Báo Nga: Sự trỗi dậy của Trung Quốc buộc Nhật phải hành động
Chính phủ Nhật Bản đã thông qua nghị quyết cho phép quân đội lần đầu tiên kể từ Thế chiến II được sử dụng vũ lực ở nước ngoài trong một số điều kiện, ngay cả khi bản thân Nhật Bản không bị tấn công.
Cho đến nay, hiến pháp Nhật Bản cấm quân đội tham chiến ở nước ngoài.
Nghị quyết loại bỏ một số hạn chế về hành động của quân đội trong các hoạt động trong lực lượng của Liên Hợp Quốc ngoài. Trước đây quân đội Nhật Bản hầu như không có quyền sử dụng vũ khí ở nước ngoài, bây giờ quân đội được trao quyền đó.
Video đang HOT
Nhật Bản đã mất hơn chục năm để hướng tới vấn đề này, chuyên gia Nga về Nhật Bản Dmitry Streltsov cho biết: “Quá trình bắt đầu từ hơn 20 năm trước, khi Nhật Bản đặt ra mục tiêu nâng cao vị thế quốc tế, và trên hết, nâng cao vai trò chính trị của mình trong các tổ chức quốc tế, trong Liên Hợp Quốc, trở thành không chỉ là một cường quốc kinh tế, mà còn có quyền lực chính trị lớn. 22 năm trước, một đạo luật về các tổ chức gìn giữ hòa bình được thông qua, cho phép các lực lượng vũ trang Nhật Bản tham gia nhiệm vụ quốc tế của Liên hợp quốc.
Không phải là ngẫu nhiên mà nghị quyết cho phép sử dụng lực lượng quân đội ở nước ngoài được thông qua ở thời điểm này. Hành động này phản ánh tính chất đặc thù của thời điểm hiện tại, khi Nhật Bản đang đối mặt với những thách thức và mối đe dọa an ninh. Điều đó có liên quan với các yếu tố quân sự-chính trị trong sự trỗi dậy của Trung Quốc và các tình tiết gia tăng căng thẳng trong tình hình trên bán đảo Triều Tiên.”
Trong bối cảnh tương lai gần có thể sẽ sửa đổi cả khái niệm về liên minh chiến lược Nhật Bản với Hoa Kỳ. Mặc dù thủ tướng Abe vẫn ủng hộ cho việc tăng cường liên minh này, nhưng đồng thời Tokyo không hài lòng với lời hứa đơn thuần từ phía Hoa Kỳ. Nhật Bản muốn tự mình trở thành một đảm bảo nhất định cho sự ổn định trong khu vực và có thể dựa vào sức mạnh của chính mình.
Ông Dmitry Streltsov nói: “Thực tế là trong năm qua Tokyo có lẽ lo ngại là không chắc liệu Mỹ có đứng về phía Nhật Bản hay không trong trường hợp xung đột địa phương. Đặc biệt, trong trường hợp quần đảo đang tranh chấp Senkaku (Trung Quốc gọi là Điếu Ngư). Nhật Bản có cơ sở để lo ngại như vậy. Trước hết, cách cư xử Washington khi Bắc Kinh đơn phương tuyên bố thành lập khu vực phòng không trong vùng biển quốc tế ở Biển Hoa Đông, bao gồm cả quần đảo Senkaku (Điếu Ngư).
Trong trường hợp này Hoa Kỳ đã có lối xử sự không như Tokyo mong đợi. Họ rõ ràng không đứng về phía Nhật Bản, mà chỉ cố gắng giảm thiểu tình trạng này. Điều đó có lẽ là đáng báo động đối với Tokyo.”
Việc thông qua nghị quyết là bước ngoặt quan trọng nhất trong chính sách quốc phòng của Tokyo kể từ năm 1954 đã dẫn đến cuộc biểu tình hàng ngàn người phản đối.
Phía Trung Quốc ngay lập tức có những phản ứng tiêu cực khiến cho căng thẳng về quần đảo Senkaku đang tranh chấp không hề suy giảm. Đồng thời, điều đó gây ra những quan ngại cho các nước khác trong khu vực, vốn chưa quên quá khứ quân phiệt Nhật Bản vừa qua.
Người đứng đầu Trung tâm Nghiên cứu Nhật Bản Valery Kistanov cho biết: “Ngân sách quân sự của Nhật Bản đã gia tăng và hiện nay là khoảng 45-47 tỷ đô la. Và sự tăng trưởng này được thực hiện với khẩu hiệu của ông Abe kêu gọi đóng góp tích cực cho hòa bình. Ông thậm chí còn đề xuất khái niệm “hòa bình tích cực”, nhưng những lời này không thể xoa dịu các nước láng giềng. Nâng cao vị thế của lực lượng tự vệ Nhật Bản là mối quan tâm lớn không chỉ ở Trung Quốc, mà ngay cả đồng minh khác của Mỹ ở châu Á là Hàn Quốc cũng lo ngại.
Các nước láng giềng tin rằng tất cả các hành động của Thủ tướng Abe trong lĩnh vực chính sách quốc phòng chỉ nhằm hồi sinh chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản.
Có thể dự đoán rằng chính sách của ông Abe sẽ chỉ làm trầm trọng thêm tình hình trong khu vực châu Á Thái Bình Dương. Động thái tiếp theo nghị quyết Nhật Bản không chỉ là phê phán mà sẽ là sự đáp trả của Trung Quốc và các nước châu Á khác, ông Valery Kistanov bình luận.
Theo NTD/Bizlive