Báo Pháp: Tìm giải pháp cho Syria không thể thiếu Nga
Trong khi Hoa Kỳ giám sát chặt chẽ gần như nhất cử nhất động của Nga tại Syria, đồng thời luôn cảnh cáo về mọi động thái của Nga mà Washington cho rằng nhằm ủng hộ Tổng thống al-Assad, thì có nhiều chuyên gia lên tiếng đánh giá cao vai trò chủ chốt của Nga về giải pháp hạ nhiệt điểm nóng này.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter và người đồng cấp Nga Sergei Shoygu. (Nguồn: AFP, Sputnik)
Những ngày qua, báo chí Pháp cũng vào cuộc đăng tải nhiều ý kiến tranh luận về các hoạt động cũng như khả năng Nga can thiệp quân sự vào Syria.
Trong khi Hoa Kỳ giám sát chặt chẽ gần như nhất cử nhất động của Nga tại Syria, đồng thời luôn cảnh cáo về mọi động thái của Nga mà Washington cho rằng nhằm ủng hộ Tổng thống Syria al-Assad, thì có nhiều chuyên gia lên tiếng đánh giá cao vai trò chủ chốt của Nga về giải pháp hạ nhiệt điểm nóng này.
Tuần san Express ngày 16/9 còn cho rằng: “Không có Nga, không có giải pháp cho Syria”, đồng thời nhấn mạnh: do thiếu sự đồng thuận giữa Nga và Phương Tây về chiến lược chung chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS), cuộc xung đột tại Syria có nguy cơ kéo dài vô thời hạn. Mà nạn nhân chính phải chịu mọi hậu quả đương nhiên là dân chúng Syria, nhiều người trong số đó không còn giải pháp nào khác đành phải bỏ đất nước chạy đi lánh nạn sang châu Âu.
Video đang HOT
Một dạng nạn nhân khác cũng bị đem ra làm vật hy sinh là phe đối lập Syria do Mỹ và Phương Tây hậu thuẫn, trên thực tế đã hoàn toàn bị mắc kẹt giữa hai làn đạn từ phía này là lực lượng IS tàn bạo, phía kia là từ cuộc chiến chống IS do chính quyền Damas thực thi.
Cũng liên quan đến cuộc chiến tại Syria, Nhật báo Le Monde ngày 19/9 đăng bài trả lời phỏng vấn của Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Jean Yves Le Drian, trong đó ông giải thích về chính sách “phòng thủ chính đáng của Pháp tại Syria”.
Trả lời câu hỏi vì sao Pháp đột ngột thay đổi chiến lược với Syria, Bộ trưởng Drian xác nhận có sự đổi hướng nhưng không thay đổi học thuyết vì ba lý do:
Một là IS đã tiến xa hơn về hướng tây vào lãnh thổ Syria, tới mức đe dọa cả vùng Alep cũng như gây nguy hiểm cho sự tồn tại của các nhóm thuộc lực lượng đối lập mang tên Quân đội Syria tự do.
Đà tiến mạnh này của IS cũng đe dọa trục Damas-Homs là mặt trận một phần hiện do quân đội chính quyền Syria trấn giữ. Nếu như Syria thất thủ trên mặt trận này thì cả Libăng cũng sẽ bị đe dọa.
Hai là theo các nguồn tin tình báo, IS mở thêm nhiều trại luyện quân không chỉ để phục vụ chiến đấu tại chỗ, mà còn nhằm mục đích xa hơn là… tấn công sang châu Âu bao gồm cả Pháp.
Ba là hiện nay phạm vi hoạt động của quân đội chính phủ Damas đã bị thu hẹp, do đó tấn công IS cũng không đem lại lợi thế cho chế độ của Tổng thống al-Assad.
Bởi vậy, vai trò của Nga được nhiều chuyên gia nhấn mạnh và đề cao trong nỗ lực chung tìm giải pháp cho cuộc nội chiến đã kéo dài quá lâu tại Syria.
Quý Cao
Theo Dantri
Cái chết của "Phó tướng" IS
Kênh truyền hình CNN của Mỹ vừa đưa tin nhân vật quyền lực số hai của tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) Fadhil Ahmad al-Hayali đã bị tiêu diệt.
Ngay sau đó, Phát ngôn viên Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ Ned Price xác nhận, Fadhil Ahmad al-Hayali, còn được gọi là Hajji Mutazz, đã bị tiễu trừ trong một cuộc không kích trong khi đang di chuyển gần thành phố Mosul (Iraq).
Fadhil Ahmad al-Hayali, hay còn gọi là Hajji Mutazz, là lãnh đạo quyền lực số 2 của IS. Ảnh: Alarabiya.net
Theo các hồ sơ còn lưu giữ, Al-Hayali là người dân tộc thiểu số Thổ, sinh ra ở miền Bắc Iraq. Dưới thời chính quyền Tổng thống Saddam Hussein, Al-Hayali là Đại tá quân đội trong một đơn vị tình báo có tên Istikhbarat. Tên này cũng đã từng phục vụ trong lực lượng đặc biệt, chuyên bảo vệ dinh thự tổng thống cho đến khi Mỹ và liên quân mở cuộc chiến vào Iraq năm 2003. Sau khi Saddam Hussein bị lật đổ, Al-Hayali đã gia nhập quân nổi dậy Sunni để chống lại người Mỹ và từng bị giam giữ tại một trong những nhà tù của Mỹ tại Iraq, đặc biệt là trại Bucca vào đầu năm 2005 vì liên quan tới tổ chức khủng bố Al-Qaeda. Sau đó, tên này được bàn giao lại cho lực lượng an ninh Iraq.
Các quan chức an ninh Mỹ cho rằng, Al-Hayali đứng đầu các cuộc tấn công của IS ở Baghdad và tỉnh Ninewa của Iraq trong khoảng năm 2011-2012. Việc kết nối liên lạc giữa Al-Qaeda ở bán đảo Arab và IS cũng do tên này đảm nhận. Sau đó, y nhanh chóng leo lên vị trí quyền lực thứ hai của IS dưới Abu Bakr al-Baghdadi. Al-Hayali được cho là đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho lực lượng Hồi giáo cực đoan này thông qua việc buôn bán dầu mỏ, cổ vật cũng như các hoạt động bắt cóc con tin đòi tiền chuộc. Bên cạnh đó, tên này cũng được xác định là nhân tố chính trong việc vận chuyển qua lại một lượng lớn vũ khí, chất nổ, xe cộ giữa Iraq và Syria cho IS.
Theo các quan chức an ninh Mỹ, việc "Phó tướng" Al-Hayali bị tiêu diệt sẽ là cú giáng mạnh tới IS bởi vì ảnh hưởng của tên này rộng khắp các lĩnh vực tài chính, truyền thông và hoạt động hậu cần của nhóm khủng bố.
Tuy nhiên, Đô đốc Hải quân Mỹ Jeff Davis nhận định, cái chết của tên này sẽ không làm suy yếu hoạt động của IS mà có thể dẫn đến những kiểm soát an ninh chặt chẽ hơn, nhất là đối với thủ lĩnh Al-Baghdadi, nhân vật gần như đã biến mất từ sau khi bị thương hồi cuối tháng 3 trong một trận không kích ở khu vực gần biên giới Syria. Ngoài ra, cái chết của Al-Hayali cũng có thể trở thành yếu tố châm ngòi cho các cuộc tấn công trả thù của IS trong thời gian tới. Quỳnh Dương
Theo_Hà Nội Mới
Quan chức Mỹ: Phi đội Su-27 của Nga đã có mặt ở Syria Các quan chức quốc phòng Mỹ hôm 18.9 cho biết Nga lần đầu tiên đã điều động một phi đội chiến đấu cơ đến Syria. Chiến đấu cơ Su-27 của Không quân Nga - Ảnh: Reuters Một số lượng nhỏ máy bay quân sự Nga đã có mặt tại một căn cứ ở Syria chỉ vài giờ sau khi Bộ trưởng Quốc phòng...