Bảo tháp Boudhanath Kì quan linh thiêng trên đất phật Nepal
Trong nhiều thế kỷ qua, bảo tháp Boudhanath đã trở thành một điểm đến quan trọng trong lộ trình hành hương của người dân Tây Tạng và Nepal kính khánh nguyện hoặc lễ lạy sát đất.
Vào năm 1979, Boudhanath đã được tổ chức UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới.
Bảo tháp Boudhanath nhìn từ bên ngoài.
Bảo tháp Boudhanath nằm ở vùng ngoại ô thủ đô Kathmandu, thuộc về phía Đông của trung tâm thành phố. Bảo tháp Boudhanath cao 36 mét và tồn tại từ thế kỷ thứ V. Bảo tháp Boudhanath được cho là được xây dựng trên tuyến đường thương mại cổ đại từ Nepal đến Tây Tạng, tại địa điểm mà các thương nhân hay dừng chân để nghỉ ngơi và cầu nguyện.
Theo Truyền thuyết kể lại: “Có một người phụ nữ xin vua hiến đất để xây dựng một bảo tháp. Nhà vua hứa sẽ cho cô một khu đất rộng trong phạm vi bao phủ của một tấm da trâu. Và người phụ nữ ấy đã cắt một miếng da trâu thành các sợi mỏng và nối chúng lại với nhau. Rồi dùng sợi dây đó để kéo thành vòng tròn bao lấy một khu đất rộng lớn. Giữ đúng lời hứa, nhà vua đã cấp khu đất đó để xây dựng bảo tháp. Bảo tháp ấy chính là bảo tháp Boudhanath. Và trong tháp đó có chứa hài cốt của một nhà hiền triết”.
Boudhanath là một trong những ngôi tháp lớn nhất thế giới. Ngôi tháp có đường kính trên 100 mét và chiều dài từ bức tường này đến bức tường kia gần bằng chiều dài của một sân bóng đá.
Bên trong bảo tháp.
Ngôi tháp được cấu trúc theo mô hình các hình vuông và hình tròn đan xen nhau. Mỗi phần của ngôi tháp đều có ý nghĩa biểu trưng nhất định. Ở phần trên của thân tháp có hình đôi mắt của Đức Phật rất lớn, và được vẻ trên cả bốn phía của ngọn tháp. Phần giữa của đôi mắt còn có thêm chữ số “Một” (theo tiếng Nepali), với ý nghĩa biểu tượng cho sự hợp nhất. Phía trên của đôi mắt là hình tượng con mắt thứ ba, biểu trưng cho trí tuệ giác ngộ, trí tuệ nhờ tu tập nội quán mà có được. Bên trên phần thân tháp hình vuông là đỉnh tháp với hình kim tự tháp có mười ba bậc, biểu trưng cho lộ trình tu tập dẫn đến sự giác ngộ, giải thoát. Và trên đỉnh tháp là một mái vòm mạ vàng, bên trên đó là hình chóp nón mạ vàng. Cái lọng ở trên đỉnh tháp là biểu tượng của hoàng gia.
Viền quanh ngôi tháp còn có 108 hình tượng hóa thân của Bồ-tát Quan Thế Âm, vị Bồ-tát gắn liền với lịch sử của ngôi bảo tháp. Những luân xa cầu nguyện xung quanh ngôi tháp cũng được khắc câu thần chú của Bồ-tát Quan Thế Âm, Om Mani Padme Hum.
Video đang HOT
Một trong những lễ hội lớn nhất được tổ chức ở Boudhanath là lễ Losar, lễ đón mừng năm mới của người Tây Tạng, thường rơi vào tháng Hai. Vào mùa lễ hội Losar, bảo tháp Boudhanath thường thu hút hàng chục ngàn khách hành hương. Sau năm 1959, nhiều người dân Tây Tạng đã đến định cư ở khu vực xung quanh bảo tháp Boudhanath. Và ngày nay, cộng đồng người Tây Tạng phát triển khá lớn mạnh ở khu vực lân cận bảo tháp Boudhanath tại Kathmandu, cùng với đó là sự phát triển của Phật giáo Tây Tạng, nhiều tu viện và các trung tâm nghiên cứu Phật giáo Tây Tạng được thành lập.
Thời điểm tốt nhất trong ngày để thăm bảo tháp Boudhanath là vào lúc hoàng hôn, khi hàng trăm tín đồ đi nhiễu thành vòng tròn theo chiều kim đồng hồ xung quanh bảo tháp, cùng nhau trì chú và quay bánh xe cầu nguyện khi họ đi qua chúng để phát ra những lời cầu nguyện. Nhiều khách hành hương thực hiện sự cung kính theo truyền thống của họ xung quanh ngôi bảo tháp, họ quỳ
theo 24h
Những điểm đến đẹp của miền đất huyền bí Bhutan
Văn hóa Bhuan mang đậm truyền thống Phật giáo Tây Tạng, ngoài các pháo đài cổ (dzong) được xây dựng khoảng thế kỷ XIV thì đi đâu trên đất nước Bhutan cũng thấy chùa chiền và tu viện Phật giáo.
1. Tu viện Taktsang
Tu viện Paro Taktsang là một trong những nơi linh thiêng nhất ở Bhutan có tên gọi đầy đủ là tu viện Taktsang Palphug, còn được biết đến dưới tên tiếng Anh là The Tiger's Nest Monastery (Tu viện Hang Cọp).
Tu viện Taktsan tọa lạc chênh vênh trên một vách núi đá granit cao ngất giữa tầng mây nhìn xuống thung lũng Paro, có độ cao hơn 3.000m so với mực nước biển, khoảng 900m so với thung lũng Paro. Nơi này được tín đồ Phật giáo và người dân Bhutan đặc biệt tôn kính bởi vì nó gắn liền với quá trình tu tập và hành đạo của Ngài Padmasambhava (vị đem Phật Giáo Mật Tông từ Ấn Độ truyền sang Tây Tạng vào đầu thế kỷ thứ 7).
2. Pháo đài Punakha
Là một trong những pháo đài đẹp nhất của đất nước, Punakha nằm ở giữa hai con sông nổi tiếng Pho Chu và Mo Chu. Được xây dựng từ năm 1637, Punakha được coi là cung điện của hoàng gia Bhutan cho đến giữa thế kỷ 20. Hiện nay, Punakha thường xuyên mở cửa cho khách đến tham quan.
3. Tháp Kora
Xây dựng trong 12 năm kể từ năm 1740 bằng đá trắng, công trình đường bệ nằm tại thung lũng Karmaling, phía đông Bhutan. Đây là một trong những kiến trúc Phật giáo sớm nhất quốc gia này, được xây để xua đuổi tà ma, lưu giữ nhiều thánh tích Phật giáo.
Truyền thuyết nơi đây kể rừng, cô bé gái 8 tuổi người Ấn Độ đã sang đây, tự nguyện xin được chôn sống trên công trình bằng đá để cầu nguyện trong thời gian xây dựng tháp.
4. Tháp Druk Wangyal Chorten và tháp Dochula
Trên con đèo Dochula cao 3.100 m có tới 108 tòa tháp nằm rải rác, hướng về dãy Himalaya. Một trong những công trình "trẻ tuổi" nhất là tháp Druk Wangyal, do Thái hậu của Bhutan xây dựng năm 2004, là hậu cảnh tuyệt đẹp cho tháp Dochula có từ thế kỷ 14. Truyền thuyết kể rằng, tháp Dochula được xây để xua đuổi một con quỷ thường hay bắt người tại đèo Dochula. Đây là con đèo nối thủ đô Thimphu với miền đông Bhutan.
Thimphu là thủ đô duy nhất trên thế giới không có hệ thống đèn giao thông.
5. Pháo đài Trongsa
Là pháo đài lớn nhất Bhutan và có ý nghĩa rất quan trọng đối với người dân nước này, pháo đài Trongsa là nơi ở của các vị vua Bhutan từ năm 1907. Được xây dựng tại ngọn núi phía trên đập sông Mandge Chu, từ nhiều thế kỷ nay, pháo đài kiểm soát con đường giao lưu thương mại từ đông sang tây. Tháp canh Ta Dzong giờ được biến thành bảo tàng.
Mách nhỏ cho bạn:
- Từ Việt Nam, muốn bay đi Bhutan phải quá cảnh ở Bangkok hoặc Nepal. Nếu chọn quá cảnh ở Bangkok, bạn sẽ ngủ đêm ở Bangkok, sáng hôm sau bay đi Bhutan, thời gian bay 6 tiếng.
- Bhutan có nhiều chùa chiền và tu viện Phật giáo. Nhưng không phải vì thế mà bạn lo lắng đến đất nước này có được ăn "mặn" hay không.
Ngược lại, người dân ở vùng đồi núi cao này ăn nhiều thịt, nhất là các loại bò và gia cầm. Các món súp thịt nấu gạo và rau khô nêm nhiều gia vị cay được ưa thích trong mùa lạnh. Các thực phẩm chế biến từ sữa, đặc biệt là bơ và phô mát cũng tiêu thụ rất nhiều. Về đồ uống, ngoài trà, người ta cũng uống nhiều rượu gạo và bia nữa. Nhưng hãy chủ ý, Bhutan có luật cấm bán và hút thuốc lá; những người nghiện thuốc lá đến xứ sở lạnh lẽo này sẽ "khổ sở" không ít.
- Người dân Bhutan chỉ nói tiếng bản xứ, rất ít người biết tiếng Anh, vì vậy khi đến đất nước này du khách nhất thiết phải nhờ đến hướng dẫn viên người Bhutan.
- Đất nước Bhutan không hề có chính sách khuyến khích du lịch vì thế mà trong khi nhiều nước trên thế giới tìm nhiều cách để hấp dẫn khách du lịch thì Bhutan không thích mở cửa đón người nước ngoài. Du khách phải trả chi phí lên đến 200USD mỗi ngày để ở lại đây. Nhiều kỳ quan cổ xưa của Bhutan cũng không được công bố ra bên ngoài thế giới.
theo 24h
Ghé ngôi làng chim trời chẳng dám bay Mang cái tên có ý nghĩa mùa xuân ấm áp, nhưng Oymyakon lại lạnh tới mức các loài chim đóng băng đến chết khi bay ngang nơi này trong chuyến di trú. Trong ngôn ngữ địa phương Oymyakon có nghĩa là "Nước không đóng băng" vì có sự hiện diện của một con suối nước nóng gần làng luôn giữ cho nước không...