Bão Sandy đe dọa nhà máy hạt nhân Mỹ
Bão Sandy với gió giật và mưa lớn đe dọa tính an toàn của các nhà máy điện hạt nhân tại Mỹ – Ảnh: Reuters
Một nhà máy điện hạt nhân tại bang New Jersey (Mỹ) ngày 30.10 đã được đặt trong tình trạng báo động vì nước lũ từ siêu bão Sandy đã dâng cao quá mức quy định tối thiểu tại nhà máy, tuy nhiên, không có cảnh báo hiểm họa về an toàn cho người dân được đưa ra.
Ủy ban kiểm soát các vấn đề về hạt nhân Mỹ (NRC) chuẩn bị cắt điện nhà máy điện hạt nhân Oyster Creek ở hạt Ocean, phía bắc thành phố Atlantic sau khi siêu bão Sandy tràn vào bờ biển Atlantic, AFP đưa tin.
NRC cho biết nhà máy này đã nâng mức báo động lên một cấp (trong tổng số 4 cấp độ báo động) sau khi ghi nhận mực nước bên trong nhà máy đã dâng cao hơn mức bình thường.
“Thủy triều dâng kết hợp với gió giật và bão lũ tràn vào khiến mực nước của hệ thống lưu thông nước bên trong nhà máy đang tăng. Tuy nhiên, mực nước này dự kiến sẽ hạ xuống trong vài giờ tới”, NRC thông báo.
NRC cũng cho biết tất cả các nhà máy hạt nhân nằm trong hướng di chuyển của cơn bão hiện vẫn đang trong tình trạng an toàn và các chuyên gia đang nỗ lực kiểm tra tình hình hoạt động tại các nhà máy này.
Được biết, bão Sandy đã tràn vào Bờ Đông nước Mỹ, khiến hàng triệu người phải chịu cảnh mất điện và nhấn chìm hệ thống hầm chui, xe điện ngầm trong biển nước tại thành phố New York.
Bão Sandy đã làm thiệt mạng ít nhất 12 người, đa số là do bị cây đè, theo AFP
Theo TNO
Nhật Bản: Khủng hoảng hạt nhân vượt xa Fukushima
Trên một sườn đồi phía bắc Nhật Bản, những tuabin gió xoay tròn trong không khí lạnh, chế nhạo những nỗ lực củng cố tương lai ngành điện hạt nhân bị thoái chí tại một tổ hợp công nghiệp kế bên.
Trang trại năng lượng gió tại Rokkasho hiện lên gần nhà máy tái chế hạt nhân đầu tiên của Nhật (ảnh), một tổ hợp những tòa nhà không cửa sổ được cho là khởi đầu từ 15 năm trước nhưng giờ chỉ mới gần hoàn thành.
Nhùng nhằng bởi nhiều vấn đề kỹ thuật dai dẳng, nhà máy này được thiết kế để tái chế nhiên liệu hạt nhân đã sử dụng. Nó nêu ra một điểm yếu thấy rõ trong nỗ lực khôi phục niềm tin trong ngành công nghiệp đã bị tơi tả từ năm ngoái, khi động đất và sóng thần làm hỏng nhà máy điện Fukushima Daiichi, gây rò rỉ phóng xạ và các cuộc di cư hàng loạt.
Nhưng theo các nhà chỉ trích, dự án Rokkasho quá nhỏ bé, quá trễ và toàn ngành công nghiệp này có nguy cơ đóng cửa trong hai thập kỷ tới trừ khi tìm ra một giải pháp.
Jitsuro Terashima, Chủ tịch Viện nghiên cứu Nhật Bản và là thành viên một ủy ban các chuyên gia cố vấn về chính sách năng lượng cho chính phủ, nói rằng "cần phải có một Rokkasho thứ hai".
Dự trữ lâu dài rác phóng xạ cao là một vấn đề chung đối với tất cả các quốc gia chạy điện hạt nhân, kể cả Mỹ, nhưng các chuyên gia nói điều kiện địa chất không ổn định và địa hình dân cư dày đặc của Nhật làm cho thách thức này lớn hơn nhiều.
Theo CATP
Miền đông nước Mỹ tê liệt vì bão Sandy Ít nhất 12 người chết tại Mỹ và Canada khi siêu bão Sandy đổ bộ vào bờ biển đông nước Mỹ. Cả ngày thứ hai các thành phố từ Washington đến New York tê liệt, phương tiện chuyên chở công cộng không hoạt động, sân bay đóng cửa, hàng triệu người phải nghỉ làm. Một nhà thuyền trên sông Hudson, New Jersey, bị...