Báo Nga bình luận bài viết tàu ngầm mini trên Đất Việt
Chuyên gia Nga đã bình luận bài báo của Đất Việt về khả năng tự chế tạo tàu ngầm mini và xu hướng phát triển lực lượng tàu ngầm.
Trên trang web của Hãng thông tấn Nga Sputnik hôm 04/12 đã có những bình luận của chuyên gia quân sự Nga về bài viết có tiêu đề: “ Lộ diện tàu ngầm mini tự hành độc đáo của Việt Nam” của tác giả Tùng Dương, nói về triển vọng phát triển lực lượng tàu ngầm của Hải quân Việt Nam.
Bài viết này giới thiệu về tàu lặn tự hành (tàu ngầm mini) Dolphin do Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội chế tạo, được giới thiệu trong cuộc triển lãm “Ứng dụng khoa học, công nghệ trong doanh nghiệp”, tổ chức tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia hôm 30/11.
Chúng tôi xin phép không dẫn lại những đoạn trích trong bài báo của Sputnik ( xem nội dung chi tiết của bài viết “Lộ diện tàu ngầm mini tự hành độc đáo của Việt Nam” ở đây); mà chỉ nêu những quan điểm của chuyên gia Nga bình luận về khả năng tự chế tạo tàu ngầm mini và xu hướng phát triển lực lượng tàu ngầm của hải quân Việt Nam.
Đầu tiên, ông Igor Kurdin, chuyên gia Nga về hạm đội tàu ngầm, cho biết, sở hữu một Hạm đội tàu ngầm mạnh không chỉ là mơ ước của mọi quốc gia biển mà còn là nhu cầu của thời đại. nên nếu nền công nghiệp quốc phòng của một quốc gia có thể tự đóng được tàu ngầm thì đó là điều tuyệt vời. Ở đây có nhiều điều cần bàn tới.
Tàu ngầm mini của Việt Nam: Đi đúng hướng
Lực lượng vũ trang của bất kỳ quốc gia nào cũng nên có các loại vũ khí nội địa, đó là sự thật không thể chối cãi. Về mặt này, mong muốn của Việt Nam phát triển và chế tạo tàu ngầm nội địa là điều dễ hiểu.
Không chỉ báo Đất Việt mà một số phương tiện truyền thông chuyên ngành hải quân trên trên thế giới cũng đưa ra những giả thuyết về những đặc điểm của chiếc tàu ngầm mini Việt Nam. Ví dụ như tờ IndoPacific News cũng đã giới thiệu hình ảnh của nó.
Hình ảnh chiếc tàu ngầm mini lớp Yugo của Hải quân Việt Nam đăng tải trên báo Tuổi Trẻ tháng 1/2010
Video đang HOT
Vị chuyên gia Nga Igor Kurdin là cựu thuyền trưởng hạng Nhất, hiện là Chủ tịch Câu lạc bộ thủy thủ tàu ngầm St. Petersburg, cho biết rằng, Việt Nam hiện đang tích cực tự phát triển công nghệ chế tạo tàu ngầm, cũng như một số vũ khí, trang bị khác.
Theo ông, đây là con đường đúng đắn, vì việc thường xuyên mua vũ khí từ các quốc gia khác có thể ảnh hưởng xấu đến tiềm năng quốc phòng. Với việc giới thiệu chiếc tàu lặn cỡ nhỏ ở triển lãm vừa qua, rõ ràng là Việt Nam đã sẵn sàng tự chế tạo tàu ngầm mini.
Chế tạo tàu ngầm mini: Viên gạch đầu tiên
Tuy nhiên, vị chuyên gia Nga cũng chỉ ra rằng, chúng ta cần phải phân biệt tàu ngầm chiến đấu cỡ lớn và tàu ngầm mini là hai loại tàu hoàn toàn khác nhau.
Tàu ngầm mini được thiết kế để thực hiện các nhiệm vụ đặc công. Ví dụ, để đặt những quả thủy lôi cỡ nhỏ trên đường đi dự kiến của tàu địch hoặc tại nơi neo đậu, chứ không có khả năng chiến đấu dài ngày trên biển như tàu ngầm cỡ lớn, do đó, thiết kế của nó khá đơn giản.
Giới chuyên gia tàu ngầm trên thế giới cũng cho rằng, việc chế tạo được một chiếc tàu ngầm mini đơn giản hơn nhiều so với các tàu ngầm cỡ lớn hành trình dài ngày, mang theo cả tên lửa và ngư lôi, cả về vật liệu chế tạo, động cơ, số lượng các trang thiết bị trên tàu và tính năng các hệ thống.
Do đó, việc thành công trong chế tạo tàu ngầm cỡ nhỏ mới chỉ là viên gạch đầu tiên cho ngành chế tạo tàu ngầm của bất cứ quốc gia nào.
Vấn đề lớn nhất của tàu ngầm mini
Trả lời câu hỏi của Sputnik về khả năng thiết lập sự tương tác hiệu quả giữa tàu ngầm mini và tàu ngầm mang ngư lôi, tên lửa (vị dụ, tàu ngầm lớp Kilo của Nga), ông Igor Kurdin đặc biệt lưu ý về khả năng kết nối giữa các tàu ngầm với nhau. Các tàu ngầm thuộc các lớp khác nhau luôn luôn phải tương tác, nếu không thì hạm đội tàu ngầm không thể tiến hành các chiến dịch.
Mô hình tàu lặn tự hành (tàu ngầm mini) Dolphin do Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội chế tạo
Theo ông, khả năng chiến thuật của tàu ngầm mini là rất khiêm tốn, vì nó không có hệ thống dẫn đường mạnh và thiết bị liên lạc vệ tinh. Ai sẽ bảo vệ và cung cấp thông tin tình báo cho tàu ngầm mini? Tất nhiên là các tàu ngầm cỡ lớn! Nếu không có sự giúp đỡ của “các đàn anh” thì tàu ngầm mini không có khả năng hoàn thành nhiệm vụ chiến đấu.
Do đó, không thể chỉ hoàn toàn dựa vào hạm đội tàu ngầm cỡ nhỏ. Các cường quốc hàng hải cần đảm bảo an ninh biên giới trên biển, nên phải có các tàu ngầm hiện đại có lượng giãn nước lớn, được trang bị hệ thống vũ khí mạnh làm nòng cốt cho một lượng lớn tàu ngầm mini.
Có thể dựa vào công nghệ Nga
Theo chuyên gia Igor Kurdin, đối mặt với những thách thức kể trên, Việt Nam đã thực hiện sự lựa chọn tuyệt vời, đó là mua 6 tàu ngầm cỡ lớn Project 636 lớp Varshavyanka (NATO định danh là Kilo) của Nga.
Bản thân việc Việt Nam mua 6 tàu ngầm Kilo thuộc cho thấy rằng, nước này đang cố gắng xây dựng hạm đội tàu ngầm có khả năng chiến đấu để thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ lãnh thổ và vùng biển của mình. Những tàu ngầm này đã được công nhận về tính năng hoàn hảo và thể hiện tính hiệu quả với một số khách hàng nước ngoài.
Ngày nay, chỉ có hai quốc gia thực sự cạnh tranh trên thị trường chế tạo và xuất khẩu tàu ngầm là Đức và Nga. Nhưng, không phải tất cả các khách hàng từ các nước thứ ba đều thích mua tàu ngầm của Đức, bởi vì tàu ngầm của Nga không những không thua kém, mà còn tốt hơn về một số đặc điểm chiến thuật và kỹ thuật.
Với việc sử dụng tàu ngầm Kilo, Việt Nam cũng có thể dựa vào sự giúp đỡ của Nga trong việc phát triển đội ngũ tàu ngầm mini đồng bộ với tàu ngầm cỡ lớn Kilo, phát huy tốt nhất sức mạnh của những “quái vật trong lòng biển”, là lực lượng xương sống bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam.
Nhật Nam
Theo baodatviet.vn
Tàu cứu hộ Igor Belousov đến Cam Ranh, Việt Nam để tham gia tập trận
Truyền thông Nga đưa tin, tàu cứu hộ Igor Belousov của hải quân nước này đã đến Việt Nam tham gia tập trận quốc tế trên Biển Đông.
Tàu Igor Belousov - ảnh ACMDB.
Tàu cứu hộ "Igor Belousov" của Hạm đội Thái Bình Dương đã cập cảng Cam Ranh, Việt Nam vào hôm nay 2/12 để tham gia các cuộc tập trận quốc tế về hỗ trợ tàu ngầm gặp nạn. Điều này được nêu trong thông cáo được phổ biến bởi cơ quan báo chí của hạm đội.
Tàu sẽ tham gia cuộc tập trận Nga-Việt đầu tiên để hỗ trợ thủy thủ đoàn tàu ngầm trong trường hợp khẩn cấp, sẽ được tổ chức từ ngày 3 đến ngày 8 tháng 12 tại vùng biển Biển Đông.
Theo báo Sputnik, trên tàu Igor Belousov được trang bị thiết bị có người lái dưới biển sâu AC-40 của Dự án 18271 (Bester-1) và nó sẽ được sử dụng trong cuộc tập trận.
Dự kiến trong vòng hai ngày tại căn cứ ở Cam Ranh, sẽ diễn ra giai đoạn đầu tiên của cuộc tập trận, trong đó các bên sẽ tổ chức hội nghị về hành động của lực lượng cứu hộ. Sau đó, tàu và thuyền của hai nước sẽ ra biển, nơi đó sẽ hoàn thành các nhiệm vụ thực tế.
Trong lực lượng tàu ngầm của Hải quân Việt Nam có 6 tàu ngầm Kilo Dự án 636, vũ khí tấn công chính của chúng là hệ thống tên lửa Club-S.
Cũng tại Việt Nam, với sự tham gia của Hiệp hội khoa học và sản xuất Aurora (St. Petersburg), một trung tâm huấn luyện đã được xây dựng để đào tạo thủy thủ tàu ngầm.
Hòa Bình
Theo baogiaothong.vn
Tàu ngầm mini của Đặc công Hải quân Việt Nam Trong phóng sự do Kênh truyền hình quốc phòng thực hiện, hình ảnh tàu ngầm và tàu bán ngầm mini của Hải quân Việt Nam đã được xuất hiện khá rõ nét. Trong hình ảnh phóng sự của Kênh truyền hình quốc phòng, loại tàu ngầm mini được xác định là lớp Yugo, ngoài ra thiết bị lặn (tàu bán ngầm) theo nhận...