫn đến doanh thu có chiều hướng giảm, chi phí sản xuất cao hơn do nguồn nguyên liệu tăng giá.
Cho năm 2020, Công ty sẽ tăng vốn điều lệ lên hơn 55 tỷ đồng, doanh thu thuần đề ra gần 921 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 15 tỷ đồng và cổ tức dự kiến 15-20%.
Hồi cuối tháng 6, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa ban hành quyết định xử phạt gần 450 triệu đồng đối với Dệt may Hoàng Thị Loan, trong đó Công ty bị phạt 350 triệu đồng do không đăng ký giao dịch chứng khoán.
Anh Nhi
Theo Vietnamdaily.net.vn
[Nhịp đập phái sinh phiên 19/12] Các hợp đồng tương lai giằng co liên tục trong phiên đáo hạn Hiện tại VN-Index nói chung và VN30 nói riêng vẫn đang có vùng hỗ trợ cứng, áp theo VN30 là tại khu vực 855-860 nên nhà đầu tư trong phiên tới có thể quan sát vùng giá này để ra quyết định. Thị trường mở cửa phiên 19/12 điều chỉnh nhẹ 1.5 điểm, ngay sau đó hợp đồng VN30F1912 đã lấy lại được...