Bao phủ nợ xấu giảm tại ngân hàng
Tỷ lệ bao phủ nợ xấu tại phần lớn các ngân hàng đều giảm so với đầu năm.
ACB rơi xuống vị trí thứ 5 về xếp hạng tỷ lệ bao phủ nợ xấu, trong khi Techcombank chiếm vị trí thứ 2, sau Vietcombank.
Nợ xấu tăng trong 9 tháng khiến các nhà băng nâng chi phí dự phòng.
Sau 9 tháng, nợ xấu của các ngân hàng tăng so với đầu năm. Trong đó, Kienlongbank ghi nhận nợ xấu gấp 6,5 lần lên 2.240 tỷ đồng. Nguyên nhân là ngân hàng phải ghi nhận nợ xấu liên quan đến nhóm khách hàng đang thế chấp tài sản đảm bảo là 176 triệu cổ phiếu của Sacombank. Kienlongbank đang trong quá trình đấu giá lượng cổ phiếu này.
Theo sau, ACB có nợ xấu nội bảng tăng 71%, lên hơn 2/479 tỷ đồng. Một số bên khác báo nợ xấu tăng hơn 60% gồm VietinBank 66%, VietBank 61%, TPBank 60%… Các ngân hàng khác có mức tăng phổ biến từ từ 20% đến 40%.
Biến động nợ xấu tại các ngân hàng. Đơn vị: tỷ đồng,%
Tỷ lệ nợ xấu cũng biến động tương tự. Kienlongbank ghi nhận tỷ trọng tổng nợ nhóm 3-5 trong cho vay khách hàng tăng từ 1,02% lên 6,63%. Nhiều ngân hàng như Eximbank, VietinBank, VietBank có tỷ lệ nợ xấu tăng 72-75 điểm cơ bản dao động 1,87-2,46%.
Các ngân hàng khác như SHB, TPBank, MB… báo chỉ tiêu này tăng trên 30 điểm cơ bản.
Ở chiều ngược lại, một số nhà băng có nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu giảm sau 9 tháng, dẫn đầu là Techcombank. Ngân hàng này ghi giảm nợ xấu 55% so với đầu năm, sau khi xóa nghìn tỷ nợ xấu trong quý II. Tỷ lệ nợ xấu cũng giảm từ 1,33% xuống 0,6%, trở thành đơn vị có tỷ lệ nợ xấu thấp nhất hệ thống, vượt qua ACB, Vietcombank, BacABank. Hai nhân hàng báo giảm nợ xấu còn lại là NCB và SeABank.
Video đang HOT
Trước biến động nợ xấu và những rủi ro tiềm ẩn với các khoản cho vay do dịch Covid-19, các ngân hàng đang tích cực dành chi phí trích lập dự phòng. NamABank chi dự phòng rủi ro trong 9 tháng hơn 359 tỷ đồng, gấp gần 7 lần cùng kỳ năm trước.
ACB cũng tăng chi phí dự phòng hơn 3 lần, ở mức 694 tỷ đồng, trong 9 tháng đầu năm. Chỉ tiêu này ở Techcombank cũng cao hơn 2,7 lần. Một loạt ngân hàng cũng tăng chi phí dự phòng gấp đôi cùng kỳ 2019, có thể điểm tới là Eximbank, Kienlongbank, VietBank… Các bên khác như OCB, VIB, Vietcombank tăng chi phí dự phòng 9 tháng cao hơn 23-30%.
Chiều ngược lại, ABBank, BIDV giảm chi phí dự phòng 2%, trong khi SeABank giảm hơn 18%.
Chi phí dự phòng 9 tháng của các ngân hàng. Đơn vị: tỷ đồng, %.
Bao phủ nợ xấu giảm
Với diễn biến của nợ xấu và dự phòng, tỷ lệ bao phủ nợ xấu của các nhà băng chuyển động theo hướng khác nhau. Tại Techcombank, nợ xấu giảm và hành động mạnh tay trích dự phòng đã đẩy tỷ lệ bao phủ nợ xấu của tăng 53 điểm phần trăm, thay đổi cao nhất trong tất cả các ngân hàng, lên mức 147% (cao thứ 2 trong hệ thống).
Vietcombank đẩy mạnh dự phòng “hào phóng” khi tỷ lệ bao phủ nợ xấu hơn 215%, cao nhất hệ thống, tăng 35 điểm phần trăm so với đầu năm. Đồng nghĩa, nếu dùng toàn bộ dự phòng để xóa nợ xấu, ngân hàng vẫn còn dư hơn 9.000 tỷ đồng. Con số này cũng cao hơn 2 lần nợ nhóm 2 tại thời điểm 30/9.
BIDV, MB cũng là các đơn vị tăng bao phủ nợ xấu trong 9 tháng, cao hơn 8-12 điểm phần trăm so với đầu năm, lên 87% và 118%. Một số nhà băng khác có diễn biến tương tự gồm SeABank, Sacombank, VPBank, OCB…
Ở chiều ngược lại, 15 ngân hàng ghi nhận tỷ lệ bao phủ nợ xấu giảm, đứng đầu là Kienlongbank và theo sau là ACB.
ACB vẫn được biết tới là một trong hai nhà băng có tỷ lệ bao nợ xấu lớn nhất hệ thống cùng với Vietcombank. Tuy nhiên, trong 9 tháng đầu năm nay, chỉ tiêu này đã giảm 57 điểm phần trăm từ 174% xuống 117%, rơi xuống vị trí thứ 5.
Tỷ lệ bao nợ xấu của các ngân hàng. Đơn vị: tỷ đồng, %.
Theo Chứng khoán Bản Việt (VCSC), ACB chỉ dự phòng 0,05% số dư khoản vay gộp cho các tài khoản dự phòng cụ thể (khoản chi phí dự phòng được dự phòng trực tiếp cho khoản vay khách hàng), so với Vietcombank 0,96%, VIB 0,33% và TPBank 0,9% trong cùng kỳ.
VCSC cho rằng các khác biệt dự phòng một phần đến từ tỷ lệ xử lý nợ chỉ đạt 0,01% dư nợ vay gộp trong 9 tháng 2020 so với cùng kỳ năm trước. Ngoài ra, VCSC kỳ vọng ngân hàng se tiếp tục hoàn nhập dự phòng, phần nào ảnh hưởng đến tính toán chi phí dự phòng cụ thể.
Bên cạnh ACB, loạt ngân hàng cũng giảm tỷ lệ bao phủ nợ xấu gồm VietinBank thấp hơn 35 điểm phần trăm so với đầu năm, NamABank 21 điểm phần trăm…
Theo Ngân hàng Nhà nước, đên 28/9, các tô chưc tín dung đã tái co câu thơi han tra nơ đôi vơi hon 272.115 khách hàng vơi du nơ cho vay khoang 331.013 ty đông, tuong đuong 3,8% tông du nơ cua toàn hẹ thông. Tỷ lệ chuyển thành nợ xấu sau khi đại dịch phụ thuộc vào khả năng phục hồi của nền kinh tế, của riêng doanh nghiệp.
Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cho rằng không phai tât ca các khoan vay đuơc tái co câu se chuyên thành nơ xâu. Tuy nhiên, nhiêu kha nang nơ xâu tiêp tuc gia tang trong thơi gian tơi do anh huơng cua đai dich, và vuơt nguơng 3% do Ngân hàng Nhà nước đạt ra vào nam 2021.
Trong khi đó, TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia tài chính, ngân hàng dự báo tỷ lệ nợ xấu nội bảng có thể lên đến 3% cuối năm 2020 và 4% trong năm 2021, trong khi xử lý nợ xấu ngày càng khó khăn hơn.
'Bỏ quên' hoạt động chính, lãi trước thuế quý 3 Vietbank giảm 52%, nợ xấu tăng vọt
Theo đó, lũy kế 9 tháng đầu năm, hoạt động chính của Vietbank vẫn sụt giảm đáng kể so với cùng kỳ khi chỉ mang về hơn 487 tỷ đồng lãi thuần.
Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank, UPCoM: VBB) mới đây đã công bố BCTC quý 3 với lợi nhuận trước và sau thuế quý 3 giảm đến 52% và 54% so với cùng kỳ, chỉ còn gần 86 tỷ đồng và gần 66 tỷ đồng.
trong quý 3, có thể thấy Vietbank đẩy mạnh nguồn thu ngoài lãi, tuy nhiên lại "bỏ quên" hoạt động chính. Thu nhập lãi thuần trong quý giảm đến 47% so với cùng kỳ, chỉ còn gần 169 tỷ đồng.
Trong khi các hoạt động ngoài lãi lại tăng trưởng so với cùng kỳ như lãi thuần từ dịch vụ ( 90%), lãi từ kinh doanh ngoại hối (gấp 8 lần), lãi từ mua bán chứng khoán đầu tư (gấp 2.2 lần). Riêng lãi từ hoạt động khác giảm 40%.
Chính vì lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh giảm đến 43% so với cùng kỳ (111 tỷ đồng), đi kèm với chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng đến 65% (25 tỷ đồng), do đó lợi nhuận trước và sau thuế của Ngân hàng giảm đến 52% và 54% so với cùng kỳ, chỉ còn gần 86 tỷ đồng và gần 66 tỷ đồng.
Lũy kế 9 tháng đầu năm, hoạt động chính của Vietbank vẫn sụt giảm đáng kể so với cùng kỳ khi chỉ mang về hơn 487 tỷ đồng lãi thuần. Chi phí dự phòng tín dụng tăng đến 80% (66 tỷ đồng), do đó, lãi trước và sau thuế giảm 13% so với cùng kỳ, chỉ còn gần 374 tỷ đồng và 295 tỷ đồng.
Như vậy, sau 9 tháng, Vietbank đã thực hiện được 61% so với kế hoạch 613 tỷ đồng lãi trước thuế của cả năm 2020.
Tính đến 30/9, tổng tài sản của VietBank tăng 19,4% từ mức 68.928 tỉ đồng cuối năm 2019 lên 82.270 tỉ đồng. Trong đó, riêng khoản mục chứng khoán đầu tư đã tăng gần 10.000 tỉ đồng (tăng gần gấp đôi cuối năm trước), chiếm chủ yếu là chứng khoán Chính phủ, chính quyền địa phương.
Đáng chú ý, tổng giá trị nợ xấu nội bảng đã tăng 61% lên mức 868 tỉ đồng, kéo tỉ lệ nợ xấu nội bảng trên dư nợ cho vay của ngân hàng tăng từ 1,32% lên 2,03%. Ngân hàng hiện không còn trái phiếu đặc biệt của VAMC.
Được biêt, hơn 419 triệu cp VBB của Vietbank chính thức giao dịch trên UPCoM vào ngày 30/07/2019 với giá tham chiếu 15,000 đồng/cp. Tuy nhiên, hiện thị giá VBB chỉ đang giao dịch quanh mức 11,600 đồng/cp (kết phiên 22/10/2020), giảm gần 23% kể từ khi niêm yết với khối lượng giao dịch bình quân 20,900 cp/ngày.
Lợi nhuận quý 2 của Vietbank lao dốc còn 46 tỷ, nợ xấu tăng Lợi nhuận sau thuế của Vietbank chỉ đạt hơn 46 tỷ đồng trong quý 2/2020, giảm tới 61% so cùng kỳ. Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank) công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 2/2020 với hoạt động chính yếu là thu nhập lãi thuần lại lao dốc gần 86% xuống còn 43 tỷ đồng. Tuy nhiên, nhờ các...