Bao nhiêu ĐBQH không tán thành Luật sửa đổi về giáo dục đại học?
Chiều nay (19.11), có 408 đại biểu bằng 84,12 % tán thành thông qua Luật bổ sung một số điều của Luật giáo dục đại học, có 43 đại biểu không tán thành bằng 8,87%, có 5 đại biểu không biểu quyết.
Ông Phan Thanh Bình (ảnh quochoi.vn).
Trước khi Quốc hội tiến hành biểu quyết, ông Phan Thanh Bình, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội đã thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội (TVQH) đọc báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục đại học (GDĐH).
Có ý kiến đại biểu đề nghị quy định tiêu chuẩn chủ tịch hội đồng trường tương đương tiêu chuẩn hiệu trưởng; bổ sung yêu cầu về kinh nghiệm điều hành, kinh nghiệm giảng dạy đối với chức danh này; không bắt buộc trở thành cán bộ cơ hữu của trường đối với chủ tịch hội đồng trường là người ngoài trường; bỏ quy định không cho phép kiêm nhiệm các chức vụ quản lý trong trường đối với chủ tịch hội đồng trường; quy định rõ mối quan hệ giữa hội đồng trường và hiệu trưởng;giới hạn số nhiệm kỳ liên tiếp của chủ tịch hội đồng trường và hiệu trưởng.
Ủy ban TVQH nhận thấy dự thảo Luật đã quy định chi tiết tiêu chuẩn của chủ tịch hội đồng trường tại điểm a khoản 4 Điều 16. Đây thực chất là chức danh quản trị, đòi hỏi phải có uy tín cả trong và ngoài trường nhưng không nhất thiết phải có học vị tiến sĩ, có uy tín khoa học như đối với hiệu trưởng. Bên cạnh đó, để tăng cường tự chủ, Dự thảo Luật quy định trao rất nhiều quyền hạn, trách nhiệm cho hội đồng trường. Do vậy, chủ tịch hội đồng trường cần phải làm việc chuyên trách, toàn thời gian thì mới có thể đảm nhiệm thực hiện đầy đủ nhiệm vụ, chức năng của mình.
Video đang HOT
Về cơ chế quản trị và mối quan hệ giữa hội đồng trường và hiệu trưởng, dự thảo Luật đã xác định rõ thông qua quy định cụ thể về chức năng, nhiệm vụ của hội đồng với tư cách là cơ quan quản trị còn hiệu trưởng thực thi quản lý, điều hành hoạt động nhà trường trên cơ sở quy định pháp luật và nghị quyết của hội đồng trường. Tiếp thu ý kiến đại biểu, dự thảo Luật cũng đã chỉnh sửa theo hướng yêu cầu quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường phải phân định rõ chức năng quản trị của hội đồng trường với chức năng tham gia quan tri, quản lý của hiệu trưởng tại điểm e, khoản 6 Điều 16 và điểm e, khoản 5 Điều 18 để bảo đảm tính chủ động, linh hoạt, kịp thời trong điều hành hoạt động của nhà trường.
Về y kiên Hội đồng trường chỉ quyết định chức danh Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng còn vơi các chức danh quản lý khác, Hội đồng trường chỉ thực hiện chức năng giám sát việc bổ nhiệm. “Tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, dự thảo Luật đã quy định việc bổ nhiệm các chức danh quản lý khác của nhà trường do quy chế tổ chức hoạt động của nhà trường quy định”, ông Phan Thanh Bình cho biết.
Về y kiên hạn chế số nhiệm kỳ liên tiêp của chủ tịch hội đồng trường và của hiệu trưởng, Ủy ban TVQH cho rằng nhăm đẩy mạnh tự chủ đại học, tạo điều kiện thu hút nhiều ứng viên có năng lực, tâm huyết tham gia quản trị, quản lý cơ sở GDĐH, dự thảo Luật không quy định chi tiết về tiêu chuẩn, số nhiệm kỳ liên tiếp của các chức danh chủ tịch Hội đồng trường, hiệu trưởng. Quy đinh nay do nha trường quyết định theo quy chế tổ chức và hoạt động cua cơ sơ phu hơp vơi quy định của pháp luật.
Ngoài ra, Ủy ban TVQH còn giải trình, tiếp thu nhiều nội dung khác. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục đại học sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1.7.2019.
Cũng trong chiều nay với đa số phiếu tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật Cảnh sát biển Việt Nam. Luật này gồm 8 chương, 41 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1.7.2019.
Theo Danviet
Bí thư Nguyễn Thiện Nhân: "Không thể có đại học vô chủ"
Trong dự thảo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục Đại học, có đề cập đến một số chủ sở hữu nhưng không có định nghĩa. Chủ sở hữu tức là có vốn, có quyền thành lập, quyền đầu tư, quyền quyết định nhân sự và xử lý chế tài khi vi phạm pháp luật.
Nếu không làm rõ thì sẽ thấy rằng các trường đại học như không có chủ. Như vậy rất nguy hiểm, không thể có đại học vô chủ", Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân nói.
GS không được làm hiệu trưởng về Mỹ:Sửa ngay Luật giáo dục đại học
Việt Nam "vượt mặt" Mỹ về độ mở với giáo dục đại học quốc tế
Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân (ảnh VTV).
Sáng nay (6.11), Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học. Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân có phát biểu rất đáng chú ý. Mở đầu bài phát biểu ông nói vui khi nhận mình là một thầy giáo già được nêu ý kiến góp ý.
Đồng tình với nhiều nội dung của bản dự thảo luật, Bí thư Thành uỷ TP. HCM cũng góp ý cụ thể với Điều 7. Theo ông cần phải xác định rõ cơ sở giáo dục đại học công lập do nhà nước là chủ sở hữu đầu tư và bảo đảm điều kiện hoạt động. Theo Bí thư Nguyễn Thiện Nhân chữ "sở hữu" của đại học rất quan trọng bởi chủ sở hữu là người đầu tư cho đại học phát triển nhưng phải là người có quyền quyết định nhân sự. "Cần có khái niệm chủ sở hữu. Đại học tư thục cũng vậy, là do cá nhân tổ chức trong hoặc ngoài nước là chủ sở hữu đầu tư và đảm bảo điều kiện", Bí thư Nguyễn Thiện Nhân nói.
Bí thư Thành uỷ TP.HCM so sánh vấn đề sở hữu đại học và vấn đề sở hữu doanh nghiệp nhà nước (DNNN) tuy khác nhau nhưng có những nét giống nhau. Ông phân tích: Chúng ta đã mất khá nhiều thời gian để xác định ai là chủ sở hữu DNNN. Trong dự thảo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục Đại học, có đề cập đến một số chủ sở hữu nhưng không có định nghĩa.
"Chủ sở hữu tức là có vốn, có quyền thành lập, quyền đầu tư, quyền quyết định nhân sự và xử lý chế tài khi vi phạm pháp luật. Nếu không làm rõ thì sẽ thấy rằng các trường đại học như không có chủ. Như vậy rất nguy hiểm, không thể có đại học vô chủ. Người chủ phải làm đúng các quyền của mình. Đề nghị có điều chỉnh điều này" - Bí thư Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh.
Góp ý về Hội đồng trường công lập, Bí thư Nguyễn Thiện Nhân đề nghị bổ sung ai là cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước để thực hiện việc quản lý, giám sát. "Hội đồng trường là cơ quan đại diện cho chủ sở hữu, cho nên, chủ sở hữu phải có một số quyền liên quan tới hội đồng trường. Hội đồng trường sẽ bầu ra chủ tịch của Hội đồng trường, các thành viên. Tất cả những người này, về nguyên tắc phải đảm bảo yêu cầu của chủ sở hữu", Bí thư Thành ủy TP.HCM nói và chỉ rõ dự thảo luật đang quy định "ngược" khi bầu xong mới gửi cho chủ sở hữu duyệt.
Nêu lý do cho đề xuất này, Bí thư Nguyễn Thiện Nhân dẫn chứng trường hợp đáng tiếc là một giáo sư người Việt sống ở nước ngoài, khi về nước làm hiệu phó một trường. Sau khi bầu là hiệu trưởng mới chuyển sang cơ quan quản lý phê duyệt. "Đó chính là quy trình ngược. Lẽ ra danh sách ứng cử viên đó phải được chủ sở hữu đồng ý, rồi trường có bầu hay không là việc của trường. Tôi lưu ý chủ sở hữu phải làm đúng quyền của mình là chọn danh sách đáp ứng yêu cầu chứ không có quyền can thiệp việc bầu của Hội đồng trường", Bí thư Nguyễn Thiện Nhân nói
Về tự chủ đại học, cơ sở giáo dục đại học chịu trách nhiệm giải trình theo quy định của pháp luật là đúng nhưng chưa đủ. "Trách nhiệm phải chịu trước ai? Nêu rõ trước chủ sở hữu, trước người học, trước tổ chức, cá nhân liên quan thì lúc đó mới có cơ chế giám sát từ trong ra ngoài" - Bí thư Thành ủy TP.HCM nói.
Theo Danviet
Đề nghị Quốc hội giữ cụm từ "giống cụ, kỵ, ông bà, bố mẹ" vật nuôi Chiều nay (19.11), có 93, 61% số đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tán thành thông qua Luật Chăn nuôi. Luật này gồm 8 chương, 83 điều, Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1.1.2020. Ông Phan Xuân Dũng (ảnh quochoi.vn). Trước khi các đại biểu Quốc hội biểu quyết thông qua, ông Phan Xuân Dũng, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công...