Báo tấn công, ăn thịt bé trai 5 tuổi bỏ xác ngoài cánh đồng mía
Bé trai được tìm được tìm thấy trong một cánh đồng mía cách nhà chỉ 330 mét với hai bàn tay bị con báo xé nát và một phần mặt cùng lưng bị cắn thịt.
Con báo tấn công và ăn thịt một cậu bé đồng thời làm bị thương một người bạn khác. Ảnh minh họa: AFP/Getty
Con báo tấn công và ăn thịt bé trai Chetan, 5 tuổi khi em đang chơi bên ngoài nhà ở làng Prempuri, Ấn Độ. Con vật cũng làm bạn của Chetan là Nishu, 4 tuổi, bị thương nặng.
Thi thể Chetan được phát hiện trên một cánh đồng mía cách nhà em chỉ khoảng 330 mét. Tay của cậu bé bị con báo cắn nát và rời khỏi cơ thể, trong khi bạn của em bị con vật cắn vào cổ.
Dân làng đã mất hai ngày để tìm kiếm Chetan và chỉ phát hiện thấy xác của cậu bé hôm 16/12. Lưng và mặt của bé trai cũng không còn nguyên vẹn, hai tay bị xé toạc khỏi cơ thể.
Đây là lần thứ hai con báo tấn công người chỉ trong hai ngày khiến dân làng Prempuri vô cùng hoang mang.
Vụ tấn công kinh hãi trên xảy ra sau khi cậu bé Rohan, 5 tuổi, bị một con báo ở làng Akbarpur Chauganva vồ trúng. May mắn là em đã được gia đình giải cứu trước khi con vật có thể giết chết em.
Chính quyền Ấn Độ đã đặt bẫy và bắt những con báo có nguy cơ tấn công và giết người.
Cán bộ lâm nghiệp của khu vực, M. Semmaran, cho biết các cuộc tuần tra đang gia tăng trong bối cảnh chính quyền lo ngại ngày càng có nhiều vụ tấn công nguy hiểm hơn.
Manoj Shukla, một cán bộ của cơ quan này nói, đây là lần đầu tiên báo ăn thịt trẻ em trong khu vực. Nhưng họ không rõ liệu vụ việc báo tấn công bé Chetan và vụ việc lần trước có do cùng một con báo gây ra hay không.
Video đang HOT
“Các cuộc tấn công được thực hiện ở những khu vực khác nhau. Chúng tôi không chắc có phải cùng một con báo đang tấn công dân làng hay không”, Shukla nói.
Có 6 vụ báo đốm tấn công người được ghi nhận ở Uttar Pradesh vào tháng trước, theo The Times of India. Chính quyền khuyến cáo trẻ em không nên ra ngoài mà không có người lớn đi cùng.
Báo hoa mai được trông thấy rình râp trên cánh đồng mía khoảng 20 lần xung quanh khu vực Nagina và Bahupura vào tháng trước.
Theo saostar.vn
Rợn người trước cảnh đại chiến giữa rắn hổ mang và đại bàng săn rắn
Trận chiến giữa rắn hổ mang và đại bàng nâu chuyên săn rắn khiến nhiều người không khỏi thót tim vì sợ hãi.
Đại bàng nâu săn rắn là một loài chim săn mồi trong họ nhà Ưng, là một loài chim đáng sợ, có thể giết chết và xé xác những con rắn độc chết người. Chính vì thế trận chiến giữa rắn hổ mang và đại bàng nâu săn rắn thực sự là một trận đại chiến khiến nhiều người nín thở dõi theo.
Không giống như những loài động vật khác nhìn thấy rắn hổ mang đang bạnh cổ phun phì phì nọc độc là chạy mất dép, đại bàng nâu săn rắn khi phát hiện ra rắn hổ mang liền nhanh chóng hạ xuống, tính toán đường đi nước bước để giết chết con mồi.
Có thể rắn hổ mang là nỗi ám ảnh của nhiều loài động vật khác nhưng đối với đại bàng nâu, nó chỉ là một con mồi, một loại thực phẩm không hơn không kém.
Chính vì thế khi đối diện với rắn hổ mang, đại bàng nâu còn tỏ ra vô cùng thong dong, không hề vội vàng, mất bình tĩnh như trong các cuộc chiến khác.
Chỉ có con rắn hổ mang là luôn trong trạng thái căng thẳng, nó bạnh cổ, há rộng chiếc miệng khoe nanh độc, thân mình không ngừng lắc lư. Chỉ cần đại bàng nâu có ý chuyển bước chân, rắn hổ mang sẽ xoay người theo hướng đó.
Sau khi cân nhắc thiệt hơn, đại bàng nâu săn rắn quyết định tấn công rắn hổ mang.
Nó cúi xuống nhanh như chớp mổ cắp lấy chiếc đuôi của rắn hổ mang nhằm lôi con rắn ra khỏi vị trí an toàn.
Trong lúc đó, con rắn hổ mang vẫn gan dạ chống đỡ, tung những cú mổ chết chóc về phía đại bàng. Dường như cũng có kinh nghiệm chiến đấu phong phú, dày dạn, rắn hổ mang há miệng đe dọa đại bàng nâu như biết con đại bàng này còn trẻ, chưa đủ khỏe để nhấc bổng bản thân mình trên không trung.
Sau khi co kéo một hồi vẫn không thể lôi đại bàng ra khỏi khu vực an toàn, đại bàng nâu xoay đầu ngẫm nghĩ, tính toán lợi hại.
Mặc dù đã biết sức mình khó có thể khống chế con rắn hổ mang lớn như thế này nhưng đại bàng nâu vẫn hậm hực vì phải bỏ qua bữa thịt rắn ngon miệng. Nó cố gắng dằn mặt con rắn độc trước khi rời đi.
Đại bàng nâu săn rắn chủ yếu săn giết các loài rắn làm thức ăn, không chỉ là những con rắn thường mà còn cả những con rắn có nọc độc chết người. Chúng có thể chất tự nhiên chống lại được nọc rắn, cấu tạo cơ thể với lớp lông dài và lớp da chân cực dày cũng có tác dụng tương tự. Ngoài những con rắn, loài đại bàng này còn ăn thằn lằn và các loài thú nhỏ.
Trước khi bay đi, con đại bàng nâu ném lại một cái nhìn cảnh cáo với rắn hổ mang như muốn nói lần chạm trán tiếp theo chắc chắn sẽ là ngày tận số của con rắn.
Sau khi con chim đại bàng hung hãn rời đi, rắn hổ mang vẫn chưa buông xuống được sự cảnh giác, nó vẫn bạnh cổ, ở tư thế sẵn sàng tấn công.
Đinh Ngân
Theo Kiến thức
Top 10 vụ mất tích gây chấn động lịch sử (Phần 1) Các nạn nhân đột nhiên "bốc hơi" khỏi trái đất không để lại một dấu vết. Cho đến nay, những vụ việc này vẫn là bí ẩn lớn trong lịch sử. 1. Juliet Poyntz mất tích ngày 3/6/1937. Cô sinh ngày 25/11/1886. Trong khi học đại học, cô đã đưa ra một số ý tưởng cấp tiến và trở thành một nhà xã...