Báo Trung Quốc: 7 lý do không được phép đánh giá thấp Việt Nam

Theo dõi VGT trên

Giới lãnh đạo Trung Quốc không được phép đánh giá thấp khả năng huy động sức mạnh tổng lực của Việt Nam khi chủ quyền quốc gia bị đe dọa và việc gây sự trên Biển Đông của Trung Quốc là nước cờ sai lầm chiến lược.

Báo Trung Quốc: 7 lý do không được phép đánh giá thấp Việt Nam - Hình 1

Ngày 2/5/2014, Trung Quốc đã kéo và hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Không dừng lại ở đó vào cuối tháng Năm đầu tháng Sáu Trung Quốc lại kéo thêm bốn giàn khoan nữa ra Biển Đông. Rất nhiều các phương tiện truyền thông Trung Quốc không chỉ bưng bít sự thật về những chứng cứ của Việt Nam về chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, mà phương tiện truyền thông và các tướng lĩnh Trung Quốc còn đưa lên những lời lẽ hô hào cổ vũ một cách mù quáng cho những hành động hung hăng, hiếu chiến, gây hấn với các nước láng giềng trong khu vực Biển Đông. Họ quên đi rằng hành động đó, nhất là hành động xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam chính là hành động tự thắt cái thòng lọng cho sự phát triển của Trung Quốc.

Ngày 9/7, tờ Hexun đã có bài viết nhắc nhở giới lãnh đạo Trung Quốc không được phép đánh giá thấp khả năng huy động sức mạnh tổng lực của Việt Nam khi chủ quyền quốc gia bị đe dọa và bài báo đã khẳng định rằng việc gây sự trên Biển Đông của Trung Quốc là nước cờ sai lầm chiến lược.

Mở đầu bài báo, tờ Hexun đã điểm qua những phát ngôn và hành động mạnh mẽ của các nhà lãnh đạo Việt Nam như Thủ tướng, Chủ tịch nước và còn “cẩn thận” trích dẫn những phát ngôn của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trong cuộc tiếp xúc cử tri.

Điều này cho thấy lập trường của các nhà lãnh đạo Việt Nam trong vấn đề chủ quyền đối với Biển Đông và đặc biệt là với hai quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa là rất cứng rắn, tờ Hexun viết.

Để tiếp tục bài viết của mình, Hexun nếu ý kiến cho rằng, hành động cố tình tạo ra căng thẳng và gây rối ở Biển Đông hoàn toàn không có lợi cho sự phát triển của Trung Quốc. Bên cạnh các “đối thủ của Trung Quốc” như Mỹ, Nhật Bản và các nước phương Tây khác thì các nước Đông Nam Á cũng đã có nhiều hành động biểu thị sự đoàn kết và ủng hộ Việt Nam kể từ sau sự kiện ngày 2/5 (Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam). Thậm chí, ngay cả những quốc gia thường thể hiện lập trường “trung lập” gần đây cũng đã lên tiếng ủng hộ Việt Nam.

Cùng với đó, bài báo đã nêu ra 7 luận điểm để chứng minh rằng hành động gây sự trên Biển Đông sẽ chỉ mang lại sự thiệt hại to lớn đối với Trung Quốc.

Thứ nhất, các nhà lãnh đạo Việt Nam đã tuyên bố rằng, chủ quyền của Việt Nam không có chỗ cho sự thỏa hiệp với Trung Quốc. Cho đến nay Trung Quốc là nước có tuyên bố chủ quyền (bất hợp pháp) đối với gần như toàn bộ vùng Biển Đông, các nước như Phiippines, Brunei, Malaysia, Indonesia tuyên bố chủ quyền đối với một số phần trên Biển Đông, còn Việt Nam tuyên bố chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Thứ hai, Việt Nam thông qua việc hợp tác khai thác dầu khí với Nga và các nước phương Tây để nỗ lực thăm dò và khai thác dầu khí trên Biển Đông. Sản lượng khai thác dầu khí trên Biển Đông của Việt Nam khoảng hơn 18 triệu tấn mỗi năm, một số lượng lớn khí đốt cũng như việc phát triển và sử dụng các sản phẩm từ dầu khí cùng với việc trong những thập kỷ gần đây Việt Nam có sự phát triển kinh tế một cách nhanh chóng, điều đó đã cho phép Việt Nam có khả năng mua một số lượng lớn các loại trang thiết bị vũ khí tiên tiến từ Nga và Pháp, liệu Trung Quốc có thể còn coi thường Việt Nam?

Thứ ba, trong ba hoặc bốn thập kỷ qua, thông qua việc hợp tác khai thác đầu khí với các nước khác, Việt Nam đã biến tình hình Biển Đông thành một khối vững chắc cùng chung lợi ích – “cộng đồng kinh tế”. Các cường quốc thế giới như Nga, Mỹ, khối các nước châu Âu, Nhật Bản, Úc, và thậm chí cả Ấn Độ, Hàn Quốc, Singapore, cùng với Việt Nam đã hình thành nên một cộng đồng cùng chung lợi lợi ích và khi có bất ổn thì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến các lợi ích của họ. Trong thời bình, tùy theo mực độ tham gia các cổ phần kinh tế, nhưng khi đến thời điểm quan trọng, khối sẽ liên kết chặt chẽ, tiếp sau đó sẽ tùy theo sự phản ứng của mỗi bên ở cấp độ chính trị hay quân sự. Trên Biển Đông, Việt Nam đã tạo nên một luật chơi, do đó đối với tình hình Biển Đông, Việt Nam không có gì phải lo sợ cả.

Video đang HOT

Thứ tư, Hoa Kỳ đang thực hiện những nỗ lực một cách mạnh mẽ của chính sách tái cân bằng khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Đây cũng là lúc mà vai trò và vị trí của Việt Nam được coi là hết sức quan trọng, và Việt Nam sẽ hết sức khéo léo vận dụng thời cơ này.

Thứ năm, trên Biển Đông, Việt Nam là nước có sự kiểm soát quần đảo Trường Sa một cách lâu đời và gần như đầy đủ nhất, Việt Nam đã tích cực khẳng định chủ quyền đối với không chỉ quần đảo Hoàng Sa mà ở Trường Sa Việt Nam đã đề phòng sự tấn công của Trung Quốc và gia cố các hệ thống phòng thủ đảo, nhằm củng cố một cách vững chắc chủ quyền và an ninh quốc gia Việt Nam. Thậm chí trong tương lai Việt Nam sẽ yêu cầu Trung Quốc từ bỏ những tuyên bố của họ tại đây.

Thứ sáu, trong nhiều năm qua Việt Nam còn nhập khẩu từ Nga và Pháp… một số lượng lớn các trang thiết bị vũ khí tiên tiến, như việc đặt mua của Nga sáu tàu ngầm lớp Kilo – 636, nhờ Ấn Độ đào tạo các kíp thủy thủ vận hành tàu ngầm. Ngay sau khi có tàu ngầm, Việt Nam có thể hình thành ngay một lực lượng chiến đấu. Đây là một quyết định sáng suốt của các lãnh đạo Việt Nam vì họ đã nhận định được điểm yếu hiện này của hải quân Trung Quốc là khả năng chống ngầm yếu. Khả năng chuẩn đoán chính xác giúp Hà Nội đưa ra được những kế hoạch chiến lược phù hợp.

Thứ bảy, Việt Nam là một quốc gia có khả năng huy động được một cách triệt để nguồn lực sức mạnh của toàn Đảng, toàn Quân và toàn Dân một khi đất nước có chiến tranh bảo vệ Tổ quốc. Hơn nữa Việt Nam là đất nước có một lịch sử hùng tráng trong các cuộc đấu tranh chống xâm lược, gần đây nhất là đánh Pháp, Nhật, Mỹ và Trung Quốc. Đó là một trong những yếu tố mà Trung Quốc không thể đánh giá thấp.

Điều đáng chú ý, trong tranh chấp Biển Đông hiện nay giữa Trung Quốc và Việt Nam, thì Trung Quốc không có được “thiên thời” khi tình hình quốc tế không có lợi cho các hành động của Trung Quốc. Ngoài Hoa Kỳ, Nhật Bản và các nước phương Tây khác phản đối, có một số báo nước ngoài đã cho rằng Nga đang âm thầm đứng cạnh Việt Nam và điều đó là không thể nhầm lẫn. Không những thế, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và các nước châu Á khác đang chuẩn bị có những phản ứng cứng rắn hơn đối với Trung Quốc, không chỉ Myanmar và ngay cả một số nước được cho là đồng minh lâu đời của Trung Quốc cũng đã lên tiếng thể hiện lập trường phản đối Trung Quốc và hỗ trợ Việt Nam.

Tóm lại, nếu Trung Quốc tập trung cuộc chơi chiến lược trên Biển Đông với Việt Nam thì sẽ không chỉ không được gì mà còn thiệt hai nặng nề.

Theo Defencevn

Đã đến lúc trả lại cái tên thực sự cho Biển Đông

Biển Đông không thuộc chủ quyền riêng của nước nào, nếu chỉ dựa vào tên biển để khẳng định chủ quyền là không có cơ sở pháp lý. Cần phải thay đổi tên gọi cũ của Biển Đông (South China sea) theo tên quốc tế phù hợp hơn.

Đã đến lúc trả lại cái tên thực sự cho Biển Đông - Hình 1

Từ lâu, vùng Biển Đông theo cách gọi của Việt Nam có tên tiếng Anh được biết dưới tên gọi "Biển Nam Trung Hoa" (South China Sea) - được sử dụng phổ biến trong các văn bản chính thức xuất phát từ những thủy thủ người Bồ Đào Nha vào thế kỷ XVI trong quá trình tìm kiếm cơ hội giao thương với Trung Hoa.

Lúc đầu là "Biển Trung Hoa" (China Sea), sau đó để phân biệt với các vùng biển khác bao quanh đại lục, nó được gọi lại là "Biển Nam Trung Hoa". Tổ chức Thủy văn Quốc tế (International Hydrographic Organization - IHO, trụ sở đóng tại công quốc Monaco) cũng đã sử dụng tên gọi "Biển Nam Trung Hoa".

Xét chiều dài lịch sử, xuất hiện nhiều tên gọi vùng biển này từ các nước khác nhau trong khu vực. Trước thế kỷ XVI, vương quốc Champa, một quốc gia hướng biển hùng mạnh, đã gọi vùng này là "Biển Champa" (Champa Sea).

Nhật Bản thì gọi là "Minami Shina Kai" vốn cũng mang nghĩa là vùng biển phía Nam của Trung Hoa, tương tự với tên gọi khác của các nước Đông Nam Á như Indonesia, Malaysia hay Thái Lan. Philippines sử dụng tên gọi "Biển Luzon".

Cũng phải lưu ý thêm rằng, trong các thư tịch cổ của Trung Quốc có nhắc đến tên "Giao Chỉ Dương" hay biển Giao Chỉ (Giao Chỉ là tên gọi của Việt Nam thời kỳ Bắc thuộc). Tại Việt Nam, hầu hết lãnh thổ hướng chính ra biển là hướng Đông nên danh từ "Biển Đông" dùng để gọi tên vùng biển phía Đông Việt Nam.

Google vừa xóa tên tiếng Trung của một bãi cạn tranh chấp giữa Trung Quốc và Philippines ở Biển Đông khỏi dịch vụ bản đồ của mình.

Các tên biển đã xuất hiện từ thời xa xưa như "Biển Nhật Bản" hay "Biển Nam Trung Hoa" vô hình trung đã khiến cho các nước có tên liên quan như Nhật Bản hay Trung Quốc có được một lợi thế lớn.

Họ đã dựa vào đó nhằm tự hợp pháp hóa các lợi ích của mình và xem đó như "các chứng cứ lịch sử" bất chấp sự thật rằng những cái tên đó chỉ nhằm mục đích tạo ra một sự thuận tiện trong giao thông hàng hải.

Do đó, nếu chỉ dựa vào tên biển để khẳng định chủ quyền thì sẽ không ổn bởi nếu biển Nam Trung Hoa là biển của Trung Quốc thì Ấn Độ Dương (India Ocean) sẽ là của Ấn Độ và Mexico có thể tuyên bố vịnh Mexico (Gulf of Mexico) thuộc về mình.

Qua đó, có thể nhận thấy việc giữ lại tên gọi "Nam Trung Hoa" là không hợp lý. Thực chất, có tên gọi biển "Nam Trung Hoa" vì lúc đó, Trung Quốc là quốc gia lớn nhất, phát triển hơn so với các quốc gia khác cũng như đã có giao thương với phương Tây.

Tên gọi của một vùng biển hay đại dương nào đó thường căn cứ vào vị trí của chúng so với vùng đất gần đó cho dễ nhận biết và không có ý xác định chủ quyền. Một vài ví dụ như Ấn Độ Dương ở phía nam Ấn Độ, biển Nhật Bản được bao quanh bởi nhiều quốc gia khác như Nhật Bản, Hàn Quốc, Triều Tiên hay Nga.

Nếu xét về địa dư, Đông Nam Á bao bọc hầu như toàn bộ chu vi của Biển Đông với tổng chiều dài bờ biển vào khoảng 130.000km trong khi đường bờ biển của các tỉnh duyên hải phía nam Trung Quốc chỉ vào khoảng 2.800km.

Trên góc nhìn thông lệ quốc tế, không tồn tại một nguyên tắc thống nhất. Việc đặt tên thường dựa vào ý chí chủ quan của một người hay một nhóm người khi họ sử dụng những đặc điểm hay tính chất của vùng biển đó.

Tên "Vịnh Ba Tư" là do hai nhà sử học Hy Lạp đặt theo tên của đế quốc Ba Tư hùng mạnh lúc bấy giờ, Địa Trung Hải theo tiếng Latin là "trung tâm của thế giới", Biển Đỏ với màu đỏ của một loài tảo đặc trưng hay biển Bering được đặt theo tên của một nhà thám hiểm người châu Âu thế kỷ XVIII có tên Vitus Bering...

Hiện nay, Liên Hiệp Quốc có một số cơ chế tham vấn nhằm chuẩn hóa các tên gọi địa lý ở cấp độ quốc gia và phổ biến những tên gọi ấy ra thế giới như "Hội nghị Liên Hiệp Quốc về chuẩn hóa tên gọi địa lý" (UNCSGN) hay "Nhóm các chuyên gia Liên Hiệp Quốc về tên gọi địa lý" gọi tắt là UNGEGN.

Tổ chức Thủy văn quốc tế cũng đóng vai trò là một diễn đàn để các quốc gia thành viên có thể thảo luận về các vấn đề liên quan đến biển và đại dương. Một trong các chức năng của tổ chức là giúp đưa ra các quy định về việc đặt tên cũng như tiến hành đo đạc các khu vực biển.

Tuy nhiên, việc thỏa thuận cụ thể về tên gọi vẫn phải do các nước có liên quan tự thỏa thuận với nhau. Điển hình như trường hợp của Biển Nhật Bản, với việc cả Hàn Quốc và CHDCND Triều Tiên đều phản đối cách gọi tên như vậy.

Thế nhưng, tại cuộc họp của UNCSGN vào năm 1992 và cả hai lần tiếp theo vào các năm 1998 và 2002, Hội đồng cũng chỉ yêu cầu các nước liên quan ngồi lại với nhau để tìm ra được tiếng nói chung.

Cuộc tranh luận về tên gọi của Biển Đông đang trở nên nóng hơn với ba đề nghị khác nhau. Trung Quốc vẫn muốn giữ nguyên tên hiện nay là "Biển Nam Trung Hoa", Philippines muốn gọi là "Biển Tây Philippines" (West Philippines Sea), còn Việt Nam lâu nay vẫn gọi là Biển Đông.

Gần đây một số học giả - sử gia kiến nghị đổi tên thành "Biển Đông Nam Á" (Southeast Asia Sea) là khá phù hợp vì đây là một tên biển không phụ thuộc vào địa lý của một quốc gia.

Khá nhiều chuyên gia đã đánh giá việc đổi tên Biển Đông là rất cần thiết trong bối cảnh Trung Quốc vẫn nhất quyết khẳng định chủ quyền của mình ở Biển Đông mà bác bỏ phán quyết hôm 12/7 của Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) "kết luận rằng không có căn cứ pháp lý nào để Trung Quốc đòi chủ quyền lịch sử, vượt quá các quyền mà Công ước về Luật Biển cung cấp, trong vùng biển thuộc phạm vi &'đường chín đoạn'".

Theo ý kiến của ông Termsak Chalermpalanupap, Giám đốc ban điều hành An ninh và Chính trị của ASEAN, đổi tên Biển Đông thành những cái tên trung lập hơn như Biển Thân thiện (Friendly Sea) hay Biển Hòa bình (Sea of Peace) có thể sẽ là chìa khóa của những bước đầu tiên mở ra khả năng tái thương lượng và giải quyết các tranh chấp đang hiện hữu.

Theo Báo Phụ Nữ TPHCM

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Vụ điện mặt trời: Bộ Công an đề nghị Đắk Lắk cung cấp thông tin 38 cán bộVụ điện mặt trời: Bộ Công an đề nghị Đắk Lắk cung cấp thông tin 38 cán bộ
15:42:32 24/04/2025
Tổng thống Trump hé lộ khả năng 'giảm đáng kể' thuế với Trung QuốcTổng thống Trump hé lộ khả năng 'giảm đáng kể' thuế với Trung Quốc
11:12:09 23/04/2025
Hàn Quốc: Thêm một cựu Tổng thống bị truy tốHàn Quốc: Thêm một cựu Tổng thống bị truy tố
21:10:40 24/04/2025
Tỷ phú Elon Musk sẽ giảm thời gian làm việc cho Chính phủ MỹTỷ phú Elon Musk sẽ giảm thời gian làm việc cho Chính phủ Mỹ
12:13:44 23/04/2025
Fed phát tín hiệu giữ nguyên lãi suất bất chấp áp lực từ Tổng thống TrumpFed phát tín hiệu giữ nguyên lãi suất bất chấp áp lực từ Tổng thống Trump
19:35:10 23/04/2025
Chiến đấu cơ Mỹ chặn máy bay ném bom chiến lược có thể mang vũ khí hạt nhân của NgaChiến đấu cơ Mỹ chặn máy bay ném bom chiến lược có thể mang vũ khí hạt nhân của Nga
15:19:52 23/04/2025
Điều gì xảy ra khi Mỹ rút khỏi tiến trình hòa bình giữa Nga và Ukraine?Điều gì xảy ra khi Mỹ rút khỏi tiến trình hòa bình giữa Nga và Ukraine?
14:09:46 23/04/2025
Bộ Ngoại giao Nga lên tiếng sau tuyên bố về Crimea của Tổng thống ZelenskyBộ Ngoại giao Nga lên tiếng sau tuyên bố về Crimea của Tổng thống Zelensky
19:04:59 24/04/2025

Tin đang nóng

Xe máy va chạm ô tô khách trong cơn mưa tầm tã, nam sinh viên tử vongXe máy va chạm ô tô khách trong cơn mưa tầm tã, nam sinh viên tử vong
02:32:31 25/04/2025
Công an vào cuộc vụ phát hiện nhiều bộ xương trong hang đá ở Nghệ AnCông an vào cuộc vụ phát hiện nhiều bộ xương trong hang đá ở Nghệ An
02:26:45 25/04/2025
Ở showbiz Việt có một nữ nghệ sĩ đỗ thủ khoa hai ngành giờ làm mẹ 3 con kiêm nhiệm thêm giáo viên YogaỞ showbiz Việt có một nữ nghệ sĩ đỗ thủ khoa hai ngành giờ làm mẹ 3 con kiêm nhiệm thêm giáo viên Yoga
06:21:44 25/04/2025
Duy Mạnh lên tiếng nóng vụ kiện xe 5 tỷ bốc cháy: "Tôi từng gặp hoà giải nhưng không ổn thoả, có 1 khúc mắc chưa được giải đáp"Duy Mạnh lên tiếng nóng vụ kiện xe 5 tỷ bốc cháy: "Tôi từng gặp hoà giải nhưng không ổn thoả, có 1 khúc mắc chưa được giải đáp"
06:25:59 25/04/2025
Cướp giật túi xách khiến người phụ nữ ở TP.HCM té xuống đường, tử vongCướp giật túi xách khiến người phụ nữ ở TP.HCM té xuống đường, tử vong
07:45:59 25/04/2025
Nữ Trung úy cao 1m73 tham gia diễu binh 30/4, dân tình tấm tắc "thiếu mỗi vương miện là thành Hoa hậu"Nữ Trung úy cao 1m73 tham gia diễu binh 30/4, dân tình tấm tắc "thiếu mỗi vương miện là thành Hoa hậu"
08:03:13 25/04/2025
Nam tài tử đáng thương nhất showbiz: Vợ đi ngoại tình trai trẻ bị truyền thông bóc phốt, ở nhà không biết vẫn livestream khoe "cô ấy đi làm đẹp"Nam tài tử đáng thương nhất showbiz: Vợ đi ngoại tình trai trẻ bị truyền thông bóc phốt, ở nhà không biết vẫn livestream khoe "cô ấy đi làm đẹp"
07:26:08 25/04/2025
Cindy Lư lộ hint rục rịch làm đám cưới với Đạt G, thái độ ra mặt khi nhắc tới Hoài LâmCindy Lư lộ hint rục rịch làm đám cưới với Đạt G, thái độ ra mặt khi nhắc tới Hoài Lâm
08:00:54 25/04/2025

Tin mới nhất

Chuyên gia nói chính sách thuế của Mỹ tạo cơ hội để Trung Quốc tăng ảnh hưởng

Chuyên gia nói chính sách thuế của Mỹ tạo cơ hội để Trung Quốc tăng ảnh hưởng

08:27:51 25/04/2025
"Nếu Mỹ tiếp tục duy trì các biện pháp thuế quan thất thường, gây sức ép và suy giảm khả năng đàm phán, thì Trung Quốc sẽ có nhiều cơ hội hơn để thiết lập các mối quan hệ sâu rộng với các quốc gia khác", vị chuyên gia này lập luận.
Nga nỗ lực ngăn chặn tình hình Iran leo thang

Nga nỗ lực ngăn chặn tình hình Iran leo thang

08:18:28 25/04/2025
Quan điểm của Nga là nhất quán, bà Zakharova nhấn mạnh, Moskva phản đối mọi ý đồ từ bất kỳ quốc gia nào nhằm giải quyết các bất đồng đang nổi lên bằng biện pháp quân sự.
Thuế quan 172% tấn công ngành xuất khẩu thịt lợn Mỹ

Thuế quan 172% tấn công ngành xuất khẩu thịt lợn Mỹ

08:14:08 25/04/2025
Thịt lợn của Mỹ dự kiến sẽ gặp rất nhiều khó khăn và có khả năng sẽ đánh mất thị phần tại thị trường Trung Quốc khi quốc gia nhập khẩu lớn nhất thế giới này bắt đầu đón nhận thêm nguồn cung từ các quốc gia khác như Brazil.
Tổng thống Trump bác tuyên bố của Trung Quốc về đàm phán thương mại song phương

Tổng thống Trump bác tuyên bố của Trung Quốc về đàm phán thương mại song phương

08:01:54 25/04/2025
Bà Georgieva cũng cho biết tình hình đặc biệt khó khăn vì nhiều quốc gia hiện có rất ít dư địa chính sách sau khi đã trải qua một loạt cú sốc kinh tế trong những năm gần đây.
Xuất hiện loại vũ khí 'làm mù' chiến tranh điện tử, tái định hình chiến trường Ukraine

Xuất hiện loại vũ khí 'làm mù' chiến tranh điện tử, tái định hình chiến trường Ukraine

07:56:36 25/04/2025
Dựa trên công nghệ lâu nay được sử dụng trong ngư lôi điều khiển bằng dây, thiết bị này đã nhanh chóng được Nga tích hợp vào kho vũ khí trước khi được Ukraine triển khai từ đầu năm 2025.
Pháp: Tấn công bằng dao tại trường học gây thương vong

Pháp: Tấn công bằng dao tại trường học gây thương vong

07:53:14 25/04/2025
Bộ trưởng Giáo dục Elisabeth Borne cho biết bà sẽ đến Nantes cùng Bộ trưởng Nội vụ Bruno Retailleau để bày tỏ sự đoàn kết với các nạn nhân và sự ủng hộ đối với cộng đồng giáo dục.
Kỷ lục số vụ việc bài Do Thái tại Hà Lan

Kỷ lục số vụ việc bài Do Thái tại Hà Lan

07:50:55 25/04/2025
Theo báo cáo, các vụ việc gia tăng mạnh tại không gian công cộng với mức tăng tới 45%, với các hành vi như đe dọa, lăng mạ và quấy rối, nhằm vào những cá nhân có vẻ ngoài dễ nhận diện là người Do Thái.
Hy Lạp huy động số lượng lính cứu hỏa kỷ lục phòng ngừa cháy rừng

Hy Lạp huy động số lượng lính cứu hỏa kỷ lục phòng ngừa cháy rừng

07:48:00 25/04/2025
Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) của Liên hợp quốc cho biết, thời tiết toàn cầu đang trở nên bất thường và khắc nghiệt hơn do tác động của biến đổi khí hậu và năm 2024 được ghi nhận là năm nóng nhất từ trước đến nay.
Tổng thống Mỹ D. Trump kêu gọi thúc đẩy nỗ lực đạt thỏa thuận hòa bình cho Ukraine

Tổng thống Mỹ D. Trump kêu gọi thúc đẩy nỗ lực đạt thỏa thuận hòa bình cho Ukraine

07:41:25 25/04/2025
Những phát biểu trên được đưa ra trong bối cảnh Chính quyền Tổng thống Trump, cũng như các nước châu Âu trong đó có Pháp, đang thúc đẩy nỗ lực ngoại giao nhằm đạt được thỏa thuận ngừng bắn cho cuộc xung đột ở Ukraine.
Lực lượng Houthi tăng cường tuyển thêm thành viên

Lực lượng Houthi tăng cường tuyển thêm thành viên

07:38:43 25/04/2025
Mỹ đang cố bóp nghẹt Houthi về mặt tài chính, trừng phạt các ngân hàng và tấn công cơ sở hạ tầng như cảng nhiên liệu Ras Issa - nguồn năng lượng và nguồn thu quan trọng cho Houthi.
Công an Bình Định điều tra hai vụ ngư dân tử vong trên biển

Công an Bình Định điều tra hai vụ ngư dân tử vong trên biển

07:21:03 25/04/2025
Chỉ trong vòng hai ngày, hai ngư dân tử vong khi đang đánh bắt cá ngoài khơi. Thi thể các nạn nhân đã được đưa vào bờ, Công an tỉnh Bình Định đang điều tra làm rõ nguyên nhân.
Pakistan đóng cửa biên giới, hủy thương mại với Ấn Độ

Pakistan đóng cửa biên giới, hủy thương mại với Ấn Độ

06:41:35 25/04/2025
Hãng AFP tối 24.4 đưa tin chính phủ Pakistan công bố một loạt biện pháp ngoại giao trả đũa Ấn Độ sau khi New Delhi cáo buộc nước láng giềng hỗ trợ chủ nghĩa khủng bố xuyên biên giới và hạ cấp quan hệ.

Có thể bạn quan tâm

5 món ăn vặt buổi tối có lợi cho người bị mỡ máu

5 món ăn vặt buổi tối có lợi cho người bị mỡ máu

Sức khỏe

09:48:36 25/04/2025
Đồ ăn vặt thường bị đánh giá không tốt, nhưng điều đó không hoàn toàn đúng. Một số ý tưởng ăn vặt trước khi đi ngủ dưới đây có thể giúp hỗ trợ cho những người có cholesterol cao, giảm mỡ máu hiệu quả.
Cách dưỡng da chống lão hóa cho từng loại da

Cách dưỡng da chống lão hóa cho từng loại da

Làm đẹp

09:46:01 25/04/2025
Da nhạy cảm là loại da dễ bị kích ứng, đỏ rát khi tiếp xúc với mỹ phẩm chứa hoạt chất mạnh hoặc môi trường ô nhiễm. Với đặc điểm là hàng rào bảo vệ da yếu, da nhạy cảm có xu hướng lão hóa nhanh hơn nếu không được chăm sóc đúng cách.
Apple muốn tạo bước ngoặt cho bàn phím MacBook

Apple muốn tạo bước ngoặt cho bàn phím MacBook

Thế giới số

09:44:27 25/04/2025
Theo các chuyên gia, các phím trên bàn phím của MacBook có một nhược điểm là được làm bằng nhựa, điều này khiến cho chúng dễ bị phai màu và mờ chữ theo thời gian
Chiếc iPhone hoàn hảo để tặng các bậc phụ huynh

Chiếc iPhone hoàn hảo để tặng các bậc phụ huynh

Đồ 2-tek

09:41:04 25/04/2025
Được bán với giá đề xuất 16,99 triệu đồng và có thể rẻ hơn nữa qua các ưu đãi của nhà bán lẻ, iPhone 16e trở thành lựa chọn giá trị cho các bậc phụ huynh.
Hãng xe Trung Quốc ra mắt SUV hybrid hạng sang cạnh tranh với Mercedes, BMW

Hãng xe Trung Quốc ra mắt SUV hybrid hạng sang cạnh tranh với Mercedes, BMW

Ôtô

09:38:08 25/04/2025
Một điểm đặc biệt của 9X là sự trang bị của hai chip Nvidia Thor và hệ thống lái tự động G-Pilot do Zeekr phát triển, cho phép chiếc xe này đạt cấp độ tự lái 3, theo tiêu chuẩn của SAE International.
Steam tiếp tục có đợt giảm giá "không tưởng", tựa game của series bom tấn bất ngờ hạ 90%, chỉ còn 14.000 đồng

Steam tiếp tục có đợt giảm giá "không tưởng", tựa game của series bom tấn bất ngờ hạ 90%, chỉ còn 14.000 đồng

Mọt game

09:31:53 25/04/2025
Sự kiện giảm giá Nordic Games Sale chính thức khởi động trên Steam từ ngày 21/4, mang đến cơ hội sở hữu hàng loạt tựa game đình đám với mức ưu đãi lên tới 90%, tiết kiệm tổng cộng hơn 410 USD cho người chơi.
Xe tay ga 150cc, thiết kế cá tính, trang bị ngang Honda SH, giá rẻ hơn SH Mode

Xe tay ga 150cc, thiết kế cá tính, trang bị ngang Honda SH, giá rẻ hơn SH Mode

Xe máy

09:30:33 25/04/2025
Không chỉ dừng lại ở động cơ mạnh mẽ, Dayang VRC150 còn gây bất ngờ khi được trang bị đầy đủ ABS 2 kênh và TCS - những công nghệ thường chỉ thấy trên các dòng xe tay ga cao cấp như SH.
Bi kịch đằng sau ánh hào quang của những ngôi sao K-pop

Bi kịch đằng sau ánh hào quang của những ngôi sao K-pop

Sao châu á

09:24:28 25/04/2025
Sự ra đi của Kim Sae Ron, Sulli và Goo Hara không chỉ là mất mát của ngành giải trí mà còn là lời cảnh tỉnh về những nỗi đau thầm lặng sau ánh hào quang.
Những chặng đường bụi bặm. - Tập 20: Linh Đan khuyên Nguyên nên tìm hiểu về Ly, Hậu rối bời sau khi biết sự thật

Những chặng đường bụi bặm. - Tập 20: Linh Đan khuyên Nguyên nên tìm hiểu về Ly, Hậu rối bời sau khi biết sự thật

Phim việt

09:22:18 25/04/2025
Linh Đan nói với Nguyên nên tìm hiểu lại về bạn gái mình. Cô đưa ra lời khuyên này sau khi nghe được cuộc nói chuyện giữa 2 y tá trong bệnh viện.
Trường đại học 6 năm liền đứng đầu châu Á

Trường đại học 6 năm liền đứng đầu châu Á

Netizen

09:08:14 25/04/2025
Năm thứ sáu liên tiếp, Đại học Thanh Hoa (Trung Quốc) đứng đầu bảng xếp hạng đại học tốt nhất châu Á, theo xếp hạng của THE.
Trả lại 1 triệu won cho du khách Hàn Quốc đánh rơi ở Phú Quốc

Trả lại 1 triệu won cho du khách Hàn Quốc đánh rơi ở Phú Quốc

Tin nổi bật

08:54:26 25/04/2025
Trong lúc đi du lịch ở bãi biển Phú Quốc, vợ chồng du khách quốc tịch Hàn Quốc đã đánh rơi chiếc ví, bên trong có 1 triệu won Hàn Quốc.