Báo Trung Quốc đề cập khả năng dùng sức mạnh trên Biển Đông
Bắc Kinh sẽ “thực hiện các biện pháp cần thiết”, bao gồm cả hành động quân sự, để bảo vệ quyền lợi ở Biển Đông, bài xã luận trên tờ Global Times của Trung Quốc hôm qua có đoạn.
Tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc. Ảnh: AP.
Global Times là phụ bản của báo chính thống Nhân dân Nhật báo, báo của đảng Cộng sản Trung Quốc.
Lời lẽ nêu trên được đánh giá là cảnh báo cứng rắn nhất từ phía Trung Quốc trong thời điểm căng thẳng tại khu vực này lên cao về chủ quyền biển đảo, đài phát thanh Mỹ VOA bình luận.
Global Times cho rằng, nếu không đạt được một giải pháp hòa bình trong tranh chấp ở Biển Đông sẽ dẫn tới việc huy động cảnh sát biển và lực lượng hải quân, nếu cần thiết, “để bảo vệ quyền lợi của Trung Quốc”.
“Tùy thuộc tình hình diễn biến thế nào, Trung Quốc phải sẵn sàng cho hai phương án: đàm phán để đạt được một giải pháp hòa bình hoặc đáp lại khiêu khích bằng các cuộc phản công chính trị, thậm chí là quân sự”, bài xã luận có đoạn.
Báo Trung Quốc dẫn ra các phương án như sau: “Đầu tiên Trung Quốc sẽ đối phó bằng lực lượng cảnh sát trên biển, và nếu cần thiết sẽ phản công bằng hải quân”.
Trước đó, một tờ báo Hong Kong cũng phát đi tín hiệu cứng rắn của Trung Quốc. Tờ Văn Hối, được cho là tiếng nói của Bắc Kinh ở đặc khu, đăng xã luận nói rằng người Trung Quốc sẽ “có đòn phản kích” chứ “quyết không ngồi nhìn”.
Bài xã luận của Văn Hối chỉ rõ rằng thông qua hai cuộc diễn tập hải quân ở khu vực Biển Đông, Trung Quốc đã phát đi tín hiệu cảnh cáo rõ ràng: “Cho dù chủ trương giải quyết tranh chấp trên Biển Đông bằng phương thức hòa bình, nhưng Trung Quốc cũng đã làm tốt các công tác chuẩn bị cần thiết về mặt quân sự, có đủ quyết tâm và thực lực để bảo đảm lợi ích cốt lõi của đất nước không bị xâm phạm”.
Video đang HOT
Đồng thời, Quân đội Trung Quốc đã “bày thế trận sẵn sàng chờ quân địch”, “quyết không ngồi đó để nhìn” những hành động xâm phạm chủ quyền quá đáng mà nhất định sẽ có đòn “phản kích mạnh mẽ”.
Những bài xã luận như thế này được đưa ra trong bối cảnh Trung Quốc biểu dương lực lượng của mình bằng hai cuộc tập trận mới đây, trong đó có một cuộc diễn ra ba ngày trên Biển Đông. Hôm qua, tờ Hong Kong Commercial Daily cũng vừa loan tin Bắc Kinh sẽ sớm thử tàu sân bay đầu tiên. Báo cho biết việc chạy thử tàu sân bay được sẽ “răn đe các nước đang nhòm ngó” Biển Đông. Quân đội Trung Quốc không bình luận gì về thông tin trên.
Trong khi đó tại hội thảo về Biển Đông ở Washington, Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain cho biết, Mỹ cần giúp đỡ các nước Đông Nam Á tăng cường lực lượng trên biển để đối phó với những tuyên bố “không có cơ sở” của Trung Quốc ở Biển Đông. McCain tỏ ra quan ngại về những hành động ngày càng quyết liệt của Trung Quốc trong vấn đề biển đảo, đặc biệt trong vùng biển mà một số các nước ASEAN cũng khẳng định chủ quyền.
Nghị sĩ kỳ cựu của Mỹ này nói rằng Washington cần trợ giúp ASEAN phát triển và triển khai hệ thống cảnh báo sớm trên biển và tàu an ninh cũng như các hệ thống hàng hải cơ bản.
Theo VNExpress
Hai thượng nghị sĩ Mỹ lên án Trung Quốc
Mỹ muốn bảo vệ quyền lợi kinh tế và an ninh tại biển Đông bằng sự bảo đảm không bên nào đơn phương sử dụng vũ lực.
Ngày 13-6, thượng nghị sĩ Jim Webb (đảng Dân chủ), Chủ tịch Tiểu ban Đông Á-Thái Bình Dương của Ủy ban Đối ngoại Thượng viện và thượng nghị sĩ James Inhofe (đảng Cộng hòa), ủy viên tiểu ban, đã cùng trình lên Thượng viện Mỹ dự thảo nghị quyết lên án Trung Quốc sử dụng vũ lực trên biển Đông.
Phá rối tàu Việt Nam và Philippines
Dự thảo nghị quyết có đầu đề: Kêu gọi một giải pháp hòa bình và song phương giải quyết tranh chấp bất đồng lãnh hải ở Đông Nam Á. Dự thảo nghị quyết mở đầu: Ngày 9-6-2011, ba tàu Trung Quốc gồm một tàu cá và hai tàu hải giám đã chạy vào khu vực thả cáp và phá hoại cáp thăm dò của tàu Viking 2 (Việt Nam). Hành động bạo lực này xảy ra trong phạm vi 200 hải lý của Việt Nam, khu vực Việt Nam tuyên bố vùng đặc quyền kinh tế. Ngày 26-5-2011, một tàu hải giám Trung Quốc đã cắt cáp thăm dò của tàu thăm dò Bình Minh (Việt Nam) đang hoạt động ở biển Đông gần vịnh Cam Ranh. Tháng 3-2011, chính phủ Philippines cho biết một số tàu tuần tra Trung Quốc đã muốn đâm chìm một tàu hải giám của Philippines.
Dự thảo nghị quyết khẳng định: Các hành động bạo lực nêu trên diễn ra trong vùng biển tranh chấp gồm quần đảo Trường Sa (rộng 547.060 km2, bao gồm 21 hòn đảo và đảo san hô vòng, 50 đảo san hô vòng chìm dưới nước, 28 dãy đá ngầm) và quần đảo Hoàng Sa (nhỏ hơn, nằm phía nam đảo Hải Nam của Trung Quốc). Dự thảo nghị quyết nhận định: Chủ quyền quần đảo Trường Sa đang là vấn đề tranh chấp của Trung Quốc, Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và lãnh thổ Đài Loan; chủ quyền quần đảo Hoàng Sa là tranh chấp giữa Trung Quốc và Việt Nam. Trong khi đó, chính phủ Trung Quốc tuyên bố chủ quyền của phần lớn trong 1.042.632 km2 ở biển Đông nhiều hơn các nước cùng tranh chấp. Dự thảo nghị quyết nêu:
Năm 2002, các nước ASEAN và Trung Quốc đã ký Tuyên bố chung về ứng xử của các bên ở biển Đông. Tuyên bố ràng buộc tất cả các bên tranh chấp tôn trọng và gìn giữ tự do lưu thông hàng hải và tự do lưu thông hàng trên vùng trời trong vùng biển tranh chấp theo các nguyên tắc của luật pháp quốc tế đã được công nhận rộng rãi. Tuyên bố cũng yêu cầu các bên giải quyết tranh chấp lãnh thổ và quyền tài phán thông qua các biện pháp hòa bình, không cậy đến hăm dọa hoặc sử dụng vũ lực.
Thượng nghị sĩ Jim Webb. Ảnh: webb.senate.gov
Ảnh hưởng đến Mỹ
Dự thảo nghị quyết khẳng định trên biển Đông có một số tuyến vận chuyển thương mại sống còn và bao gồm một số điểm nối Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, do đó: Dù không phải là một trong các nước cùng tranh chấp trên biển Đông, Mỹ muốn bảo vệ quyền lợi kinh tế và an ninh của mình tại khu vực bằng sự bảo đảm rằng không bên nào đơn phương dùng đến vũ lực để khẳng định chủ quyền hàng hải của mình ở Đông Á. Dự thảo nghị quyết đã nhắc đến các sự kiện:
- Hồi tháng 9-2010, Trung Quốc đã cố ý gây ra sự cố tranh cãi trong vùng biển thuộc quần đảo Senkaku,vùng lãnh thổ hợp pháp của chính phủ Nhật ở biển Hoa Đông.
- Vụ va chạm giữa một máy bay chiến đấu của Trung Quốc và một máy bay giám sát của Mỹ năm 2001; vụ tàu Trung Quốc quấy rối tàu USNS Impeccable của Mỹ tháng 3-2009; vụ va chạm giữa một tàu ngầm Trung Quốc với thiết bị phát hiện tàu ngầm của tàu USS John Mccain của Mỹ tháng 6-2009. Dự thảo nghị quyết cho rằng hành động của chính phủ Trung Quốc trên biển Đông cũng đã ảnh hưởng đến các tàu quân sự, dân sự và máy bay của Mỹ lưu thông trong vùng biển quốc tế và không phận quốc tế trên biển Đông.
Dự thảo nghị quyết đã dẫn các tuyên bố mới đây của Mỹ:
Tại Diễn đàn khu vực ASEAN ngày 23-7-2010, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã nói: "Mỹ, giống mọi quốc gia khác, có quyền lợi quốc gia trong tự do lưu thông hàng hải, tự do tiếp cận mọi vùng biển chung của châu Á và sự tôn trọng luật pháp quốc tế ở biển Đông".
Ngoại trưởng cũng tuyên bố Mỹ ủng hộ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông, ủng hộ một quá trình ngoại giao song phương giữa các bên cùng tranh chấp để giải quyết tranh chấp mà không ép buộc bên nào. Ngày 11-10-2010, trong hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM ), Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates cũng đã khẳng định: "Quan điểm của Mỹ về an ninh hàng hải vốn rõ ràng: Mỹ có quyền lợi quốc gia trong tự do lưu thông hàng hải, tự do phát triển kinh tế và thương mại, tôn trọng luật pháp quốc tế". Bộ trưởng còn khẳng định: "Mỹ luôn sử dụng quyền tự do lưu thông và hoạt động trong các vùng biển quốc tế của mình và ủng hộ quyền này của các nước khác". Ngày 3-6-2011, tại hội nghị Đối thoại Shangri-La? Singapore,ở Singapore,Bộ trưởng Robert Gates đã nói: "An ninh hàng hải vẫn là một chủ đề đặc biệt quan trọng đối với khu vực, các vấn đề về tranh chấp lãnh thổ và cát cứ lãnh địa hàng hải vẫn đang là thách thức đối với ổn định và thịnh vượng trong khu vực".
Bốn vấn đề đề xuất
Phần cuối dự thảo nghị quyết nêu:
Do đó, bây giờ Thượng viện kiên quyết:
Tái khẳng định sự ủng hộ mạnh mẽ của Mỹ tìm giải pháp hòa bình giải quyết tranh chấp lãnh thổ hàng hải ở biển Đông, cam kết tiếp tục nỗ lực tìm kiếm một tiến trình ngoại giao đa phương, hòa bình để giải quyết tranh chấp này phù hợp với luật pháp quốc tế.
Lên án tàu Trung Quốc sử dụng vũ lực trên biển Đông.
Kêu gọi tất cả các bên tranh chấp cùng kiềm chế, không đe dọa sử dụng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực để khẳng định chủ quyền.
Ủng hộ các chiến dịch của quân lực Mỹ để khẳng định và bảo vệ quyền tự do lưu thông hàng hải trong các vùng biển quốc tế và không phận trên biển Đông.
Theo TTXVN, Trung tâm Nghiên cứu các vấn đề chiến lược và quốc tế (CSIS) của Mỹ cho biết sẽ tổ chức hội thảo về an ninh hàng hải ở biển Đông trong hai ngày 20 và 21-6 tại thủ đô Washington. Khoảng 80 quan chức cấp cao, các nhà hoạch định chính sách, chuyên gia, học giả và nhà báo của Mỹ và nước ngoài sẽ tham dự. Các đại biểu sẽ trình bày tham luận tập trung vào bốn chủ điểm: Đánh giá về lợi ích và vị trí của các bên tại khu vực biển Đông, cập nhật tình hình gần đây tại khu vực, đánh giá hiệu quả của các khuôn khổ và cơ chế về an ninh hàng hải hiện nay tại biển Đông, khuyến nghị chính sách nhằm tăng cường an ninh tại khu vực này.
Theo Pháp Luật TP
Tàn đời vì... ông chủ Mt p... Ô hip "ôsi Hinng dm bỏ vì b dặn lại trông con cho v chng chp, nu nu bỏ sẽ bnh. Do tổn thng tinh thn lu nên Hin xin bà nii bàpa. Đêm 22/2/2009,i nhà bà ni Hin,p m cửm ging nằmi chu Hin. Bà ni chu Hin pht hiện tri hô,p ving bỏy. Sau khicng viên, Hin mi dm...