Báo Nga: Trung Quốc mua tên lửa Tomahawk lỗi
Trung Quốc đang khiến thế giới chú ý do tích cực tân trang vũ khí, khí tài quân sự. Tuy nhiên, một tờ báo Nga cho rằng chất lượng vũ khí của Trung Quốc chưa thật sự cao.
Tờ Hoàn Cầu của Trung Quốc trích đăng nhận định từ tờ Military Industry Messenger (MIM) của Nga ra ngày 21/5 với những phân tích về quân sự phòng không của Trung Quốc gồm các hạm đội máy bay chiến đấu, máy bay ném bom và đi đến kết luận: Chất lượng các máy bay chiến đấu của Trung Quốc không thể sánh được so với Mỹ và Nga. Tuy nhiên, MIM cũng khen vớt rằng máy bay của Trung Quốc về hình thức là mới hoàn toàn.
Tờ MIM còn tiết lộ, Trung Quốc mới đây đã nắm bắt được kỹ thuật chế tạo tên lửa đạn đạo Tomahawk (do Mỹ chế tạo) từ quốc gia đồng minh Pakistan, điều này khiến Trung Quốc có nhiều bước tiến vượt bậc trong việc nâng cao năng lực sản xuất vũ khí chiến đấu.
Báo Nga dù không đánh giá cao chất lượng máy bay chiến đấu của Trung Quốc, nhưng về cục diện vẫn cho rằng Trung Quốc đang có những chuyển biến tích cực trong chế tạo và sản xuất máy bay chiến đấu. Cụ thể là cách đây không lâu, nước này mới cho ngừng chế tạo máy bay cường kích Nam Xương Q-5 (hay A-5) phát triển dựa trên phiên bản máy bay tiêm kích thế hệ thứ hai Mikoyan-Gurevich MiG-19 của Liên Xô cũ.
Tên lửa ném bom CJ-10 (Trường Kiếm -10)
Video đang HOT
Tên lửa CJ -10 trong lễ duyệt binh mừng Quốc khánh Trung Quốc 1/10/2012
Trước đó, A-5 còn được cải tiến nhiều lần. Tính đến thời điểm hiện tại, Không quân Trung Quốc đã chế tạo được khoảng 300 máy bay A-5 thế hệ mới, được so sánh với may bay A-10 của Mỹ và Su-25 của Nga. Tuy nhiên, xét về tổng thể thì truyền thông Nga vẫn cho rằng, chất lượng máy bay chiến đấu của Trung Quốc còn thua xa Nga, Mỹ.
Về các máy bay ném bom của Trung Quốc, truyền thông Nga nhận xét, thế hệ máy bay ném bom H-6 của Trung Quốc trước đây từng được xem là bước đột phá trong hệ thống phòng không. Tiếp đó, năm 2001, Trung Quốc đã mua 6 tên lửa hành trình X-55 (hay còn gọi tên lửa hành trình chiến lược trước âm cỡ nhỏ AS -55 hoặc Kh-55) từ Ukraina.
Sau đó, Trung Quốc tiến hành mua tên lửa đạn đạo Tomahawk của Mỹ từ Pakistan và Afghanistan sau khi người Mỹ sử dụng loại vũ khí này trong một đợt tấn công Al Qaeda năm 1998 nhưng bị lỗi. Từ hai mẫu tên lửa trên, Trung Quốc đã nghiên cứu và tự chế tạo cho ra đời thế hệ tên lửa đạn đạo “mang màu sắc Trung Quốc” với tên gọi tên Trường Kiếm – 10 (Chang Jian -10, CJ-10) có tầm bắn 1.500 km vừa được ra mắt tại Vân Nam hồi tháng 4 vừa qua.
Hệ thống tên lửa hành trình CJ -10
Theo truyền thông Trung Quốc, mục tiêu chính của các lữ đoàn tên lửa CJ-10 là hướng vào đảo Okinawa của Nhật Bản, Đài Loan và một số quốc gia khác. Loại tên lửa này được cho là có khả năng tấn công tới căn cứ quân sự của Mỹ trên đảo Guam. Còn theo một báo cáo của Lầu Năm Góc năm 2009 công bố, Quân đoàn pháo 2 của Trung Quốc đang được trang bị 150-350 tên lửa CJ-10. Mẫu tên lửa này theo đó sẽ được dùng trang bị cho mẫu máy bay ném bom chiến lược H-6. Hiện kho chứa máy bay của Không quân Trung Quốc có từ 60 – 70 máy bay ném bom thế hệ H-6.
Cơ sở đặt tên lửa hành trình CJ-10
Ngoài ra, Trung Quốc đang sở hữu thế hệ máy bay ném bom được coi là chủ lực và tiên tiến nhất là JH-7. Theo thông tin từ Sina cung cấp, hiện Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) sở hữu từ 160-180 máy bay ném bom JH-7 và vẫn tiếp tục sản xuất mới. Về chất lượng và tính năng, JH-7 kém hơn so với Su-24 và thua xa so với Su-34 và F-15E. Mặc dù không được đánh giá cao về chất lượng, nhưng tờ Sina nhận định: “Tuy vậy về phương diện này thì người Trung Quốc vẫn hơn hẳn về số lượng cũng như mẫu mã mới (so với các quốc gia sở hữu Su-34 hay F-15E)”.
Ngoài ra, để “lấy le”, tờ Sina không ngần ngại khoe việc Không quân Trung Quốc còn sở hữu vô số các loại máy bay không người lái như WJ-600, CH-3/4/91/92…
Theo 24h
Báo Nga: Trung Quốc khai hỏa cuộc chiến hộ chiếu
Báo "Độc lập" (Nga) ngày 26/11 có bài viết nhận định bằng việc cấp cho công dân hộ chiếu sinh trắc học có in bản đồ hình lưỡi bò, Trung Quốc đã chính thức khai phát súng đầu tiên vào bầu không khí vốn đang căng thẳng liên quan đến tranh chấp ở Biển Đông.
Hộ chiếu mới của Trung Quốc in đường 9 đoạn vô lý.
Bài báo cho biết trong cuộc xung đột lãnh thổ với Ấn Độ trước đây, Trung Quốc đã sử dụng một mánh khóe ngoại giao bằng cách in lên hộ chiếu bản đồ những khu vực tranh chấp và coi đó thuộc lãnh thổ Trung Quốc. Khi đó Ấn Độ đã đáp trả bằng cách dùng con dấu có hình bản đồ của mình để đóng dấu xuất-nhập cảnh cho du khách Trung Quốc. Việt Nam và Philippinescũng đã tuyên bố phản đối Trung Quốc vì việc làm tương tự. Theo nhận định của các chuyên gia, mục đích chính của Bắc Kinh là dùng biện pháp này để gây áp lực về cả chính trị lẫn quân sự nhằm ép các nước châu Á phải nhượng bộ.
Trước đó, giữa Ấn Độ và Trung Quốc cũng từng xảy ra đối đầu ngoại giao theo kiểu ăn miếng trả miếng xung quanh các vùng lãnh thổ tranh chấp ở dãy núi Himalaya, có tổng diện tích tương đương gấp vài lần Thụy Điển. Ngày nay, Trung Quốc cũng lại là người khai phát súng đầu tiên trong bầu không khí vốn đã căng thẳng hiện nay bằng cách cấp cho công dân nước này hộ chiếu sinh trắc. Trên một trong những trang của hộ chiếu này, các khu vực tranh chấp với Ấn Độ, Việt Nam, Philippines và một loạt quốc gia Đông Nam Á khác được thể hiện như là của Trung Quốc. Rõ ràng, nếu Ấn Độ, Việt Nam và Philippines đóng dấu nhập cảnh lên các cuốn hộ chiếu này cho khách Trung Quốc thì mỗi một lần hạ con dấu là một lần các nước này công nhận tính hợp pháp các yêu sách của Trung Quốc.
Trao đổi với tờ "Độc lập", ông John Blackland, chuyên viên Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc phòng Áo cho rằng hành động của Trung Quốc là đầy tính toán. Đây là một phần của "trò chơi dai dẳng" mà các thế hệ lãnh đạo Trung Quốc cầm quyền trong 10 năm tới đang dựng lên. Trò chơi này có thể chỉ phát huy tác dụng từ từ và không rõ nét, song cuối cùng cũng sẽ đạt được mục đích đề ra.
Việt Nam và Philippines cũng đã ra tuyên bố phản đối Trung Quốc qua đường ngoại giao. Tuy nhiên, New Delhi phản ứng không chỉ bằng lời nói mà còn bằng hành động thực tế. Họ dùng con dấu có in hình các phần lãnh thổ tranh chấp như của Ấn Độ để đóng lên hộ chiếu của các công dân Trung Quốc. Đồng thời, Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ tuyên bố bản đồ trên hộ chiếu Trung Quốc là không thể chấp nhận. Ấn Độ rất thận trọng trong quan hệ với Bắc Kinh vì đây là đồng minh và nhà cung cấp vũ khí quan trọng củaPakistan. Trong khi đó, Trung Quốc cũng không muốn Ấn Độ cho Dalai Lama và khoảng 120 nghìn người tị nạn Tây Tạng cư trú. Ấn Độ tuyên bố rằng Trung Quốc đang kiểm soát 41.400 km2 đất của Ấn Độ tại vùng Kashmir, còn Trung Quốc cũng khẳng định bang Arunachal Pradesh của Ấn Độ tiếp giáp với Tây Tạng thuộc về Trung Quốc.
Trả lời phỏng vấn tờ "Độc lập", chuyên viên khoa học cao cấp Viện nghiên cứu Đông phương Viện Hàn lâm khoa học Nga Feliks Yurlov cho rằng trao đổi thương mại song phương Trung-Ấn đang đạt khoảng 77 tỷ USD, vì vậy không bên nào muốn đẩy quan hệ đến mức bị đe dọa. Cuộc xung đột hộ chiếu trước hết chỉ là nhân tố chiến tranh tuyên truyền thông tin. Trung Quốc ngày càng trở thành đối thủ mạnh vì nền kinh tế Trung Quốc lớn gấp 3-4 lần Ấn Độ. Mặc dù giữa hai nước đã xảy ra chiến tranh năm 1962, nhưng tình hình và điều kiện hiện nay đã thay đổi căn bản. Hiện nay hiểm họa lớn nhất đối với Ấn Độ là khả năng Trung Quốc xây dựng các con đập trên thượng nguồn sông Brakhmaputra. Nếu những con đập này được xây thì các bangAssam và Tây Bengal của Ấn Độ sẽ lâm vào cảnh thiếu nước ngọt trầm trọng.
Tranh cãi chủ quyền lãnh thổ giữa Trung Quốc và các nước láng giềng xung quanh các quần đảo ở Biển Đông đã phủ bóng đen lên hội nghị thượng đỉnh các nước châu Á và Thái Bình Dương tổ chức tại Campuchia vừa qua. Kết quả các nước thành viên ASEAN, vì sự bất đồng của Campuchia, đã không thể đạt được tiến triển trong Bộ quy tắc ứng xử tại Biển Đông (COC) như mong muốn.
Theo Dantri
Indonesia và Trung Quốc bàn sản xuất tên lửa Trung Quốc và Indonesia bắt đầu đàm phán kế hoạch cùng sản xuất tên lửa chống tàu C-705. Đây là nỗ lực của Indonesia nhằm tiến tới tham vọng độc lập sản xuất vũ khí. Việc hợp tác quốc phòng giữa Trung Quốc và Indonesia diễn ra ngay tại thời điểm Trung Quốc và các nước láng giềng đang căng thẳng do vấn...