Bảo tàng lưu trữ 6.000 vi khuẩn nguy hiểm

Theo dõi VGT trên

Bảo tàng Chủng giống Vi sinh vật (NCTC) chứa những chủng vi khuẩn đại diện cho hơn 900 loài có thể lây nhiễm, khiến con người ốm và tử vong.

Bảo tàng lưu trữ 6.000 vi khuẩn nguy hiểm - Hình 1

Một ống chứa vi khuẩn ở NCTC. Ảnh: NYT.

Trong số gần 800 bảo tàng chủng giống ở 78 nước, NCTC do Cơ quan Y tế Công cộng Anh quản lý thuộc số ít bảo tàng chuyên lưu trữ vi khuẩn có ý nghĩa lâm sàng, tức những loài gây bệnh cho con người. Mẫu vật vi khuẩn đầu tiên gửi tới NCTC được lấy từ một binh nhất tên Ernest Cable, phục vụ trong quân đội Anh dưới thời Thế chiến I. Cable qua đời vào ngày 13/3/1915 do Shigella flexneri, vi khuẩn gây bệnh kiết lỵ. Trung úy William Broughton-Alcock, nhà vi khuẩn học trong quân đội, lấy mẫu S. flexneri từ xác Cable, đặt vi khuẩn sống trong thạch agar và giữ trong hộp bọc sáp trước khi đặt tên mới là NCTC 1.

Bảo tàng cung cấp mẫu vật chuẩn của các chủng vi khuẩn đã biết cho nhiều nhà vi sinh vật học lâm sàng trên thế giới. Họ nghiên cứu cách vi khuẩn tiến hóa, kiểm tra quy định an toàn đối với bệnh truyền nhiễm, phát triển vaccine, thuốc kháng ung thư và liệu pháp điều trị bệnh rối loạn trao đổi chất, tìm hiểu vấn đề kháng kháng sinh. Ví dụ, vi khuẩn gây ra cái chết cho binh nhất Cable được hồi sinh từ dạng đông lạnh khô bởi Kate Baker, nhà vi sinh vật học ở Đại học Liverpool, và cộng sự của bà trong nỗ lực tìm hiểu cách S. flexneri tiến hóa trong thập kỷ qua. Bệnh kiết lỵ vẫn giết chết khoảng 164.000 người mỗi năm, chủ yếu là trẻ em.

Nhóm nghiên cứu giải trình tự hệ gene của NCTC 1, sau đó so sánh với các chủng khác cô lập vào năm 1954, 1984 và 2002. Chỉ 2% hệ gene của vi khuẩn này thay đổi trong thế kỷ qua, nhưng những thay đổi đó gắn liền với độc lực cao hơn, khả năng lẩn tránh miễn dịch và mức độ kháng kháng sinh mạnh hơn. Khi các nhà nghiên cứu như tiến sĩ Baker phát hiện một chủng hoặc loài vì khuẩn mới, họ có thể ký gửi ở NCTC 1.

Bảo tàng NCTC mở của lần đầu tiên ở London năm 1920 tại Viện Y học Dự phòng Lister. 200 mẫu vi khuẩn đầu tiên, bao gồm mẫu vật lấy từ binh nhất Cable, được ký gửi bởi Frederick William Andrewes, nhà bệnh học chuyên nghiên cứu kiết lỵ trong Thế chiến I. N.C.T.C gửi 2.000 chủng vi khuẩn miễn phí tới nhiều viện khác nhau trong năm tiếp theo. Những vi khuẩn chuyển đi đều còn sống, bảo quản trong thạch agar làm từ lòng đỏ trứng và đặt trong hộp bọc sáp.

NCTC chứa nhiều vi khuẩn giúp tạo ra nhiều đột phá y học. Alexander Fleming, người phát minh penicillin, ký gửi 16 chủng vi khuẩn ở bảo tàng từ năm 1982 tới 1948. Fleming thậm chí lấy mẫu vi khuẩn Haemophilus influenzae, ký hiệu NCTC 4842, từ mũi của ông.

Video đang HOT

Năm 2019, bảo tàng gửi 3.083 ống chứa vi khuẩn tới 63 nước. Những loại vi khuẩn được đặt nhiều nhất là Clostridium (nguyên nhân hàng đầu gây tiêu chảy), E. coli (360 chủng, một số nguy hiểm, số khác vô hại), Staphylococcus (gây bệnh truyền nhiễm từ nhẹ tới chết người), Mycobacteriaceae (gây bệnh lao và bệnh phong) và Salmonella (từ thức ăn nhiễm khuẩn). Chúng được chuyển tới trung tâm phân phối ở ngoại ô London theo quy định an toàn nghiêm ngặt. Phần lớn vi khuẩn có mức an toàn sinh học ở cấp 2 hoặc 3, có nghĩa chúng có thể gây bệnh nghiêm trọng hoặc chết người nhưng có thuốc điều trị. Cấp nguy hiểm nhất là cấp 4 chỉ bao gồm virus. .

Những mẫu vật mới được nuôi cấy trong thạch agar để đảm bảo chúng còn sống và không bị ô nhiễm, sau đó ngưng hoạt động trong dung dịch chất bảo quản đông lạnh giàu đường, làm đông lạnh khô ở nhiệt độ -33 độ C trong 3 – 4 giờ, sau đó cho vào ống thủy tinh chặn bằng bông tiệt trùng và lưu trữ ở 4 độ C. Không phải mọi mẫu vật đều tồn tại sau thời gian dài lưu trữ. Mỗi mẫu vật đều đi kèm mô tả nguồn gốc xuất xứ, nhận dạng và đặc điểm quan trọng trong cơ sở dữ liệu tìm kiếm.

Chữa bệnh nhờ vi hấp dẫn

Các tế bào ung thư và vi khuẩn có hành vi khác hẳn khi chúng không chịu tác động của trọng trường Trái đất. Nhờ hiện tượng này, các nhà khoa học có thể tìm ra phương pháp mới chữa bệnh truyền nhiễm và ung bướu.

Chữa bệnh nhờ vi hấp dẫn - Hình 1

Sau khi được đưa vào môi trường vi hấp dẫn, 80 - 90% số tế bào ung thư không còn hoạt động.

Vũ trụ không phải là nơi thân thiện đối với sự sống. Trong cơ thể các phi hành gia bị phơi nhiễm bức xạ vũ trụ diễn ra những thay đổi bất lợi. Trạng thái không trọng lượng - chính xác hơn là trạng thái vi hấp dẫn - khiến cho cơ và xương, hệ miễn dịch của các phi hành gia trở nên yếu ớt, mắt mất độ tinh nhanh.

Những điều kiện bất lợi này được các nhà khoa học sử dụng khi tìm kiếm thuốc mới chữa ung thư hay bệnh liệt rung (Parkinson). "Khi tôi mới bắt đầu nghiên cứu vấn đề này, nhiều đồng nghiệp nói tôi bị điên. Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng sinh học vũ trụ chính là tương lai của y học" - Tiến sĩ Joshua Chou ở ĐH Công nghệ Sydney (Australia), cho biết.

Bệnh ung thư tự "tan rã"

Chữa bệnh nhờ vi hấp dẫn - Hình 2

Giáo sư Cheryl Nickerson.

Nhờ nhà khoa học quá cố Stephen Hawking (nước Anh), TS. Chou bắt đầu nghiên cứu mối liên quan giữa trọng trường và bệnh ung thư. Có lần GS Hawking nói với TS Chou rằng trong vũ trụ không có gì có thể chống lại được hấp dẫn. Vài năm sau đó, một người bạn của TS. Chou bị mắc ung thư và ông đã tự hỏi điều gì xảy ra với các tế bào ung thư khi không có trọng trường Trái đất?

Các u ác tính thường bắt đầu từ một nhóm tế bào không lớn. Sau một thời gian, một phần trong số chúng có thể phân chia và di chuyển đến vị trí khác - tức là di căn. Cho đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa biết chắc điều gì gây ra hiện tượng này.

Một trong các thuyết nói rằng các tế bào ung thư cảm nhận được về nhau nhờ các lực cơ học. Khi u bướu phát triển, các lực này thay đổi và khi đó xuất hiện hiện tượng di căn. Các tế bào ung thư, cũng như người, tiến hóa trong môi trường có tác động của trọng lực. Khi lực này yếu đi, các quy luật chi phối sự phát triển của bướu cũng thay đổi.

Nhóm nghiên cứu của TS Chou chứng minh được điều ấy khi họ đặt các tế bào ung thư trong máy li tâm mô phỏng các điều kiện trên quỹ đạo xung quanh Trái đất. Kết quả thật đáng ngạc nhiên. "Sau khi được đưa vào môi trường vi hấp dẫn, 80 - 90% tế bào ung thư trở nên mất hiệu lực. Hoặc là chúng chết đi, hoặc là không còn khả năng liên kết và tạo thành các bướu. Bốn loại tế bào ung thư (ung thư buồng trứng, ung thư vú, ung thư phổi và xoang) mà chúng tôi nghiên cứu là những tế bào của các bệnh ung thư khó điều trị nhất", TS Chou nhấn mạnh.

Chữa bệnh nhờ vi hấp dẫn - Hình 3

Tiến sĩ Joshua Chou.

Trước đó, TS Chou đã tham gia nghiên cứu trên Trạm Vũ trụ quốc tế ISS với mục đích phát triển thuốc mới chữa bệnh loãng xương. Chính vì vậy, giai đoạn tiếp theo trong nghiên cứu của ông là tiến hành thí nghiệm trên quỹ đạo. Các mẫu tế bào ung thư sẽ được tàu vũ trụ SpaceX đưa lên Trạm ISS. Sau đó, các nhà khoa học sẽ quan sát hành vi các tế bào này trong các điều kiện vi hấp dẫn. Tiếp đó, họ đóng băng các tế bào rồi gửi về Trái đất để phân tích sự biến đổi gene trong các tế bào đó.

Hiện giờ chưa rõ những cách điều trị nào có thể hình thành trên cơ sở những nghiên cứu nói trên. Việc đưa bệnh nhân ung thư lên quỹ đạo không được đề cập đến. Việc thực tế hơn có thể là chế tạo các máy ly tâm làm giảm trọng trường dành cho bệnh nhân ung thư nhằm ngăn chặn, chẳng hạn, khả năng di căn. "Giải pháp tốt nhất là phát triển thuốc có khả năng đánh lừa và "thuyết phục" các tế bào ung thư, rằng chúng đang ở trong các điều kiện vi hấp dẫn. Loại thuốc này không thay thế được hóa tri liệu, nhưng có thể làm gia tăng hiệu quả của cách điều trị này", TS Chou nói.

Khi kháng sinh mất tác dụng

Chữa bệnh nhờ vi hấp dẫn - Hình 4

Các mẫu tế bào ung thư sẽ được tàu vũ trụ SpaceX đưa lên Trạm ISS.

Các nghiên cứu cho thấy, vi khuẩn nuôi cấy trên Trạm ISS là đặc biệt nguy hiểm. Một phần có thể là do trong môi trường vi hấp dẫn vi khuẩn gặp những điều kiện tương tự như trong cơ thể người. Trong các dịch bao phủ bên trong thành ruột, hệ hô hấp hay hệ bài tiết, các lực cơ học có tác động rất yếu. "Chúng ta dễ dàng tái tạo lại những điều kiện như vậy. Chúng ta có thể sử dụng điều đó để chống lại vi khuẩn, kể cả các vi khuẩn kháng thuốc" - nữ Giáo sư Cheryl Nickerson - chuyên gia về bệnh truyền nhiễm ở ĐH bang Arizona (Mỹ), giải thích. Từ hơn chục năm nay, nhóm nghiên cứu của bà Nickerson đã nghiên cứu hành vi của vi khuẩn hình que salmonella (vi khuẩn đường ruột) trên Trạm ISS. Họ nhận thấy rằng, vi hấp dẫn tạo điều kiện thuận lợi cho các chủng vi khuẩn kháng kháng sinh xuất hiện.

Rất có thể nhờ những nghiên cứu này, các nhà khoa học tìm ra các loại thuốc chống vi khuẩn mới. "Đây chính là mục tiêu cuối cùng của chúng tôi. Tuy nhiên chúng tôi cần thực hiện các nghiên cứu dài hạn, để xác định được cách vi khuẩn phản ứng với sự thay đổi trong môi trường của chúng" - nữ Giáo sư Nickerson cho biết.

Các nhà khoa học cũng quan tâm đến vấn đề sống trong vũ trụ có ảnh hưởng đến vi khuẩn đường ruột - loại vi khuẩn có ích đối với con người. "Thành phần và số lượng vi khuẩn đường ruột thay đổi ở các phi hành gia, khiến họ dễ mắc bệnh hơn" - Tiến sĩ Hernan Lorenzi ở Viện Nghiên cứu Craig Venter (Mỹ), cho biết. Những phát hiện này có thể có ảnh hưởng đến kế hoạch của các chuyến bay vũ trụ có phi hành đoàn, kéo dài trong nhiều tháng với đích đến có thể là Sao Hỏa.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Loài người bí ẩn đã tuyệt chủng từng 'cấy' gien cho người hiện đại
07:01:08 17/11/2024
Phát hiện sinh vật biển 'bất tử' có năng lực 'du hành thời gian'
06:53:53 17/11/2024

Tin đang nóng

NSƯT Kim Tiểu Long đau buồn báo tin con gái qua đời
13:14:49 18/11/2024
Sao nam hạng A có hơn 18000 tỷ đồng bỏ mặc chị gái sống như ăn mày?
10:24:29 18/11/2024
Cặp đôi Vbiz để lộ bằng chứng hẹn hò bí mật, bị phát hiện "đánh lẻ" du lịch nước ngoài
09:44:27 18/11/2024
Hoa hậu Quốc tế Thanh Thủy về nước: Visual xinh bất bại qua cam thường, ghi điểm cực lớn bởi 1 chi tiết
13:24:49 18/11/2024
Hoạt động của Thanh Thủy sau khi đăng quang Miss International
12:46:03 18/11/2024
Hi hữu nhưng đã xảy ra: Cô gái gặp được chú mèo có vết bớt trên mặt giống hệt mình, đem về nuôi và nhận được điều kì diệu
12:09:52 18/11/2024
Hoài Linh: "Anh không vừa lòng thì xé hợp đồng, mẹ tôi tôi không bỏ được"
13:16:57 18/11/2024
Tình trạng của Hòa Minzy giữa nghi vấn mang thai lần 2
10:27:08 18/11/2024

Tin mới nhất

Ra mắt 'bánh xe biến hình' giúp xe lăn leo cầu thang

21:23:34 14/11/2024
Với thiết kế nói trên, nhóm nghiên cứu tại Viện Máy móc và Vật liệu Hàn Quốc (KIMM) đã tạo ra bánh xe có thể di chuyển ổn định trên địa hình bằng phẳng nhưng hình dạng bánh xe sẽ thay đổi khi gặp chướng ngại vật.

Phát hiện cấu trúc san hô đơn lẻ khổng lồ ở Thái Bình Dương

19:57:33 14/11/2024
Nhà khoa học Molly Timmers mô tả một cách hình tượng rằng trong khi Big Momma có hình dạng giống như một viên kem khổng lồ, thì rạn san hô mới phát hiện này lại như viên kem bắt đầu tan chảy, bao phủ một khu vực rộng lớn dưới đáy biển.

Hà mã lùn nổi như cồn sau màn dự đoán chuẩn ông Trump thành Tổng thống Mỹ

06:40:56 07/11/2024
Con hà mã lùn Moo Deng của vườn thú ở Thái Lan nổi danh sau màn dự đoán xuất thần. Trước đó vào ngày 4/11, con vật dự đoán ông Donald Trump tái đắc cử, trở thành Tổng thống Mỹ thứ 47.

Bước tiến mới trong tham vọng trồng cây, xây nhà gỗ trên mặt trăng

21:22:27 06/11/2024
Vệ tinh gỗ đầu tiên trên thế giới vừa được phóng lên không gian trong thử nghiệm sơ bộ nhằm hướng đến việc trồng cây, xây nhà gỗ trên mặt trăng và sử dụng gỗ trong thám hiểm không gian.

Các nhà khoa học ở Ba Lan đưa 'ma cà rồng' trở về từ cõi chết

07:40:07 04/11/2024
Người xưa làm mọi việc có thể để ngăn ma cà rồng Zosia trở về từ cõi chết. Tuy nhiên, giờ đây các nhà khoa học ở Ba Lan lại nỗ lực hết sức để đưa người phụ nữ này quay lại.

Nhà ổ chuột rách như tổ đỉa ở Thái Lan đắt khách, hết phòng tới năm 2026

14:39:01 02/11/2024
Dù có vẻ ngoài tồi tàn đến mức như rách nát và tiện nghi hạn chế, nhưng căn nhà ổ chuột nằm ở trung tâm thủ đô Bangkok (Thái Lan) đang trở thành điểm đến thu hút đặc biệt với khách du lịch.

Khoa học giải thích vì sao chúng ta nhìn thấy ma

12:48:23 30/10/2024
Khoa học hiện tại chưa thể chứng minh được sự tồn tại của ma quỷ, nhưng các yếu tố về tinh thần và môi trường thì có thể.

Lần đầu phát hiện hệ ba hố đen

21:42:11 25/10/2024
Các nhà vật lý học lần đầu tiên phát hiện một hệ ba hố đen, và sự tồn tại của chúng thách thức giả thuyết về sự hình thành hố đen đã được biết đến lâu nay.

4 tiểu hành tinh lướt qua trái đất ngày 25.10, gồm 'sát thủ đô thị'

21:35:31 25/10/2024
Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) thông báo một số tiểu hành tinh sẽ lướt qua trái đất hôm 25.10, trong số 4 tiểu hành tinh xâm nhập quỹ đạo địa cầu trong chưa đầy 12 giờ.

Khám phá mới về quá trình hình thành sự sống trên Trái Đất 3 tỷ năm trước

16:05:00 25/10/2024
Theo một nhóm nghiên cứu ở Trường đại học Harvard, Mỹ, tác động to lớn của vụ va chạm này đã tạo ra các chất dinh dưỡng giúp tăng cường một số vi khuẩn có lợi cho sự phát triển sự sống trên hành tinh này.

Khoa học tìm ra cách giúp gà nở ra mà không cần vỏ trứng

07:46:23 22/10/2024
Câu hỏi gà có trước hay quả trứng có trước có lẽ chẳng còn quan trọng nữa, vì các nhà khoa học đã tìm ra cách ấp nở thành công trứng gà mà không cần tới vỏ trứng.

Khách sạn 5 sao dưới đáy biển: Ngủ 1 đêm tốn 4 tỷ đồng, xa xỉ nhất thế giới

22:27:06 21/10/2024
Nằm trên chiếc giường êm ái, ngắm những đàn cá bơi lội tung tăng qua lớp kính trong suốt được cho là một trong những trải nghiệm xa xỉ bậc nhất thế giới tại khách sạn tàu ngầm Lover s Deep.

Có thể bạn quan tâm

Jisoo lộ lý do chưa ra nhạc, tiện thể flex đội ngũ hùng hậu, Rosé gây tiếc nuối

Sao châu á

14:33:39 18/11/2024
Nhiều lần bị chỉ trích chỉ mãi đóng phim mà không hoạt động âm nhạc, Jisoo rốt cuộc đã chịu lên tiếng nói rõ mọi chuyện. Chia sẻ của cô lập tức thu hút sự chú ý từ người hâm mộ.

Các nước Bắc Âu ban hành hướng dẫn mới về sinh tồn trong chiến tranh

Thế giới

14:29:03 18/11/2024
Tờ rơi của Thụy Điển có tiêu đề "Nếu khủng hoảng hoặc chiến tranh xảy ra" được cập nhật so với tài liệu tương tự phát hành 6 năm trước và cũng có kích thước gấp đôi.

Sao Việt 18/11: Kỳ Duyên lên tiếng sau khi trượt top 12 Miss Universe 2024

Sao việt

14:10:24 18/11/2024
Kỳ Duyên nói giấc mơ của cô đã hoàn thành trọn vẹn khi lọt top 30 Miss Universe 2024. Người đẹp tự hào về bản thân vì đã đóng góp một phần nhỏ cho đất nước Việt Nam.

Nữ sinh 19 tuổi tử vong sau khi ăn 2 miếng bánh

Sức khỏe

14:08:05 18/11/2024
Khi vào viện, các bác sĩ đã cho nữ bệnh nhân thở máy ngay để tim hoạt động trở lại khi các xét nghiệm cho thấy não của cô sưng nghiêm trọng.

Sao nam bị 150 đoàn phim từ chối vì quá xấu, giờ là bậc thầy diễn xuất đóng phim nào cũng hot điên đảo

Hậu trường phim

14:01:29 18/11/2024
Nam diễn viên từng trải qua thời kỳ khó khăn trong sự nghiệp, nhưng giờ đây anh đã đạt được những thành công không tưởng.

Màn giả gái viral khắp cõi mạng vì đẹp không kém gì hội mỹ nhân

Phim châu á

13:58:47 18/11/2024
Thâm Tiềm (tên khác: Giấu Kín ) - một bộ phim truyền hình được quay cách đây 5 năm của Thành Nghị đột nhiên nhảy dù phát sóng dù không có bất cứ hoạt động quảng bá nào.

Phim Việt giờ vàng lộ hạt sạn ngớ ngẩn, netizen than trời "phép tính cơ bản mà cũng làm sai"

Phim việt

13:56:12 18/11/2024
Vốn là bộ phim được kỳ vọng sẽ thành công khi nối sóng giờ vàng của Đi Giữa Trời Rực Rỡ, nhưng Tuổi Trẻ Giá Bao Nhiêu trải qua gần 20 tập lại vẫn chưa thể tạo được dấu ấn đối với khán giả.

Về đầm Chuồn ngắm cảnh đẹp, thưởng thức đặc sản trứ danh

Du lịch

13:34:45 18/11/2024
Có dịp về đầm Chuồn, du khách được chiêm ngưỡng vẻ đẹp vùng sông nước với nhiều màu sắc khác nhau khi huyền ảo, khi trong trẻo cũng như được thưởng thức món đặc sản nổi danh Cố đô Huế...

'Chị đẹp' Minh Tuyết bật khóc: Tôi sợ khán giả Việt Nam không đón nhận mình

Tv show

13:11:22 18/11/2024
Trên sân khấu Chị đẹp đạp gió , ca sĩ Minh Tuyết bật khóc tâm sự từng không dám nhận lời tham gia chương trình vì sợ khán giả quê nhà không đón nhận.

Bão số 9 giật cấp 14 tiến vào vùng biển miền Trung

Tin nổi bật

13:02:04 18/11/2024
Đến 10h ngày 19/11, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc với tốc độ 15-20km/h, tiếp tục suy yếu thêm trên khu vực Bắc Biển Đông; cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 330km về phía Đông Bắc với sức gió cấp 10, giật cấp 12.

Con số may mắn theo 12 con giáp hôm nay 19/11/2024

Trắc nghiệm

12:44:21 18/11/2024
Con số may mắn hôm nay 19/11 theo 12 con giáp Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ... là số nào? Đâu là cặp số may mắn hôm nay của 12 con giáp chuẩn nhất? Tử vi may mắn theo 12 con giáp ngày 19/11 là con số nào?