Báo Nhật: Trung Quốc “tưởng tượng” JL- 2 bắn tới Mỹ
Tạp chí “Học giả ngoại giao” (The Diplomat) Nhật Bản cho biết, các phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc khoe khoang tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm JL-2 của mình có khả năng tiêu diệt các thành phố của Mỹ là “tưởng tượng”.
Hôm tuần trước, phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc đã loan tin, quân đội nước này đã lên kế hoạch cho đội tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo Type 092 lớp Hạ về hưu sớm và thay vào đó là đội tàu Type 094 (lớp Tấn) được trang bị thế hệ tên lửa JL-2 (Cự Lang-2) mới.
Theo tin của các tờ báo “Washington Times” của Mỹ, Want ChinaTimes của Đài Loan và “Daily Mail” của người Anh, hồi tuần trước hàng loạt tờ báo khác của nước này đã cho đăng những bài viết khoe khoang rầm rộ về khả năng của những chiếc tàu ngầm hạt nhân và loại tên lửa JL-2 có khả năng mang đầu đạn hạt nhân.
Để tâng bốc khả năng của những mẫu vũ khí mới này, các tờ báo đã khẳng định tên lửa JL-2 có khả năng tấn công vào các thành phố ở bờ Tây của nước Mỹ mà không cần phải rời khỏi chuỗi đảo thứ 2. Tuy nhiên, các bài viết không thể xác nhận tính chính xác của báo cáo này.
Một vụ phóng thử được cho là của tên lửa JL-2
Video đang HOT
Theo số liệu Trung Quốc công bố thì tên lửa JL-2 có tầm bắn vào khoảng 8.700 dặm (khoảng 14.000km) và có thể tấn công gần như mọi mục tiêu trên lãnh thổ nước Mỹ với đa đầu đạn hạt nhân phân hướng, đa phương thức dẫn đường (MIRV).
Tuy nhiên, theo những thông tin vừa được cập nhật trong báo cáo thường niên về khả năng tấn công hạt nhân của Trung Quốc do Tạp chí “Nhà khoa học hạt nhân” mới công bố thì JL-2 chỉ là mẫu tên lửa “bước đầu hoàn thiện khả năng hoạt động” với khả năng mang theo 1 đầu đạn hạt nhân duy nhất với tầm bắn chỉ 7.000 km.
Với tầm bắn 7.000 km thì rõ ràng là các tàu ngầm của Trung Quốc không thể nào đứng trong phạm vi chuỗi đảo thứ 2 mà sẽ phải rời rất xa khỏi lãnh hải của nước này mới có hy vọng tấn công vào bờ biển Mỹ. Hơn nữa, điều quan trọng là chúng chưa bao giờ được kiểm chứng thực tế nên tỷ lệ thành công vẫn là một dấu hỏi lớn.
Theo ANTD
Trung Quốc khoe tên lửa không đối không PL-13 đạt vận tốc Mach5
Gần đây, trên các trang mạng Trung Quốc ồ ạt xuất hiên những hình ảnh máy báy chiến đấu J-20 Trung Quốc mang theo 1 loại tên lửa mới. Đó chính là tên lửa không đối không thế hệ mới nhất của Trung Quốc là PL-13.
Về vấn đề này chuyên gia quân sự Trung Quốc Lý Lợi cho biết, đây là một loại tên lửa không đối không thế hệ mới nhất mà Trung Quốc phát triển, đang được thử nghiệm trên máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 J-20. Nó có tính năng rất ưu việt, tầm bắn xa, tốc độ cao gấp đôi tên lửa không đối không tầm ngắn PL-8, có thể lên đến Mach4 - Mach5.
PL-13 có chiều dài 3m, đường kính thân 170mm, sải cánh 500mm, các số liệu này cho thấy PL-13 đã vượt qua các loại tên lửa chiến đấu hiện có trên thế giới, tiệm cận với tên lửa đánh chặn tầm trung Mica của Pháp. Về ngoại hình, PL-13 có nhiều nét giống với tên lửa R-27 và R-77 của Nga.
Mỹ đã từng tổ chức nhiều trận không chiến giữa các máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 F-22 và phát hiện ra một đặc điểm là các trận không chiến giữa các máy bay tàng hình rất dễ biến tướng thành các cuộc không chiến tầm gần. Rất có khả năng Trung Quốc đã tiếp thu được những lí luận này và cho ra đời PL-13 để đáp ứng yêu cầu đòi hỏi tác chiến trên không trong tương lai.
Mô hình đồ họa J-20 phóng tên lửa không đối không PL-13
Nếu như PL-13 được sản xuất trong thời gian tới, có thể nó sẽ được sử dụng kết hợp với các máy bay dự cảnh tầm xa. Các máy bay cảnh báo sớm sẽ truyền dẫn các số liệu đo đạc tầm xa về mục tiêu đến các máy bay chiến đấu J-10 và J-11B mang theo tên lửa PL-13, chỉ dẫn các máy bay này tiêu diệt mục tiêu, giúp không quân Trung Quốc có được năng lực tấn công trên không tầm siêu xa.
Có phân tích cho rằng, tính năng của PL-13 không kém gì tên lửa Sidewinder của Mỹ. Các phương tiện truyền thông Mỹ đã bày tỏ sự lo lắng trước sự xuất hiện của PL-13. Họ cho rằng nó sẽ giúp không quân Trung Quốc nâng cao rất nhiều khả năng không chiến, gây ra mối đe dọa lớn đối với lực lượng không quân và không quân của hải quân Mỹ.
Chuyên gia quân sự Trung Quốc Lý Lợi cho biết, lên tiếng trước về PL-13 chính là các phương tiện truyền thông Mỹ. Trong tương lai, không rõ PL-13 có còn mang tên gọi này hay không, nhưng có thể khẳng định chắc chắn một điều là tầm bắn của nó rất xa, vượt trội hơn rất nhiều các loại tên lửa của Trung Quốc và thậm chí là trên thế giới hiện nay.
Hình ảnh thực tế nguyên mẫu J-20 số 2002 mang tên lửa PL-13
Chúng ta đều biết là các tên lửa không đối không, có loại tầm trung, có loại tầm gần. Nếu muốn nhanh chóng phát huy khả năng tấn công tầm xa, thì tầm bắn thường phải lên đến khoảng 200km mới đạt được tiêu chuẩn của tên lửa đối không tầm siêu xa. Vấn đề này có mối quan hệ chặt chẽ với tốc độ phóng của tên lửa.
Ngoài ra, một điểm rất quan trọng thể hiện ở tính năng vận tốc, theo phân tích của một số phương tiện truyền thông là quan sát ngoại hình của PL-13 thấy nó được áp dụng thiết kế động cơ kiểu xung áp (Ramjet). Kiểu thiết kế động cơ này giúp các loại tên lửa có thể đạt vận tốc rất cao.
Các loại tên lửa không đối không thông thường hiện nay, ví dụ như PL-8 có thể đạt vận tốc tối đa là 2,5Mach, còn thiết kế động cơ xung áp kiểu PL-13 có thể đạt vận tốc tới Mach4-Mach5. Nếu thực sự loại tên lửa không đối không này có thể đạt được vận tốc ghê gớm như vậy, thì khi đã bị khóa, các mục tiêu không thể tránh được cú tấn công của PL-13.
Theo ANTD
Trung Quốc hạ thủy siêu hạm Type 052D thứ 3 Thời báo Hoàn Cầu trích dẫn nguồn phương tiện truyền thông địa phương, tàu khu trục tiên tiến nhất Trung Quốc Type 052D thứ 3 đã được hạ thủy. Trước đó, nước này được cho là đã hạ thủy chiếc Type 052D thứ 1 và thứ 2. Dự kiến, chiếc Type 052D đầu tiên sẽ chính thức đưa vào biên chế Hải quân...