Báo Nhật: Trung Quốc có thể hạn chế phát triển tàu sân bay do công nghệ mới

Theo dõi VGT trên

Bài viết nói về nguyên nhân, khả năng phát triển và số lượng tàu sân bay tương lai của Trung Quốc, cho rằng, nước nào làm được thì Trung Quốc cũng làm được.

Báo Nhật: Trung Quốc có thể hạn chế phát triển tàu sân bay do công nghệ mới - Hình 1

Máy bay chiến đấu J-15 tập cất cánh trên đường băng tàu sân bay Liêu Ninh Trung Quốc

Tạp chí “Học giả Ngoại giao” Nhật Bản ngày 10 tháng 2 đưa tin, trong tương lai, Trung Quốc có thể có kế hoạch tăng số lượng tàu sân bay lên 4 chiếc. Đối với rất nhiều người Trung Quốc, đây là sự phát triển tất yếu sau khi của cải và sức mạnh quốc tế của một nước lên một tầm cao mới. Đây là tiêu chí đạt trình độ cao nhất về sức mạnh quốc tế của một quốc gia.

Nói cách khác, bất cứ điều gì mà nước lớn nào khác có thể đạt được thì Trung Quốc cũng tìm cách làm được: Có thể cất hạ cánh máy bay chiến đấu trên tàu sân bay, có thể đưa “ xe mặt trăng” lên mặt trăng, có thể đưa người vào vũ trụ.

Trước đó, trên tờ “Học giả Ngoại giao”, Harry Kazianis có bài viết cho rằng, Trung Quốc có rất nhiều “phần cứng” có thể thách thức vị thế chủ đạo của Mỹ ở Thái Bình Dương, nhưng tàu sân bay hoàn toàn không phải là một trong số đó. Nếu muốn thách thức Mỹ, ngoài công nghệ còn cần nhiều hơn, nhân tố cần tính toán rất nhiều. Ông không cho rằng, Trung Quốc từng có ý nghĩ và dự định muốn thách thức vị thế chủ đạo của Hải quân Mỹ ở Thái Bình Dương.

Như vậy, lý luận của Trung Quốc về vai trò của tàu sân bay như thế nào? Căn cứ vào “Sách trắng quốc phòng” (2013) – văn kiện uy tín nhất, có thể thấy những chỉ thị dưới đây: Thứ nhất, Trung Quốc phát triển tàu sân bay có ảnh hưởng sâu xa tới việc xây dựng một lực lượng hải quân mạnh và bảo vệ an ninh hàng hải.

Thứ hai, xây dựng Trung Quốc thành một nước lớn về biển là một chiến lược phát triển quốc gia quan trọng. Thứ ba, lợi ích ở nước ngoài đã trở thành một bộ phận của lợi ích quốc gia Trung Quốc, vấn đề an ninh cũng ngày càng nổi cộm, liên quan đến năng lượng và tài nguyên ở nước ngoài, tuyến đường giao thông chiến lược trên biển, công dân và pháp nhân của Trung Quốc ở nước ngoài.

Bài viết cho rằng, khi tìm cách cứu công dân Trung Quốc ở nước ngoài, tàu sân bay sẽ rất có ích, nhưng tình hình này rất ít gặp.

Báo Nhật: Trung Quốc có thể hạn chế phát triển tàu sân bay do công nghệ mới - Hình 2

Tàu sân bay Liêu Ninh, Hải quân Trung Quốc

Ronald O’Rourke, một người nghiên cứu và làm việc tại Quốc hội Mỹ là nhà phân tích chính trong nghiên cứu Hải quân Trung Quốc. Tháng 12 năm 2014, ông đưa ra kết luận, cho rằng: “Mặc dù tàu sân bay có thể có một số tác dụng đối với Trung Quốc trong các cuộc xung đột liên quan đến Đài Loan, nhưng đây không phải là vai trò chính, bởi vì Đài Loan đã nằm trong phạm vi tấn công của máy bay chiến đấu cất cánh từ đất liền của Trung Quốc. Phần lớn các nhà quan sát cho rằng, Trung Quốc cần tàu sân bay là vì một số tác dụng khác, có thể tượng trưng cho vị thế Trung Quốc là nước lớn dẫn trước khu vực và nước lớn chủ yếu trên thế giới”.

Ronald O’Rourke cho rằng, tàu sân bay có thể dùng để phô trương sức mạnh, đây mới là nguyên nhân chủ yếu Mỹ và Liên Xô cũ cần tới tàu sân bay. Mặc dù Trung Quốc sẽ phát triển tàu sân bay, nhưng do sự xuất hiện của công nghệ mới, nhất là công nghệ không gian và người máy, sẽ ảnh hưởng tới trọng điểm ngân sách quân sự, rất có thể Trung Quốc sẽ hạn chế phát triển tàu sân bay ở 2 chiếc, chứ không phải chế tạo 4 chiếc tàu sân bay.

Đối với dư luận quốc tế về tàu sân bay của Trung Quốc, chuyên gia quân sự Trung Quốc Lý Kiệt cho rằng, dư luận nước ngoài cho rằng Trung Quốc lần đầu tiên xác nhận rõ ràng Trung Quốc đang chế tạo tàu sân bay – quan điểm này không chính xác. Bởi vì, chỉ có người phát ngôn Quân đội Trung Quốc tuyên bố mới xem như chính quyền chính thức xác nhận.

Lý Kiệt cho rằng, nhìn vào quy luật hoạt động của tàu sân bay, tàu sân bay phải duy trì số lượng nhất định mới có thể bảo đảm hiệu quả tác chiến, một cường quốc khu vực muốn bảo vệ quyền kiểm soát trên không và trên biển ở một phương hướng chiến lược nào đó thường cần tới 3 tàu sân bay, ít nhất là 2 chiếc.

Theo Lý Kiệt, một nước lớn để bảo vệ lợi ích ở biển xa, khi ứng phó với xung đột quân sự có cường độ trung bình trở lên, ít nhất cần có 1 chiếc tàu sân bay trở lên. Cho dù khi ứng phó với xung đột khu vực có cường độ tương đối cao, Mỹ cũng sẽ sử dụng 2 siêu tàu sân bay động cơ hạt nhân trở lên, trong khi đó, máy bay trên tàu sân bay hạng trung của nước khác khá ít so với tàu sân bay Mỹ, trong vấn đề liên quan đến quyền lợi biển, đặc biệt là vấn đề ở biển có khoảng cách vừa và xa, 1 chiếc tàu sân bay chắc chắn là không đủ, ít nhất cần 2 chiếc hoặc trên 2 chiếc.

Báo Nhật: Trung Quốc có thể hạn chế phát triển tàu sân bay do công nghệ mới - Hình 3

Tàu sân bay Liêu Ninh, Hải quân Trung Quốc

Theo Giáo Dục

Tàu sân bay giúp Trung Quốc chống lại Mỹ trong xung đột Biển Đông?

Bài báo bình luận về báo cáo Mỹ bàn các khả năng xung đột giữa Trung-Mỹ ở Tây Thái Bình Dương, trong đó có Biển Đông, nhân tố thúc đẩy là lợi ích quốc gia...

Tàu sân bay giúp Trung Quốc chống lại Mỹ trong xung đột Biển Đông? - Hình 1

Tàu sân bay Liêu Ninh, Hải quân Trung Quốc

Video đang HOT

Trang mạng quân sự sina ngày 13 tháng 2 đăng bài viết: "Báo Mỹ phỏng đoán trong xung đột Trung-Mỹ, tàu sân bay trợ giúp Trung Quốc đối đầu Mỹ ở Biển Đông".

Theo bài viết, so với các nước khác, các cơ quan nghiên cứu có vai trò rất quan trọng trong hoạch định chính sách quốc gia của Mỹ. Một số cơ quan nghiên cứu thường trở thành tiếng nói của Chính phủ Mỹ, người phát ngôn của một số tập đoàn lợi ích, thậm chí thành viên cơ quan nghiên cứu cũng sẽ thông qua cơ chế "cửa xoay tròn" trở thành thành viên Chính phủ.

Bất cứ quan điểm nào do những nhân viên nghiên cứu của những cơ quan này đưa ra đều đan xen bối cảnh và lợi ích sâu sắc, vì vậy khi phân tích quan điểm của họ về vấn đề quan hệ Trung-Mỹ cũng không nên tách rời bối cảnh lớn này.

Năm 2011, Công ty RAND đã công bố báo cáo "Xung đột với Trung Quốc: Triển vọng, hậu quả và chiến lược răn đe" của các tác giả như James Dobbins, báo cáo này chỉ thẳng xung đột 30 năm tới giữa Trung-Mỹ, phần nào đã phản ánh nhận thức chính của toàn bộ xã hội Mỹ đối với quan hệ Trung-Mỹ. Trong thời điểm Mỹ đặc biệt coi trọng phát triển "tác chiến nhất thể trên biển trên không", thực hiện chuyển đổi chiến lược quân sự, nội dung về xung đột trên biển của họ đáng để nghiên cứu sâu sắc.

Xung đột Trung-Mỹ sẽ xảy ra ở khu vực Tây Thái Bình Dương

Dự đoán thường là một trong những sở trường của các cơ quan nghiên cứu, đương nhiên Công ty RAND - một cơ quan nghiên cứu lớn cũng khẳng định sẽ không từ bỏ nghiệp vụ đủ để rạng danh và thu lợi này. Công bố báo cáo "Xung đột với Trung Quốc: Triển vọng, hậu quả và chiến lược răn đe" có liên hệ chặt chẽ với việc Mỹ từng bước rút quân khỏi Iraq và Afghanistan, từng bước thực hiện chuyển trọng tâm chiến lược tới khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Mặc dù đây là kết quả của tư tưởng chính trong chính sách mới của Chính phủ Mỹ, nhưng báo cáo này cho rằng, luận cứ của "Trung-Mỹ trong tương lai chắc chắn sẽ xảy ra xung đột" lại không có nhiều điểm mới. Báo cáo này cho rằng, trong 30 năm tới, thực lực kinh tế và quân sự của Trung Quốc sẽ tăng mạnh, đồng thời có khả năng phát triển thành siêu cường tương đương với Mỹ, mà điều này sẽ tạo ra mâu thuẫn quyền lực mang tính cấu trúc ở khu vực Tây Thái Bình Dương. Báo cáo cho rằng, do mâu thuẫn mang tính cấu trúc này, Trung-Mỹ tồn tại khả năng xảy ra xung đột, nhưng khả năng này không cao.

Tàu sân bay giúp Trung Quốc chống lại Mỹ trong xung đột Biển Đông? - Hình 2

Trung Quốc huấn luyện cất hạ cánh máy bay J-15 trên tàu sân bay Liêu Ninh (ảnh tư liệu)

Song, báo cáo này cũng đã tiến hành dự đoán về địa điểm có thể xảy ra xung đột giữa Trung-Mỹ, chỉ ra Trung Quốc hiện nay "vừa không tìm kiếm bành trướng lãnh thổ nhằm vào láng giềng (?), vừa không dự định xuất khẩu ý thức hệ. Họ hoàn toàn không thể hiện quan tâm gì tới việc đuổi vượt chi tiêu quân sự của Mỹ, giành lấy triển khai toàn cầu tương đương với Mỹ hoặc đảm đương nhiệm vụ phòng thủ vượt ra ngoài khu vực xung quanh của họ".

Dựa trên phán đoán này, báo cáo cho rằng, khu vực Trung-Mỹ có thể sẽ xảy ra xung đột là khu vực xung quanh Trung Quốc, đó là khu vực Tây Thái Bình Dương, đây là khu vực tập trung lợi ích an ninh và sức mạnh quân sự của Trung Quốc. Trong khi đó, Mỹ có hiện diện quân sự lâu dài và lợi ích chính trị-kinh tế quan trọng ở đây, điều này chắc chắn sẽ xảy ra va chạm giữa Trung-Mỹ. Nhưng nếu Mỹ có năng lực tiếp tục duy trì răn đe, thì cũng có khả năng tránh xuất hiện xung đột.

Xung đột eo biển Đài Loan

Báo cáo cho rằng, giữa Trung-Mỹ đang tồn tại nhiều loại khả năng đối kháng quân sự, khả năng cao thấp theo thứ tự là bán đảo Triều Tiên, Đài Loan, chiến tranh mạng, Biển Đông, Nhật Bản và Ấn Độ. Nhưng, đối đầu quân sự trực tiếp có khả năng nhất xảy ra ở trên biển, đó chính là eo biển Đài Loan, Biển Đông và Nhật Bản.

Quan hệ giữa Trung Quốc và Đài Loan đang không ngừng cải thiện, nhưng vấn đề thống nhất cuối cùng không được giải quyết, hai bên vẫn nằm trong trạng thái đối đầu quân sự, khả năng chiến tranh không thể loại trừ. Do Mỹ có cam kết an ninh phòng thủ đối với Đài Loan, can thiệp vào chiến sự ở eo biển Đài Loan không thể tránh khỏi.

Mô hình tấn công Đài Loan của Trung Quốc có thể có nhiều tầng nấc, bao gồm phong tỏa biển đến tấn công trên biển, trên không và đổ bộ. Trách nhiệm của Mỹ chính là phòng ngừa Trung Quốc đoạt lấy quyền kiểm soát trên không và kiểm soát trên biển, giảm hiệu ứng tấn công tên lửa và trên biển, trên không của Trung Quốc, giảm tối đa tổn thất cho quân đội, kinh tế và xã hội của Đài Loan. Vì vậy, việc Hải, Không quân Mỹ đối kháng với các cuộc tấn công và phòng thủ của lực lượng Trung Quốc chắc chắn tồn tại.

Cùng với việc tăng cường năng lực điều động lực lượng quân sự và năng lực tấn công của Trung Quốc, trong 30 năm tới sẽ có năng lực đe dọa các căn cứ quân sự và trang bị tác chiến hải quân của Mỹ, từ đó tạo ra hiệu ứng đe dọa "ngăn chặn khu vực" đối với Mỹ. Việc can thiệp quân sự nêu trên của Mỹ có thể sẽ trả giá rất lớn. Đồng thời, năng lực phòng thủ của quân đội Đài Loan cũng ngày càng không đủ, khả năng phòng thủ có hiệu quả sẽ ngày càng khó khăn.

Tàu sân bay giúp Trung Quốc chống lại Mỹ trong xung đột Biển Đông? - Hình 3

Tàu cảnh sát biển Trung Quốc hung hăng ở vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam

Xung đột Biển Đông

Báo cáo "Xung đột với Trung Quốc: Triển vọng, hậu quả và chiến lược răn đe" cho rằng, Biển Đông là một khu vực có thể nổ ra xung đột quân sự trực tiếp khác giữa Trung-Mỹ. Rất nhiều quốc gia và khu vực đều tuyên bố chủ đối với các hòn đảo và vùng biển ở đây. Mỹ có cam kết an ninh đối với các đồng minh như Philippines, đồng thời xuất phát từ góc độ kiềm chế Trung Quốc, Quân đội Mỹ can thiệp cũng rất có khả năng xảy ra.

Mỹ có thể chỉ là bảo vệ tự do hàng hải, cũng có thể là chống lại những nỗ lực kiểm soát Biển Đông của Trung Quốc, cũng có thể cung cấp chi viện trên biển, trên không cho chiến tranh mặt đất ở khu vực Đông Nam Á. Nhưng, bất kể cấp độ thế nào, lực lượng Không quân và Hải quân Mỹ đều phải để cho quân đội nước đương sự chủ đạo chiến tranh.

Hiện nay, năng lực sử dụng lượng lớn lực lượng quân sự cho khu vực Biển Đông của Trung Quốc là tương đối có hạn, máy bay chiến đấu mặt đất của Quân đội Trung Quốc không thể tác chiến có hiệu quả ở phạm vi cách xa căn cứ, lực lượng Hải, Không quân Mỹ vẫn có thể tiến hành răn đe có hiệu quả ở khu vực này. Nhưng, Trung Quốc đang phát triển tàu sân bay và năng lực tiếp dầu trên không, cùng với việc nâng cao trình độ điều động lực lượng, đối đầu quân sự Trung-Mỹ ở Biển Đông rất có thể sẽ xuất hiện.

Xung đột Trung-Nhật

Giữa Nhật Bản và Trung Quốc có sự phức tạp về lịch sử và thù hận của chiến tranh, còn có tranh chấp chủ quyền đảo Senkaku và xung đột lợi ích biển. Là đồng minh kiên định nhất của Nhật Bản, Mỹ vẫn có nghĩa vụ cung cấp viện trợ. Đương nhiên, sự hỗ trợ của Mỹ đối với Nhật Bản phải là giúp giảm sự tổn thất cho Nhật Bản và lực lượng quân sự của họ, đồng thời "khôi phục quyền chủ đạo vận tải đường không và vận tải đường biển liên quan".

Cho nên, chỉ cần lực lượng hải không quân của Nhật Bản đủ mạnh, xung đột quân sự trên biển giữa Trung Quốc và Mỹ có thể kiềm chế, nhưng cùng với sự phát triển của lực lượng hải không quân Trung Quốc, khả năng này đang tăng lên. Không chỉ có vậy, báo cáo còn cho rằng, triển vọng xung đột trên biển 30 năm tới giữa Trung-Mỹ và sự phát triển về sức mạnh quân sự của Trung Quốc có quan hệ rất lớn.

Sự phát triển này sẽ làm thay đổi thái độ của Trung Quốc đối với các cuộc xung đột ở xung quanh, cũng sẽ làm thay đổi hiệu ứng răn đe của lực lượng Mỹ hiện diện ở khu vực này, từ đó ảnh hưởng tới hình thái khả năng xung đột quân sự Trung-Mỹ. Xét tới hiệu ứng to lớn có thể tạo ra từ xung đột quân sự trên biển Trung-Mỹ, hai bên Trung-Mỹ đều sẽ tìm cách có được các thủ đoạn quân sự với "tác dụng phụ" nhỏ nhất để giải quyết vấn đề.

Tàu sân bay giúp Trung Quốc chống lại Mỹ trong xung đột Biển Đông? - Hình 4

Trung-Nhật thường xuyên quần nhau ở vùng biển đảo Senkaku

Nói chung, các cuộc xung đột trên biển giữa Trung-Mỹ và mức độ to nhỏ của chúng do Công ty RAND liệt kê hoàn toàn không vượt qua nhận thức truyền thống của các bên đối với tình hình khu vực Tây Thái Bình Dương, rõ ràng báo cáo này chẳng qua là thuật lại những việc hầu như đã trở thành chuyện cũ. Luận điểm đưa ra của các tác giả dường như ôn hòa hơn. Họ không hy vọng đưa ra phán đoán quá cực đoan.

Tác giả báo cáo cho rằng: "Về lâu dài, Mỹ muốn tìm cách thức khác để lợi dụng sức mạnh của Trung Quốc, đồng thời cũng trói buộc họ. Nếu từ góc độ tương đối cứng rắn để làm như vậy, sẽ dễ dàng hơn và an toàn hơn, tức là, muốn nhanh chóng bắt đầu sự hợp tác này".

Phá hoại kinh tế của nhau

Có thể xuất phát từ sự cân nhắc tính hủy diệt của chiến tranh hạt nhân và toàn cầu hóa kinh tế làm cho quan hệ Trung-Mỹ tăng cường, nhóm của James Dobbins cho rằng, mặc dù Trung Quốc và Mỹ tồn tại mâu thuẫn quyền lực mang tính cấu trúc ở khu vực Tây Thái Bình Dương, nhưng khả năng hai bên nổ ra xung đột toàn diện cực kỳ bé nhỏ. Tuy nhiên, họ đồng thời chỉ ra, do thực lực ngày càng tăng lên của Trung Quốc, Mỹ cần áp dụng tư thế hợp tác cộng với đề phòng, trong khi đó, nhân tố kinh tế là vấn đề Trung-Mỹ không thể bỏ qua.

Nhóm của James Dobbins cho rằng, do quan hệ kinh tế hai bên sâu sắc như vậy, khi rủi ro hành động quân sự quá cao, Mỹ có thể áp dụng phương án trừng phạt kinh tế. Nhưng, họ cũng chỉ ra, trừng phạt kinh tế cũng là một con dao hai lưỡi, không chỉ làm cho Trung Quốc mất đi thu nhập xuất khẩu, tính lưu động của tín dụng và lãi bị thiệt hại, đầu tư quay vòng giảm, hàng nhập quan trọng thiếu, cũng khiến cho Mỹ bị tổn thất nặng nề. Vì vậy, Mỹ cần áp dụng một biện pháp "có thể làm cho Trung quốc bị tấn công mạnh bất đối xứng, đồng thời có thể chịu được ảnh hưởng tới kinh tế Mỹ và thế giới", chẳng hạn cản trở tuyến đường vận chuyển dầu mỏ của Trung Quốc.

Trong báo cáo này, nhóm của James Dobbins trước tiên đã đưa ra khái niệm "bảo đảm t.iêu d.iệt lẫn nhau về kinh tế" cho thấy, so với một mực chống Trung Quốc đơn thuần của phe cứng rắn, họ đã nhận thức được nhân tố "tương sinh" giữa Trung-Mỹ. Nhóm của James Dobbins cho rằng: "Do sẽ không xuất hiện chiến tranh hạt nhân, xung đột Trung-Mỹ có thể chỉ xuất hiện ở lĩnh vực kinh tế. Nếu hai nước Trung-Mỹ nổ ra xung đột, cho dù hai bên đều tránh sử dụng vũ khí hạt nhân, kết quả cũng sẽ gây rất nhiều thiệt hại kinh tế cho hai bên. Điều này liên quan chặt chẽ đến kinh tế của hai nước. Sự lệ thuộc lẫn nhau này là một khả năng răn đe to lớn, một khi xảy ra xung đột, kết quả chắc chắn là kinh tế của hai bên đều bị tàn phá".

Họ còn tiếp tục dự đoán: "Cùng với sự tăng trưởng về thực lực kinh tế của Trung Quốc, Mỹ sẽ trở thành bên bất lợi trên phương diện này, khi đó răn đe kinh tế sẽ không còn là thủ đoạn quan trọng chiến lược của Mỹ. Cứ như thế, khi xảy ra xung đột với Trung Quốc, Mỹ phải tiến hành cân nhắc tới lợi ích tổng thể". Mặc dù họ cảm thấy lo ngại đối với tăng trưởng thực lực của Trung Quốc, nhưng quan điểm này còn tương đối thiết thực.

Tàu sân bay giúp Trung Quốc chống lại Mỹ trong xung đột Biển Đông? - Hình 5

Hạm đội Mỹ

Xem trọng cả biện pháp quân sự và ngoại giao

Nhóm của James Dobbins cho rằng, lực lượng mặt đất Mỹ sẽ chỉ can thiệp vào xung đột bán đảo Triều Tiên, còn can thiệp vào các cuộc xung đột khác chủ yếu dựa vào lực lượng hải không quân. Họ chỉ ra, năng lực chống can thiệp/ngăn chặn khu vực của Trung Quốc sẽ từng bước mở rộng tới khu vực Thái Bình Dương và Đông Bắc Á, đồng thời cuối cùng vươn tới khu vực Đông Nam Á.

Ngoài ra, do năng lực chống vệ tinh và tác chiến mạng của Trung Quốc tăng lên, hệ thống C4ISR của Mỹ có thể bị phá hoại, hơn nữa ảnh hưởng từ đối kháng lĩnh vực này đối với toàn bộ tình hình xung đột sẽ ngày càng lớn.

Đối với vấn đề này, Mỹ cần áp dụng cách làm: Nâng cấp vũ khí, mở rộng phạm vi khu vực, tăng số lượng mục tiêu tấn công đối phương, từ đó khôi phục năng lực sống sót chiến trường, tấn công lực lượng, bệ b.ắn, bộ cảm biến và các năng lực khác của Trung Quốc. Trước hết tấn công vệ tinh và mạng hỗ trợ tác chiến của Quân đội Trung Quốc; sử dụng năng lực tấn công chính xác đột kích các mục tiêu tác chiến và mục tiêu hậu cần trên đất liền hoặc lĩnh vực khác của Trung Quốc.

Khi bàn về những biện pháp ứng phó này, nhóm của James Dobbins còn chỉ ra, do Trung Quốc và Mỹ đều không hy vọng xung đột nâng cấp đến mức không thể kiểm soát, vì vậy thường cần áp dụng cách làm đối kháng "tác dụng phụ tương đối nhỏ".

Về ngoại giao, nhóm của James Dobbins cho rằng, Mỹ có các đồng minh mạnh như Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia ở khu vực Tây Thái Bình Dương, hơn nữa để ứng phó với thực lực tổng hợp ngày càng tăng của Trung Quốc, củng cố những quan hệ đối tác này sẽ trở nên rất quan trọng.

Đối với vấn đề này, Mỹ cần áp dụng 2 biện pháp: cung cấp năng lực quan trọng chỉ Mỹ mới có cho đồng minh; thông qua biện pháp chống leo thang để răn đe phương án leo thang của Trung Quốc, đồng thời trong trường hợp cần thiết thể hiện năng lực uy h.iếp hạt nhân đối với Trung Quốc. Họ còn chỉ ra, Mỹ không nên ngăn chặn Trung Quốc một cách đơn thuần, mà cần tích cực tiếp xúc với Trung Quốc.

Tàu sân bay giúp Trung Quốc chống lại Mỹ trong xung đột Biển Đông? - Hình 6

Máy bay chiến đấu cất cánh trên đường băng tàu sân bay USS George Washington, Hải quân Mỹ

Trong báo cáo này, họ cũng chỉ ra: "Cạnh tranh Mỹ-Trung không nên được cho là trò chơi tổng bằng không, trên thực tế, Mỹ có động cơ lợi ích rất mạnh để làm thay đổi loại quan điểm này. Khi Trung Quốc trở thành một đối thủ cạnh tranh thực sự ngang cơ, họ cũng có tiềm lực trở thành đối tác hợp tác mạnh hơn trong lĩnh vực quốc phòng và kinh tế. Hiện nay, Mỹ là siêu cường duy nhất trên thế giới, đảm đương trách nhiệm nặng nề - cảnh sát thế giới... Trung Quốc giống như đa số các nước trên thế giới, là người đi nhờ xe từ những nỗ lực này của Mỹ... Khuyến khích các cường quốc khác đang nổi lên trên thế giới gánh trách nhiệm lớn hơn đối với hòa bình và an ninh quốc tế, đây cũng là lợi ích của Mỹ".

Báo Trung Quốc cho rằng, tóm lại, nhóm của James Dobbins kiến nghị, Mỹ cần áp dụng biện pháp cả tiếp xúc và đối kháng, mà nhân tố thúc đẩy căn bản nhất phía sau là lợi ích quốc gia của Mỹ. Ngược lại, khi xử lý quan hệ hai nước Trung-Mỹ, Trung Quốc cũng cần coi trọng hợp tác với Mỹ, đồng thời phải tăng cường ngoại giao láng giềng và quân bị, bảo đảm không phạm sai lầm đơn giản.

"Tư duy Chiến tranh lạnh đằng sau ý tưởng xung đột"

Theo bài báo, báo cáo của Viện nghiên cứu quốc phòng Công ty RAND xác định thực lực kinh tế, quân sự của Trung Quốc tăng lên là nhân tố chính trong xung đột quân sự Trung-Mỹ 30 năm tới. Ý tưởng xung đột lấy sự khác biệt về ý thức hệ và xung đột lợi ích quốc gia không thể điều hòa giữa Trung-Mỹ làm t.iền đề cơ bản, lấy thực hiện cam kết an ninh đối với các đồng minh khu vực Tây Thái Bình Dương làm thể hiện cơ bản.

Báo cáo cho rằng, trong 30 năm tới, nguồn gốc của xung đột trên biển giữa Trung-Mỹ về cơ bản là tranh chấp lãnh thổ và xung đột lợi ích giữa Trung Quốc với khu vực và quốc gia xung quanh, sự can thiệp quân sự của Mỹ không thể tránh khỏi, nhưng mức độ xung đột và mức độ leo thang tùy thuộc vào sự tăng trưởng thực lực kinh tế và quân sự của Trung Quốc, tức là tùy thuộc vào tình hình cán cân sức mạnh kinh tế và quân sự giữa Trung Quốc và các nước, khu vực xung quanh, giữa Trung-Mỹ. Điểm cơ bản của ý tưởng xung đột này có 3:

Một là mâu thuẫn mang tính cấu trúc về địa-chính trị Trung-Mỹ không thể điều hòa. Mỹ là siêu cường mang tính toàn cầu, có lợi ích chính trị, kinh tế và quân sự quan trọng ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Thực lực kinh tế, quân sự tăng trưởng và lợi ích quốc gia mở rộng của Trung Quốc nhất định sẽ đụng phải hàng rào lợi ích "kinh doanh" hơn nửa thế kỷ của Mỹ. Đây là t.iền đề lý luận cơ bản khi báo cáo này tưởng tượng ra xung đột tương lai giữa Trung-Mỹ, mâu thuẫn mang tính cấu trúc do địa-chính trị tạo ra hầu như là điều không thể điều hòa.

Sự mở rộng phạm vi tác chiến của hạm đội hải quân và sự phát triển của vũ khí tấn công tầm xa Trung Quốc sẽ tạo ra thách thức đối với ưu thế trên biển của Hải quân Mỹ ở vùng biển này, việc kiểm soát biển tuyệt đối, tự do cơ động trên biển và tự do điều động lực lượng vốn có của Quân đội Mỹ sẽ bị hạn chế.

Tàu sân bay giúp Trung Quốc chống lại Mỹ trong xung đột Biển Đông? - Hình 7

Tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Los Angeles Hải quân Mỹ

Hai là, can thiệp quân sự là thủ đoạn truyền thống để bảo vệ lợi ích của Mỹ. Bắt đầu từ chiến tranh Mỹ-Tây Ban Nha đến Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, Chiến tranh thế giới lần thứ hai, chiến tranh Triều Tiên, chiến tranh Việt Nam, chiến tranh Iraq, chiến tranh Kosovo, cho đến chiến tranh Iraq và chiến tranh Afghanistan trong thế kỷ mới và cuộc chiến chống k.hủng b.ố toàn cầu, Mỹ luôn coi can thiệp quân sự là biện pháp quan trọng bảo vệ lợi ích và vị thế bá quyền toàn cầu của họ.

Vì vậy, đứng trước sự trỗi dậy của Trung Quốc, Mỹ vẫn tin chắc vào tính hiệu quả của sức mạnh quân sự, thông qua tuần tra của cụm chiến đấu tàu sân bay và xây dựng căn cứ tuyến đầu để phô diễn hiện diện sức mạnh, đưa ra ý tưởng "tác chiến nhất thể trên không, trên biển" là để thực hiện mục tiêu kép - phát triển năng lực tác chiến và răn đe, thông qua đồng minh khu vực để xây dựng tuyến đường xâm nhập và pháo đài phòng thủ cho can thiệp quân sự.

Ba là thực lực công nghệ đóng vai trò quan trọng trong xung đột tương lai. Ưu thế chính trị, kinh tế và quân sự của Mỹ có nguồn gốc từ vị thế dẫn trước về công nghệ, vì vậy, lệ thuộc vào công nghệ đã trở thành một trong những đặc trưng nền tảng của tư duy quân sự Mỹ. Quan điểm cơ bản của báo cáo này vẫn thể hiện đặc trưng này, sức mạnh quân sự của Trung Quốc tăng lên với tiêu chí là tên lửa đạn đạo chống hạm, tàu sân bay và các công nghệ quân sự khác.

Rất nhiều khả năng của xung đột tương lai có liên quan chặt chẽ tới sự phát triển và thay đổi của công nghệ quân sự và vũ khí trang bị hai bên. Chính vì sự phát triển của Trung Quốc về tên lửa đạn đạo mặt đất tầm trung và xa, tên lửa đạn đạo chống hạm, tàu ngầm và hạm đội mặt nước hải quân hiện đại, Hải quân Mỹ mới cảm nhận được "thách thức về ưu thế trên biển".

Báo cáo thậm chí bi quan cho rằng: "Trừ phi sự phát triển công nghệ tương lai xuất hiện đột phá không thể dự báo, có thể bảo đảm sự mạnh mẽ của Quân đội Mỹ và hệ thống C4ISR, nếu không Mỹ không thể và cũng không có tài lực để hỗ trợ cho cuộc đối đầu theo xu thế này".

Theo báo Trung Quốc, không thể phủ nhận, 3 điểm cơ bản lớn của báo cáo này cho thấy, Công ty RAND vẫn mang tư duy cứng nhắc ở mức độ nhất định trước khi Liên Xô tan rã. Trong tình hình mới, logic Chiến tranh Lạnh truyền thống rõ ràng đã không còn thích ứng với toàn bộ khu vực Tây Thái Bình Dương trong thế kỷ 21.

Ngoài ra, quan niệm có ý đồ coi thường và chỉ dựa vào thực lực để phán đoán khả năng đối đầu này đã thể hiện nhận thức văn hóa chiến lược của phương Tây khác với phương Đông. Chính vào lúc hai bên chuyển đổi, đi sâu giao lưu và trao đổi là cần thiết.

Nhưng, từ quan điểm của nhóm James Dobbins đối với khu vực có thể xảy ra xung đột Trung-Mỹ, mức độ xung đột và biện pháp ứng phó của Mỹ sẽ thấy, ở đó có yếu tố "tính linh hoạt". Điều này ít nhất cho thấy, các cơ quan nghiên cứu chính của Mỹ còn chưa đến mức kích động toàn diện đối đầu giữa Trung-Mỹ, cũng đã phần nào phản ánh tâm trạng mâu thuẫn nào đó trong tầng lớp hoạch định chính sách của Chính phủ Mỹ.

Nhưng, cùng với việc Mỹ từng bước chuyển trọng tâm chiến lược tới châu Á-Thái Bình Dương, tính linh hoạt này rốt cuộc sẽ kéo dài bao lâu? E rằng, không ai có thể trả lời câu hỏi này.

Tàu sân bay giúp Trung Quốc chống lại Mỹ trong xung đột Biển Đông? - Hình 8

Máy bay n.ém b.om chiến lược B-1B Không quân Mỹ

Theo Giáo Dục

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Phát hiện 200 viên sỏi trong khớp vai, bác sĩ cảnh báo căn bệnh nguy hiểm
06:34:12 24/06/2024
Thành phố Sevastopol ở Crimea ban bố tình trạng khẩn cấp sau vụ tấn công của Ukraine
20:28:38 24/06/2024
Nhật Bản tăng cường các biện pháp đảm bảo an toàn bay
09:11:57 25/06/2024
Nhà sáng lập WikiLeaks đồng ý nhận tội
11:38:46 25/06/2024
Máy bay Boeing 777 quay đầu hạ cánh khẩn cấp tại Hà Lan
05:59:00 24/06/2024
Hàn Quốc ghi nhận tháng 6 có nhiều ngày nóng nhất từ trước đến nay
06:19:50 24/06/2024
AP: Ukraine đang thúc giục Washington cho phép tấn công sâu hơn vào lãnh thổ Nga
06:23:07 24/06/2024
Ông Trump tuyên bố đã chọn được 'phó tướng' tranh cử cùng
06:06:34 25/06/2024

Tin đang nóng

Trường Đại học Luật Hà Nội nói gì về bằng tiến sĩ của Thượng tọa Thích Chân Quang?
22:45:08 25/06/2024
Sao nam tân trang sắc đẹp: Phần nhiều như đeo mặt nạ
22:31:38 25/06/2024
Hàng xóm thương xót vợ chồng già t.ử v.ong trong nhà không ai biết ở Nam Định
23:10:21 25/06/2024
Nữ Cục trưởng được phong NSND ở t.uổi 45: Nguyên là Giám đốc Nhà hát, U50 yêu đời, thích cắm hoa và vẽ tranh
22:03:22 25/06/2024
Chủ tịch CLB Hà Nội bất ngờ ẩn ý chuyện mong hoa hậu Đỗ Mỹ Linh sinh con lần hai?
20:50:39 25/06/2024
Nhân vật khiến Hoài Tâm phải gọi là "sư tổ", sở hữu sân khấu riêng mang tên mình là ai?
22:15:00 25/06/2024
Quang Lê tiết lộ làm ăn không thành với Mai Thiên Vân, bị đàn em lên mạng nói xấu
22:16:27 25/06/2024
Bố chồng mới mất, tôi dọn phòng thì c.hết sững khi thấy giấy khám thai cùng kết quả xét nghiệm ADN
20:40:04 25/06/2024

Tin mới nhất

EU gia hạn quyền của người tị nạn Ukraine đến năm 2026

06:04:05 26/06/2024
Những người được hưởng quyền bảo vệ tạm thời cũng có các quyền giống như của EU, gồm giấy phép cư trú, tiếp cận thị trường lao động và nhà ở, hỗ trợ y tế, phúc lợi xã hội và tiếp cận giáo dục.

Bà Ursula von der Leyen được tái chỉ định làm Chủ tịch EC

06:01:56 26/06/2024
Bà von der Leyen - một trong những nhân vật theo đuổi đường lối tiếp tục hỗ trợ quân sự cho Ukraine - được đảng Nhân dân châu Âu (EPP) ủng hộ. Đảng này dẫn đầu trong cuộc bầu cử EP vừa qua.

Biểu tình biến thành đụng độ nghiêm trọng ở Kenya, nhiều người thương vong

05:58:34 26/06/2024
Những người biểu tình kêu gọi Quốc hội ngừng hoạt động cũng như các nghị sĩ phải từ chức. Ngoài Nairobi, các cuộc biểu tình và đụng độ cũng nổ ra tại một số thành phố và thị trấn khác trên khắp Kenya.

Vũ khí dưới nước tối mật của Mỹ bị lộ trên Google Maps

05:56:19 26/06/2024
Nhưng khi Manta Ray được thử nghiệm trên biển và lọt vào tầm ngắm của Google Earth vào cuối tuần qua, người dùng internet đã nhanh chóng phát hiện ra UUV tuyệt mật của Mỹ.

Ông Trump xem xét kế hoạch ngừng viện trợ nếu Ukraine không đàm phán với Nga

05:53:45 26/06/2024
Hai cố vấn chủ chốt của ông Donald Trump đã trình bày với cựu tổng thống về kế hoạch chấm dứt cuộc xung đột tại Ukraine nếu ông tái đắc cử.

Israel ưu tiên giải pháp ngoại giao nhằm chấm dứt căng thẳng với Hezbollah

22:03:41 25/06/2024
Cố vấn an ninh quốc gia Israel Tzachi Hanegbi ngày 25/6 cho biết nước này mong muốn chấm dứt căng thẳng với lực lượng Hezbollah ở Liban bằng biện pháp ngoại giao.

Nội dung chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống quốc gia thành viên NATO

21:31:35 25/06/2024
Ba Lan đang tìm kiếm thị trường mới cho các sản phẩm nông nghiệp của mình, bao gồm cả thịt gia cầm, và Tổng thống Duda nói với truyền thông Ba Lan sau cuộc đàm phán rằng họ đã tăng xuất khẩu sang Trung Quốc.

Cố vấn của ông Trump tiết lộ kế hoạch chấm dứt xung đột Nga - Ukraine

21:22:54 25/06/2024
Kế hoạch nêu rõ, Nga sẽ được cảnh báo rằng bất kỳ hành động từ chối đàm phán nào sẽ dẫn tới việc Mỹ tăng cường hỗ trợ Ukraine.

Diễn đàn ASEAN - Nhật Bản lần thứ 39

21:21:31 25/06/2024
Các nước đã rà soát tình hình hợp tác, đề xuất những định hướng và biện pháp nhằm phát triển hơn nữa quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện ASEAN - Nhật Bản thời gian tới, đồng thời trao đổi về tình hình quốc tế và khu vực.

Trung Quốc mở rộng chính sách miễn thị thực với New Zealand, Australia và Ba Lan

21:16:51 25/06/2024
Thông tư có đoạn nêu rõ để tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho trải nghiệm du lịch của khách du lịch nước ngoài, Trung Quốc sẽ tung ra thêm các sản phẩm và dịch vụ du lịch chất lượng cao đến nước này.

Thủ tướng Ấn Độ sẽ thăm Nga vào đầu tháng 7 tới

21:14:48 25/06/2024
Trong khi đó, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov thông báo Nga đang chuẩn bị cho chuyến thăm của Thủ tướng Modi đến nước này trong thời gian tới, song không nêu thời điểm cụ thể.

Nắng nóng kỷ lục tại vùng Tây Siberia của Nga

21:11:03 25/06/2024
Theo bà Kichanova, nguyên nhân dẫn đến nhiệt độ cao bất thường là do các khối không khí ấm di chuyển từ Trung Á, các vùng áp cao ở tầng đối lưu góp phần làm gia tăng nhiệt độ.

Có thể bạn quan tâm

Ăn 'thủng nồi trôi rế' với món thịt gà hầm khoai tây cà rốt ngọt thanh, cả nhà đều thích

Ẩm thực

06:02:15 26/06/2024
Bữa cơm gia đình thường không thể thiếu món mặn từ các loại thịt. Hôm nay, bạn hãy thử nấu món gà hầm khoai tây cà rốt thơm ngon, đậm đà để cả nhà cùng thưởng thức nhé!

4 phim Hàn lãng mạn hay nhất nửa đầu năm 2024

Phim châu á

05:56:28 26/06/2024
Trong nửa đầu năm 2024, khán giả đã được thưởng thức những câu chuyện tình yêu cực ngọt ngào và dưới đây là những tựa phim đáng xem nhất.

Sao nhí Câu Chuyện Hoa Hồng bị chê "không xứng là con gái Lưu Diệc Phi"

Hậu trường phim

05:54:19 26/06/2024
Vào vai con gái của thần tiên tỷ tỷ Lưu Diệc Phi trong Câu Chuyện Hoa Hồng, cô bé gặp nhiều áp lực, phải chịu những lời dè bỉu.

Mưa lớn gây sạt lở đường lên Khu du lịch Cầu kính Rồng Mây, Lai Châu

Tin nổi bật

05:51:25 26/06/2024
Nhận được tin báo, lãnh đạo huyện Tam Đường đã có mặt tại hiện trường nắm bắt tình hình, động viên cán bộ, nhân viên khu du lịch nhanh chóng khắc phục hậu quả. Huyện sẽ sẵn sàng hỗ trợ khi cần.

Smilegate ấn định ngày phát hành của bom tấn mới, tiếp tục mang tin buồn tới cộng đồng game Việt

Mọt game

05:44:45 26/06/2024
Cách đây ít lâu, Smilegate - cha đẻ của Đột Kích đã khiến làng game quốc tế sững sờ khi thông báo ra mắt một tựa game nặng đô mới có tên Lord Nine.

Chi mạnh 300 triệu làm phim ngắn nhưng lại bị ví như quảng cáo game, "idol Top Top" bức xúc

Netizen

04:30:25 26/06/2024
Pun, tên thật là Phạm Diễm Quỳnh, sinh sống ở Hà Nội - idol Tóp Tóp khá nổi tiếng với cư dân mạng. Nhắc đến cô nàng, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến niềm đam mê váy lolita, bồng bềnh kiểu công chúa, với những bộ cánh lên đến vài chục triệu...

4 mỹ nhân Việt mặc áo thun đẹp xuất sắc, gợi ý những cách phối đồ chuẩn sành điệu

Thời trang

23:12:20 25/06/2024
Áo thun luôn được yêu thích trong mùa hè vì độ nhẹ mát, thoải mái khi diện. Món thời trang này còn mang đến hiệu quả hack t.uổi và không hề kén người mặc.

Xét xử phúc thẩm bị cáo Đỗ Hữu Ca

Pháp luật

23:00:47 25/06/2024
Ngày mai 26/6, TAND cấp cao tại Hà Nội sẽ mở phiên tòa phúc thẩm xét xử theo kháng cáo của ông Đỗ Hữu Ca trong vụ án mà ông Ca bị truy tố về tội L.ừa đ.ảo chiếm đoạt tài sản .

Rapper đầu tiên của Việt Nam ra album kép

Nhạc việt

22:55:13 25/06/2024
Karik sẽ kỷ niệm 15 năm hoạt động nghệ thuật của mình bằng một album kép với tựa đề 421 , thể hiện sự tương phản trong âm nhạc của anh.

Đoạn video Á hậu Phương Nga phản ứng khi Bình An bị đứt dây chằng gây sốt MXH

Sao việt

22:46:04 25/06/2024
Diễn viên Bình An và Á hậu Phương Nga là một trong những cặp đôi trai tài gái sắc của showbiz Việt. Sau khi về chung một nhà, cả hai thường xuyên chia sẻ hoạt động đời thường trên mạng xã hội.

Taylor Swift nuốt phải bọ khi đang biểu diễn ở London

Nhạc quốc tế

22:21:49 25/06/2024
Theo các báo cáo, Taylor Swift - một lần nữa - vô tình nuốt phải một con bọ trên sân khấu trong buổi hòa nhạc Eras Tour của cô ở London.