Trang Trung Quốc bình luận thông tấn xã ngày 05/04/2015 đăng tải bài viết “Trò chơi địa chính trị trên Biển Đông, Trung Quốc cần nâng cao cảnh giác” cho rằng, tình hình Biển Đông ngày càng trở nên phức tạp, nguyên nhân chủ yếu là do các nước lớn ngoài khu vực, đặc biệt là Mỹ, không ngừng can thiệp vào tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc và các nước láng giềng, xúi giục họ khiêu khích, cổ vũ các bên tố cáo và tạo thái độ cứng rắn với Bắc Kinh, buộc Trung Quốc phải hành động đáp trả.
Trong vụ việc giàn khoan Hải Dương 981 xung đột giữa Việt Nam và Trung Quốc đã khiến quan hệ hai nước trở nên tồi tệ, tờ báo này ngang nhiên cho rằng, nhờ sự tác động của tư tưởng “vì lợi ích chung” mà Trung Quốc chủ trương, cuối năm 2014 quan hệ hai nước đã đạt được bước đột phá.
Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam đầu tháng 05/2014 khiến quan hệ hai nước trở nên tồi tệ
Hai nhà lãnh đạo đã đạt được “sự kiểm soát tốt những sự khác biệt trên biển, nỗ lực lựa chọn các biện pháp để kiềm chế không để tranh chấp mở rộng, phức tạp hơn”, tích cực tìm ra các biện pháp và cơ chế mới để giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông. Bên cạnh đó, âm mưu của Mỹ là lợi dụng tranh chấp lãnh hải của Việt Nam để kiềm chế Trung Quốc bị thất bại, Mỹ vì vậy cũng mất đi một quân cờ địa chính trị có hiệu lực.
Ngoài ra, Mỹ còn tập trung hỗ trợ một quốc gia láng giềng khác có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc là Philippines, với ý đồ nắm trong tay một nước cờ địa chính trị mới.
Hồi giữa tháng 01/2015, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương Daniel Russel trong chuyến thăm Philippines, đã thổi phồng tình hình căng thẳng ở Biển Đông, cổ vũ cho Philippines, đồng thời cam kết một khi phát sinh xung đột vũ trang ở Biển Đông, Mỹ sẽ không ngại đứng về phía Philippines.
Sau Mỹ có sự tham gia của Nhật Bản, tạo thành một nhóm hành động Biển Đông đối phó với Trung Quốc. Cuối tháng 01/2015, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines thăm Nhật Bản và ký một biên bản ghi nhớ tăng cường quan hệ quốc phòng Nhật – Philippines. Hai nước đã nhất trí tăng cường hợp tác an ninh cùng nhau đối phó với các thách thức trong tranh chấp trên Biển Đông.
Cuối 01/2015, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin thăm Nhật Bản và ký kết văn kiện tăng cường hợp tác quốc phòng
Trong tranh chấp trên Biển Đông, Mỹ, Nhật và Philippines đã hợp lực với nhau tạo chiến lược kiềm chế Mỹ, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường an ninh địa chính trị của Trung Quốc, tác động nghiêm trọng đến tình hình địa chính trị trong khu vực Đông Á.
Trang mạng của Trung Quốc cho rằng, trên thực tế, các quốc gia ASEAN không hy vọng có bất kỳ một nước lớn nào chỉ đạo chi phối tình hình trong khu vực, vì vậy trước sự nổi lên của Trung Quốc, các nước này mong muốn các nước lớn can thiệp vào khu vực chỉ nhằm mục đích cân bằng lực lượng với sự nổi lên không ngừng của Trung Quốc. Từ các bài học trong lịch sử có thể thấy, bất kỳ trò chơi địa chính trị giữa các nước lớn nào, các nước nhỏ luôn luôn trở thành “ con tốt thí mạng” cho trò chơi chiến lược của các nước lớn.
Thùy Linh (dịch từ CRNTT)
Theo NTD
Tin mới nhất
Diễn biến trước khi máy bay chở khách Azerbaijan rơi xuống Kazakhstan
18:12:55 27/12/2024
"Vào lúc 10 giờ 53 phút, kiểm soát viên bay Rostov thông báo cho người quản lý bay Aktau rằng một bình oxy trong khoang hành khách đã phát nổ, hành khách mất ý thức và cần can thiệp y tế sau khi hạ cánh", ông cho biết.
Nhật Mỹ thiết lập hướng dẫn đầu tiên về răn đe mở rộng
18:07:45 27/12/2024
Bản hướng dẫn chỉ rõ chiến lược để tối đa hóa răn đe và tăng cường các biện pháp răn đe mở rộng của Mỹ, phối hợp với năng lực phòng thủ của Nhật Bản, để thúc đẩy ổn định khu vực và ngăn chặn xung đột bùng phát.
Mỹ: Ca nhiễm trùng nghiêm trọng đầu tiên ở người do virus cúm gia cầm
18:01:40 27/12/2024
Các đột biến được thấy ở bệnh nhân này rất hiếm gặp, tuy nhiên đã được báo cáo ở các quốc gia khác và thường gặp nhất là trong các trường hợp nhiễm trùng nghiêm trọng.
Dự báo thế giới 2025: Chìa khóa để vượt qua 'cơn gió ngược'
17:31:40 27/12/2024
Theo các giả định này, nền kinh tế Mỹ có khả năng sẽ tiếp tục tăng trưởng, trong khi đà tăng trưởng kinh tế ở châu Âu vẫn ở mức thấp. Trong khi đó, vẫn chưa thấy rõ sự phục hồi kinh tế bền vững ở Trung Quốc mặc dù các biện pháp kích thí...
Liên hợp quốc báo động về leo thang xung đột giữa Yemen và Israel
17:29:56 27/12/2024
Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc dự kiến sẽ họp khẩn vào ngày 30/12 để thảo luận về tình hình xung đột, đồng thời xem xét các biện pháp nhằm bảo vệ dân thường và duy trì ổn định khu vực.
Lãnh đạo Serbia, Ukraine điện đàm về cải thiện quan hệ song phương
16:43:24 27/12/2024
Theo ông Vuci, việc Serbia gần đây mở lại Đại sứ quán tại thủ đô Kiev của Ukraine sẽ góp phần cải thiện hơn nữa quan hệ giữa Serbia và Ukraine.
Giám đốc tình báo mới của Syria từng có quan hệ mật thiết với al-Qaeda.
16:34:48 27/12/2024
Thông báo về việc bổ nhiệm ông Khattab xuất hiện vào ngày 26/12. Lựa chọn nhân sự cấp cao mới này nằm trong nỗ lực tái cấu trúc các thể chế nhà nước của Syria sau sự sụp đổ của chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad.
Thách thức với phi công Ukraine khi vận hành chiến đấu cơ Mirage của Pháp
15:12:35 27/12/2024
Thêm vào đó, sự thiếu hụt nhân sự có chuyên môn để duy trì khả năng sẵn sàng hoạt động của máy bay Mirage có thể gây khó khăn, bởi hiện chỉ có Pháp và Hy Lạp có đội ngũ được đào tạo bài bản về loại máy bay này.
Hai bộ trưởng Canada đàm phán với đại diện của Tổng thống đắc cử Mỹ về vấn đề thuế quan
15:02:04 27/12/2024
Trước đó, ông Trump tuyên bố sẽ áp mức thuế 25% đối với tất cả hàng hóa nhập khẩu của Canada khi ông nhậm chức vào tháng 1/2025 cho đến khi Canada giải quyết được vấn đề dòng người di cư và việc buôn bán ma túy tổng hợp fentanyl vào Mỹ.
Vấn đề người di cư: Chìm tàu ngoài khơi Maroc khiến 70 người mất tích
15:00:39 27/12/2024
Việc Maroc giám sát chặt chẽ hơn các tuyến biên giới phía Bắc thúc đẩy ngày càng nhiều người di cư thử tuyến đường qua Đại Tây Dương nguy hiểm hơn và dài hơn đến Quần đảo Canary của Tây Ban Nha.
Lời cảnh tỉnh từ quá khứ
14:59:09 27/12/2024
Theo tinh thần trên, WHO đã thúc đẩy Sáng kiến Một sức khỏe (One Health) - phương án tiếp cận tích hợp, thống nhất để đảm bảo tối ưu y tế thông qua việc bảo vệ sức khỏe của cả con người, động vật và môi trường.
Người Hàn Quốc tiếp tục đầu tư vào vàng
14:58:35 27/12/2024
Kết quả là, các ETF liên quan đến vàng cũng chứng kiến mức giảm mạnh từ 4% đến 11%. Tuy nhiên, các nhà đầu tư bán lẻ đang tích cực mua các quỹ ETF đầu tư vàng vì tin rằng giá vàng cuối cùng sẽ tăng.