Báo Trung Quốc: Nhật Bản đừng mơ bao vây Trung Quốc
Nhât Bản đang âm thâm thê hiên những bước đi khôn ngoan của mình trên mặt trân ngoại giao tạo thê bao vây Trung Quôc từ nhiêu phía trong khi Trung Quôc liên tục có hành đông leo thang ở khu vực tranh châp Senkaku/Điêu ngư.
Không giông với Trung Quôc ra oai bằng các hành đông cử tàu hải giám giám sát quanh khu vực đảo tranh châp, cho tàu đánh bắt cá ra khơi và hàng loạt các hành đông gây hân trên biên Đông. Nhât Bản lại tìm cho mình môt con đường khá nhẹ nhàng trên biên pháp ngoại giao.
Báo Tiền phong dẫn bài viết của Xinhuanet cho biết, gần 6 tháng kể từ khi lên nắm quyền đến nay, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe liên tiếp triển khai các hoạt động ngoại giao nhằm vào Trung Quốc hòng xây dựng cái gọi là “vòng vây kiềm chế Trung Quốc”.
Theo truyền thống, chuyến đi nước ngoài đầu tiên của tân thủ tướng Nhật Bản có điểm đến là Mỹ, nhưng Thủ tướng Shinzo Abe đã phá vỡ truyền thống và thực hiện chuyến đi đầu tiên tới khu vực Đông Nam Á. Sau khi cử bộ trưởng tài chính đến Myanmar và bộ trưởng ngoại giao đến Singapore, Brunei, Australia và Philippines, Thủ tướng Nhật Bản đã đi thăm Việt Nam, Thái Lan và Indonesia. Không những thế, ông còn tiến vào “sân sau” của Trung Quốc, với chuyến thăm Myanmar gần đây.
Cuộc tấn công ngoại giao này cho thấy sự quan tâm kinh tế-chiến lược của chính quyền mới ở Nhật Bản đối với Đông Nam Á. Thủ tướng Abe muốn kiềm chế sức mạnh quân sự và thương mại ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực. Ông muốn mở rộng thẩm quyền hàng hải của Nhật Bản, kết hợp với sức mạnh kinh tế của đất nước. Các doanh nghiệp Nhật Bản cũng đang để mắt đến Đông Nam Á sau những thiệt hại do làn sóng chống Nhật vừa qua tại Trung Quốc.
Thủ tưởng Nhât Bản tiêp Tổng thống Myanmar Thein Sein
Những năm gần đây, Nhật Bản và Việt Nam không ngừng hợp tác trên lĩnh vực an ninh. Từ năm 2012, quân đội Nhật giúp Việt Nam đào tạo các nhân viên y tế phục vụ trên tàu ngầm cũng như đào tạo các sĩ quan chỉ huy cảnh sát biển. Tháng 2/2012, Nhật Bản đã đưa tàu tuần tra Shikishima đến cảng Hải Phòng – Việt Nam. Phía Việt Nam cũng tăng cường cử quân nhân cấp cao của lực lượng cảnh sát biển sang Đại học an ninh hàng hải Nhật Bản đào tạo ngắn hạn.
Trước đó, Thủ tướng Abe đã tuyên bố rõ rằng kế hoạch xây dựng cộng đồng ASEAN vào năm 2015, với tổng giá trị của các nền kinh tế trong khối đạt 2.000 tỉ USD và dân số 600 triệu người, sẽ góp phần tạo sức bật đáng kể cho nền kinh tế trì trệ của Nhật.
Tuy nhiên, hoạt đông của Nhât Bản được dư luân thê giới quan tâm nhât là chuyên thăm lịch sử của Thủ tướng Abe tới Myanmar hôi tháng 5 vừa qua. Ông Abe là Thủ tướng đầu tiên của Nhật Bản thăm Myanmar kể từ năm 1977. Trong ba ngày tại đây, Thủ tướng Abe đã thông báo xóa nợ cho Myanmar, công bố gói viện trợ trị giá 980 triệu USD cùng các kế hoạch cơ bản để giúp Myanmar phát triển cơ sở hạ tầng điện lực. Thủ tướng Abe khẳng định, Nhật Bản sẽ hỗ trợ tiến trình cải cách của Myanmar thông qua việc trợ giúp cả lĩnh vực công và tư của nước này.
Chuyên thăm Myanmar của Thủ tướng Abe được giới chuyên gia nhân định là nước cờ thông minh của Nhât Bản với không chỉ có môt vị trí vàng, là môt mỏ tài nguyên còn khá hoang sơ của thê giới, Myanmar còn là “sân sau” của Trung Quôc. Nêu lây lòng được Myanmar, Nhât Bản sẽ dân thay thê ảnh hưởng của Trung Quôc ở đât nước này.
Video đang HOT
Ngoài ra, nhiêu hành đông của Nhât Bản khiên Trung Quôc phải bực mình như viêc Trung Quôc đang cô lây lòng Mỹ thì vâp phải, hiệp ước an ninh Mỹ-Nhật quy định Washington bảo vệ Nhật Bản nếu có hành động tấn công xảy ra trên những vùng lãnh thổ do Tokyo quản lý.
Quân đảo đang gây sóng gió trong quan hê Trung – Nhât
Đặc biêt, trong khi tranh châp trên biên Hoa Đông đang căng thẳng, Nhât Bản lại bắt tay thỏa thuân cho phép ngư dân Đài Loan đánh bắt cá xung quan đảo Senkaku/Điêu Ngư. Hành đông này khiên Bắc Kinh phân nô vì Nhât Bản đã cô tình lây đi phân được Trung Quôc xem như ruôt thị của mình.
Trong các cuôc thăm của Thủ tướng Nhât Bản luôn kèm theo thông điêp Nhât Bản sẽ dân tạo thêm môt vòng tròn khép kín đê ngăn chặn ảnh hưởng của Trung Quôc.
Phản ứng trước hàng loạt đông thái vê mặt ngoại giao của Nhât Bản nhằm bao vây Trung Quôc, giới truyên thông Trung Quôc đã đưa ra các thông tin chứng minh Nhât Bản khó có thê thay thê Trung Quôc ở những nơi Nhât Bản đang cô chen chân vào.
Tờ Xinhuanet đưa ra dân chứng với ASEAN, mặc dù Nhật Bản là đối tác thương mại lớn thứ hai của khu vực này, nhưng Trung Quốc mới là “anh cả” trong đối tác thương mại của ASEAN. Sau khi xây dựng khu vực mậu dịch tự do với ASEAN, kim ngạch trao đổi thương mại và đầu tư giữa hai bên tăng mạnh, năm 2012, kim ngạch thương mại giữa Trung Quốc và ASEAN đạt mức kỷ lục 400 tỉ USD, đầu tư song phương đã lên tới 100 tỉ USD.
Đôi với ván cờ Myanmar, dù mở cửa chào đón các nước khác đầu tư nhưng Tổng thống Thein Sein đã khôn ngoan tuyên bố, Myanma rất trân trọng tình hữu nghị truyền thống và mối quan hệ láng giềng tốt đẹp với Trung Quốc. Myanma đang tập trung cho công cuộc cải cách đất nước và sự phát triển ổn định của quốc gia, mong muốn tiếp tục được sự ủng hộ của Bắc Kinh, chào đón các công ty Trung Quốc tiếp tục tham gia vào công cuộc xây dựng kinh tế của Myanma. Trong khi đó, Trung Quôc đang ngày càng lớn mạnh và khẳng định vị thê là môt cường quôc lớn của mình.
Bài báo trên Xinhuanet nhấn mạnh, Trung Quốc đã không còn là Trung Quốc nghèo đói, suy yếu như thời chiến tranh Thanh – Nhật năm 1894, cũng không còn là đất nước Trung Quốc tản mạn như một nắm cát trong cuộc chính biến ngày 18/9/1931 – ngày diên ra biến cố Mãn Châu mà Nhât Bản đã lây cớ đê xâm chiêm nhiêu phân lãnh thô Trung Quôc trước chiến tranh thế giới lân thứ II.. Hiện tại, sức mạnh kinh tế, quốc phòng của Trung Quốc đều không còn như ngày trước, sự phồn vinh và ổn định của thế giới cũng không thể tách rời khỏi Trung Quốc, đâu phải chỉ dựa vào lôi kéo là Nhật Bản có thể “bao vây” Trung Quốc? Nói đến “bao vây Trung Quốc”, Nhật Bản chắc chắn đã không lường được sức mình.
Theo vietbao
Trung Quốc "dằn mặt" Nhật vì chiến lược bao vây
Hôm nay 30/6, Hoàn Cầu chỉ trích gay gắt chiến lược bao vây Trung Quốc củaNhật thời gian vừa qua và khẳng định, chắc chắn sẽ đến một ngày Nhật phải tâm phục khẩu phục làm "nước nhỏ" trước Trung Quốc.
Cảnh sát Biển Nhật Bản phun vòi rồng chặn tàu cá Trung Quốc đi vào khu vực đảo Senkaku.
"Bao vây Trung Quốc" là ảo vọng?
Nhật Bản đang tiếp đón thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh, hai bên bàn thảo về vấn đề hợp tác an ninh trên biển. Và mấy hôm trước, thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe sang thăm Myanma, những động thái này được nhiều người cho là quá trình ghép các mảnh ghép "bao vây Trung Quốc" của Nhật Bản.
Hoàn Cầu cho rằng chiến lược đối đầu với Trung Quốc là một trong những nguyên nhân khiến Nhật Bản tăng cường hoạt động ở khu vực xung quanh Trung Quốc, phán đoán này dĩ nhiên là không sai. Chiến lược nhằm vào Trung Quốc của Nhật Bản được xây dựng kỹ càng hơn chiến lược nhằm vào Nhật Bản của Trung Quốc. Đó là do sự ảnh hưởng của Trung Quốc đối với tương lai của Nhật Bản trong thế kỷ XXI lớn hơn so với độ ảnh hưởng theo chiều ngược lại của Nhật Bản đối với Trung Quốc.
Quân đội Trung Quốc thường xuyên diễn tập, hâu thuẫn cho cái gọi là "giấc mơ Trung Hoa".
Tuy nhiên, cái gọi là Nhật Bản "bao vây Trung Quốc" chỉ là sự khoa trương một cách hình tượng mà thôi. Nhật Bản mong muốn có thêm một vài tấm thẻ trong ván bài với Trung Quốc, đồng thời sẽ bỏ ra công sức để cạnh tranh với Trung Quốc độ ảnh hưởng tại châu Á, những điều này là hoàn toàn có thể lý giải. Tuy nhiên, kể cả Nhật Bản có tâm "bao vây Trung Quốc" thì lực cũng bất tòng tâm. Kể cả là Mỹ, "bao vây Trung Quốc" cũng ngày càng là ảo tưởng của một vài người mà thôi.
Hoàn Cầu khẳng định, sự trỗi dậy của Trung Quốc sẽ làm thay đổi cục diện sức mạnh ở khu vực châu Á, những ảnh hưởng mà sự thay đổi này đem lại có phạm vi rộng hơn so với nhận trước trước đây của Trung Quốc. Nhật là nước bị ảnh hưởng đầu tiên, mối quan hệ địa chính trị đặc biệt của nước này với Trung Quốc khiến cảm giác "đau đớn" mà Tokyo cảm nhận được trước sự trỗi dậy của Trung Quốc là vô cùng kinh hoàng.
Nhật nên biết "thân phận nước nhỏ"
Tờ báo sặc mùi dân tộc chủ nghĩa này lập luận trước đây Nhật là cường quốc duy nhất ở khu vực Đông Á, đặc biệt là cường quốc trên biển duy nhất ở Đông Á. Hiện nay không những sức mạnh tổng hợp của Trung Quốc vượt Nhật Bản, mà còn phát triển ra vùng viễn dương, sau đó không lâu, sức mạnh trên biển của Trung Quốc sẽ vượt lên trên Nhật Bản. Tokyo cần quãng thời gian thích ứng dài hơn, khó khăn hơn so với các quốc gia khác. Cho đến một ngày kia, Nhật Bản buộc phải tâm phục khẩu phục là một "nước nhỏ" trước mặt Trung Quốc.
Hoàn Cầu quả quyết ngày này sớm muộn sẽ đến. Những trò vặt vãnh mà Nhật Bản gây ra thời gian qua đều chỉ phí công vô ích, chúng chỉ giúp Tokyo tự an ủi mình và khó có thể ảnh hưởng đến tiến trình lịch sử của châu Á.
Quân đội Trung Quốc ngày càng tỏ ra cứng rắn trong vấn đề tranh chấp chủ quyền, trong ảnh là lính Trung Quốc cơ động đường không trong một cuộc diễn tập.
Trước mặt Trung Quốc, Nhật Bản ngày càng rơi vào thế yếu, cả về thực lực và tâm lý. Nhật Bản đang cố gắng che giấu thế yếu của mình thông qua việc khoe khoang sức mạnh, cổ xúy sĩ khí người dân, gắn bó sự đoàn kết quốc gia. Vấn đề mà Trung Quốc đang phải đối mặt là chưa thực sự tự tin vào thế mạnh của mình. Bắc Kinh rất muốn thông qua cuộc đấu tranh với Nhật Bản để kiểm chứng sự lớn mạnh của mình.
Trung Quốc không cần thiết phải coi cuộc xung đột với Nhật Bản mang tính chiến lược. Chiến lược của hai nước đã được xây dựng từ lâu, sự hơn thiệt của mỗi bên trong mỗi vụ va chạm cụ thể không có ảnh hưởng gì lớn tới chiến lược này, cái mà chúng có thể ảnh hưởng chỉ là cảm nhận tâm lý nhất thời của hai nước Trung - Nhật mà thôi. Nếu "đùa" với Nhật Bản quá say sưa thì Trung Quốc lại trở thành đối tác điều chỉnh của Nhật Bản trong giai đoạn "xuống dốc" đặc biệt.
Đương nhiên, sẽ rất khó để xã hội Trung Quốc chín chắn như người khổng lồ chính trị siêu phàm. Ở một mức độ nhất định, xã hội Trung Quốc cũng sa lầy vào các vụ va chạm cụ thể với Nhật Bản, đây là quá trình trưởng thành dần dần về mặt thực lực và tâm lý của Trung Quốc. Bắc Kinh không cần thiết phải va chạm liên miên với một quốc gia đang trong thời kỳ "xuống dốc", cũng không cần thiết vì "so đo" với Nhật Bản mà phải tự trách mình. Chắc chắn Trung Quốc sẽ ngày càng giống một nước lớn thực sự, hết sức tự tin, lẫm liệt.
Hải quân Trung Quốc cũng thường xuyên diễu võ giương oai gây sức ép với láng giềng có tranh chấp.
Hoàn Cầu tự tin Trung Quốc không cần vội 'chơi bài ngửa' với Nhật Bản, cũng không cần thiết phải vội vàng hòa giải với Nhật Bản. Việc mà Bắc Kinh cần làm nhất là thả lỏng cho thoải mái, dùng lợi ích quốc gia để quyết định sách lược đối với Nhật Bản, và Bắc Kinh làm thế nào cũng đều là đúng.
Giữa hai nước chẳng có gì đáng phải bàn cãi, những chuyện ầm ĩ vừa qua cũng không phải là chuyện lớn. Chỉ vì Nhật Bản không thể thích ứng trong thời kỳ quá độ lịch sử đặc biệt mà phải gây sự với Trung Quốc mà thôi. Nếu Trung Quốc có thời gian thì 'giao đấu với họ cho vui', nếu bận quá, không muốn hao tâm tổn trí thì hoàn toàn có thể làm ngơ.
Hoàn Cầu tuyên bố muốn hướng tới tương lai, Nhật Bản phải bước qua ngưỡng Trung Quốc, Trung Quốc cũng rất cần Nhật Bản bước một cách triệt để qua chính họ. Nhật Bản dần dần "nể sợ" Trung Quốc và Trung Quốc ngày càng tự tin hơn, đây là hai mặt khác nhau của cùng một tiến trình chính trị quốc tế.
Theo vietbao
Nhật đang lập vành đai bao vây Trung Quốc? Các phương tiện truyền thông Nhật Bản đưa tin, 5 năm trước đây, trong nhiệm kỳ thủ tướng đầu tiên ông Shinzo Abe đã đưa ra ý tưởng chiến lược bảo vệ an ninh "Vòng cung tự do và thịnh vượng" với nội dung chính là thiết lập một mạng lưới bao vây Trung Quốc. Trong một bài xã luận đăng trên trang...