Bao nhiêu tuổi có kinh nguyệt là bình thường? Những điều con gái cần biết về kì kinh nguyệt đầu tiên
Câu hỏi “Bao nhiêu tuổi có kinh nguyệt là bình thường?” khiến nhiều bạn gái lúng túng. Người thì thấy có vẻ như nguyệt san của mình đến quá sớm, người thì lại thấy quá muộn. Điều này có bình thường không?
Kinh nguyệt là một kết quả của quá trình dậy thì, và đây là cột mốc đánh dấu thời điểm bạn đã có thể mang thai. Khi chu kì kinh nguyệt bắt đầu, nồng độ estrogen sẽ tăng lên khiến niêm mạc tử cung dày hơn (niêm mạc tử cung dày giúp hỗ trợ trứng được thụ tinh và phát triển thành thai).
Thậm chí, con gái có thể mang thai ngay trước kì kinh đầu tiên do nội tiết tố có thể đã hoạt động dẫn tới rụng trứng – nếu quan hệ tình dục ở thời điểm này thì bạn có thể mang thai.
Nếu như không có trứng thụ tinh thì cơ thể sẽ có cơ chế phá vỡ lớp niêm mạc, trứng được đẩy ra ngoài tử cung và gây ra hiện tượng cháy máu và gọi là kinh nguyệt.
Bao nhiêu tuổi có kinh nguyệt là bình thường?
Thông thường thì kinh nguyệt sẽ bắt đầu ở con gái từ 12 – 14 tuổi với chu kì kéo dài từ 3 – 7 ngày. Tuy nhiên vẫn có những trường hợp kinh nguyệt tới sớm hơn hoặc muộn hơn.
Theo nguyên tắc chung thì kinh nguyệt sẽ bắt đầu khoảng sau 2 năm khi ngực của bạn bắt đầu phát triển và khoảng 1 năm sau khi có dịch tiết âm đạo màu trắng.
Đâu là dấu hiệu nhận biết chuẩn bị có kì kinh nguyệt đầu tiên?
Một số người có thể bắt đầu kì kinh nguyệt đầu tiên mà không có bất kì một dấu hiệu báo trước nào. Một số khác thì có thể gặp phải hội chứng tiền kinh nguyệt (PSM) trong những ngày trước khi kinh nguyệt bắt đầu.
Các triệu chứng của PMS bao gồm:
- Nổi mụn
- Chướng bụng
- Ngực bị đau
Video đang HOT
- Mệt mỏi cáu kỉnh hơn bình thường
- Thèm ăn, đặc biệt là đồ ngọt
- Tiết dịch âm đạo màu trong hoặc hơi đục.
Lúc này, hãy chuẩn bị đầy đủ “combo chào kì kinh nguyệt” bao gồm: quần lót sạch, băng vệ sinh (tampon hoặc cốc nguyệt san,…), khăn sạch và thuốc giảm đau phòng trường hợp cần thiết.
Nếu nguyệt san của bạn đến khi bạn đang ở trường học và không kịp chuẩn bị gì thì bạn có thể hỏi giáo viên hoặc tới phòng y tế, ở đó sẽ có những dụng cụ hỗ trợ cần thiết cho bạn.
Kì kinh nguyệt đầu tiên sẽ kéo dài trong bao lâu?
Kì kinh đầu tiên của bạn có thể chỉ kéo dài vài ngày. Và có thể mất đến vài tháng (sau vài lần đến kì) để chu kì kinh nguyệt của bạn có thể trở nên ổn định (từ 28 – 30 ngày).
Thông thường kì kinh sẽ kéo dài từ 3 – 7 ngày.
Bạn có thể sẽ mất bao nhiêu máu?
Mặc dù kì kinh nguyệt đầu tiên của hầu hết con gái đều diễn ra nhẹ nhàng với một vài đốm máu trong suốt chu kì. Nhưng cũng có bạn “mất máu” nhiều hơn. Khi nội tiết tố trở nên ổn định thì kinh nguyệt hàng tháng của bạn cũng sẽ diễn ra đều đặn hơn.
Việc “mất máu” nhiều có thể không phải là một biểu hiện đáng lo ngại. Nhưng nếu bạn cảm thấy ra quá nhiều máu, hãy nói chuyện với phụ huynh hay nhân viên y tế ở trường. Nhất là khi bạn cảm thấy bị choáng váng, tim đập nhanh hơn và kì kinh đầu tiên kéo dài trên 7 ngày.
Bạn có thể bơi lội và chơi thể thao trong kì kinh nguyệt không?
Câu trả lời là có. Bạn hoàn toàn có thể tham gia các hoạt động thể thao hay bơi lội khi đang trong kì kinh nguyệt. Chỉ cần đảm bảo sử dụng cốc nguyệt san hay các dụng cụ hỗ trợ giúp kinh nguyệt không bị “rò rỉ” ra ngoài khi đang hoạt động.
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng, các hoạt động thể chất phù hợp có thể giúp giảm chuột rút và các cơn đau khó chịu có thể gặp phải trong mỗi kì kinh.
Nếu cần cố định chặt chẽ hơn bạn có thể hỏi mua các loại quần lót sinh lý dùng cho kì kinh nguỵệt.
Kì kinh nguyệt như thế nào là bất thường và cần phải tới gặp bác sĩ?
Nếu gặp các vấn đề sau con gái hãy nói chuyện với mẹ hoặc bác sĩ, nhân viên y tế:
- Chưa có kinh nguyệt và dấu hiện dậy thì khi tới 15 tuổi – 16 tuổi
- Bạn đã có kinh nguyệt trong khoảng 2 năm nhưng chu kì không đều
- Bị chảy máu giữa chu kì
- Đau bụng dữ dội và không thể hoàn thành được các sinh hoạt bình thường
- Ra máu nhiều tới mức phải thay băng vệ sinh liên tục 1 giờ/1 lần
- Kì kinh nguyệt kéo dài trên 7 ngày
Tăng cân ngày "đèn đỏ", nguyên nhân do đâu?
Tình trạng lên cân khó giải thích trong những ngày hành kinh về bản chất không đáng ngại hay bất thường như nhiều phụ nữ lo lắng.
Lên cân trong những ngày đến kỳ kinh nguyệt là một hiện tượng khá phổ biến ở nữ giới. Nhiều chị em không khỏi thắc mắc rằng mặc dù đã tập luyện và ăn uống lành mạnh, cân nặng vẫn tăng thêm một cách khó giải thích. Tuy nhiên, phái đẹp có thể yên tâm phần nào rằng sự thay đổi này chỉ mang tính nhất thời. Dưới đây là nguyên nhân đằng sau tình trạng khiến nhiều chị em "đứng ngồi không yên" như trên.
Dao động cân nặng trong chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng phần lớn là do tích nước. Khi gần đến những ngày "đèn đỏ", các nội tiết tố là estrogen và progesterone sụt giảm nhanh chóng, vốn là hai hormone chịu trách nhiệm duy trì cân bằng điện giải. Sự hao hụt hai hormone này khiến các mô tích tụ nhiều chất lỏng hơn, dẫn đến tình trạng tích nước hoặc phù nề. Quá trình giữ nước thường dẫn đến sưng hoặc bọng ở ngực và dạ dày.
Vì lý do đó, bạn hoàn toàn có thể yên tâm rằng "cân nặng" tăng thêm vào kỳ kinh nguyệt về cơ bản chỉ là nước chứ không phải mỡ. Sau khi chấm dứt chu kỳ 5 ngày hành kinh, lượng hormone sẽ nhanh chóng quay lại ổn định, kèm theo đó là số cân nặng như cũ.
Hơn nữa, trong giai đoạn này cơ thể có cảm giác thèm ăn hơn, đặc biệt là với thức ăn không lành mạnh và nhiều dầu mỡ dễ gây béo phì. Đa số phụ nữ trở nên khó kiểm soát cơn thèm ăn của minh hơn. Điều này có thể được giải thích bởi thay đổi mức độ của progesterone, một hormone đóng vai trò như chất kích thích sự thèm ăn. Kết hợp với việc ít vận động do những cơn mệt mỏi khi hành kinh, cân nặng của cơ thể sẽ dễ dàng tăng vọt hơn trước.
Hầu hết phụ nữ tăng khoảng 2-3 kg trong kỳ kinh nguyệt. Thế nhưng trọng lượng này nhìn chung là nước, sẽ "biến mất" sau khi kết thúc hành kinh trong vòng 2-3 ngày. Trong thời gian này, chị em sẽ thường gặp phải những triệu chứng điển hình bình thường như lo lắng, khó chịu, mất ngủ, đau nhức, mệt mỏi, các vấn đề về da hay đau bụng, thèm ăn và khát nước hơn, căng ngực và đầy hơi,...
Bản chất của việc lên cân trong thời gian hành kinh là không đáng lo ngại. Bạn chỉ cần tránh nạp vào những đồ ăn không lành mạnh, nhiều đường và chất béo. Việc ăn quá nhiều nhưng không vận động đầy đủ là "thủ phạm" đích thực đằng sau việc lên cân thật sự, bất kể có là trong ngày "đèn đỏ" hay không. Dưới đây là một số mẹo nhỏ giúp bạn dễ dàng giữ gìn sức khỏe và kiểm soát cân nặng tốt hơn trong những ngày hành kinh.
Uống nhiều nước hơn: Hãy uống đủ nước trong cả tuần kinh nguyệt. Điều này sẽ giúp duy trì mức điện giải trong cơ thể và ngăn ngừa mức độ tích tụ chất lỏng.
Ăn thực phẩm giàu chất xơ: Thực phẩm giàu chất xơ có thể ngăn ngừa táo bón, một tình trạng thường gặp trong thời gian này. Chất xơ cũng hỗ trợ tích cực cho việc tiêu hóa, giúp hạn chế nguy cơ ăn uống quá nhiều và mất kiểm soát.
Giảm lượng muối: Ăn quá nhiều muối trong thời gian này có thể làm tăng khả năng giữ nước và khiến bạn cảm thấy đầy bụng hơn. Vì vậy, hãy tránh ăn quá nhiều muối một cách tích cực.
Vận động: Bạn hoàn toàn có thể tập thể dục trong kỳ kinh nguyệt. Để tránh cảm giác đau đớn hay mệt mỏi, hãy chọn bài tập nhẹ nhàng, ít đòi hỏi sức mạnh hơn.
Thời gian rụng trứng là khi nào? Rụng trứng kéo dài bao lâu mỗi tháng? Phụ nữ khi có thể xác định chính xác thời gian rụng trứng là khi nào của mình thì có thể hiểu rõ được thơi gian mang thai mỗi tháng để lên kế hoạch thực hiện biện pháp ngăn ngừa thai hiệu quả. Phụ nữ vẫn biết rằng, hiện tượng rụng trứng là sinh lý bình thường. Tuy nhiên, thời gian rụng trứng...