Báo Mỹ Wall Street: ‘Huawei đã ‘không từ thủ đoạn nào để đánh cắp bí quyết thương mại’
Tờ Wall Street Journal Hoa Kỳ đã công bố một báo cáo điều tra dài vào ngày 25/5, tiết lộ Huawei đã ‘không từ thủ đoạn đánh cắp bí quyết thương mại’.
Và ‘cạnh tranh không lành mạnh để chiếm lấy thị trường’, giải thích vì sao Huawei đã nổi lên như một hiện tượng trong ngành kỹ thuật số.
Huawei đã “không từ thủ đoạn đánh cắp bí quyết thương mại” các công ty đối thủ lẫn đối tác.
The Wall Street Journal tiết lộ lịch sử trộm cắp bí mật kinh doanh của Huawei, bằng cách phân tích các tài liệu tư pháp Hoa Kỳ và phỏng vấn các cựu nhân viên Huawei.
Một trong những mánh khóe Huawei hay sử dụng để đánh cắp là thông qua các nhân viên của họ ở nước ngoài.
Ảnh chụp màn hình của tờ Wall Street Journal ngôn ngữ tiếng Trung viết về những thủ đoạn đánh cắp bí quyết thương mại của Huawei.
Ví dụ, Robert Read, cựu kỹ sư tại văn phòng Huawei Thụy Điển tiết lộ, họ sẽ đánh cắp thiết bị được sản xuất ở nước ngoài, giấu nó trong một “căn phòng bí mật” thường được tìm thấy trong các cơ quan tình báo và sau đó vận chuyển về Trung Quốc, bàn giao cho các kỹ sư Huawei để tháo dỡ.
Huawei cũng yêu cầu nhân viên giả mạo danh tính, trà trộn vào các hội chợ thương mại ở nước ngoài, lén lúc chụp ảnh nhằm đánh cắp bí quyết thương mại, một số nhân viên từ chối hợp tác đã bị sa thải.
Mánh khóe thứ hai được Huawei sử dụng là “trong ứng ngoài hợp” với các nhân viên của các doanh nghiệp khác.
Ví dụ, tỷ phú Nhậm Chính Phi (Ren Zhengfei), người sáng lập Huawei, đã đánh cắp công nghệ trạm gốc nhỏ SC300 của Motorola thông qua người thân của ông, Pan Shaowei, người làm việc tại Motorola.
Video đang HOT
Mánh khóe thứ ba là lợi dụng “hợp tác kinh doanh”, yêu cầu các công ty khác để chia sẻ bí quyết công nghệ, sau đó hai bên không thể “hợp tác” nữa, và công nghệ được Huawei độc chiếm sử dụng.
Người sáng lập Huawei, ông Nhậm Chính Phi đứng cạnh Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại văn phòng của tập đoàn này tại Luân Đôn năm 2015.
Đối tượng mục tiêu của Huawei bao gồm công nghệ liên quan đến 5G từ nhà phát triển ăng-ten Quintel và bằng sáng chế máy ảnh điện thoại thông minh do Rui Oliveira của Bồ Đào Nha phát minh.
Mánh khóe thứ tư là thông qua các thủ đoạn kỹ thuật trực tiếp lấy cắp tài sản trí tuệ của đối thủ.
Vào tháng 1/2003, Tập đoàn công nghệ đa quốc gia Cisco Hoa Kỳ đã cáo buộc Huawei, sao chép phần mềm bộ định tuyến và hướng dẫn sử dụng của họ, thậm chí gồm cả lỗi chính tả trong đó. Trong khi đó, ông Nhậm Chính Phi tuyên bố, đây là “sự trùng hợp”.
Bài báo cũng đề cập, hành vi ăn cắp quy mô lớn của Huawei đã được Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) che chở. Đơn cử, sau khi Motorola cáo buộc Huawei ăn cắp bí mật bí quyết kinh doanh, họ đã bị ĐCSTQ trả thù.
Tờ báo Hoa Kỳ cũng giải thích tại sao giá cả thiết bị Huawei đều thấp hơn 20-30% so với các đối thủ, vì ĐCSTQ đã cung cấp hỗ trợ tài chính cho Huawei.
Thông qua kiểu cạnh tranh không lành mạnh này, Huawei đã nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường chỉ sau 20 năm và trở thành nhà sản xuất thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới.
Đầu năm nay, Bộ Tư pháp Hoa Kỳ đã đệ đơn kiện Huawei và giám đốc tài chính toàn cầu Huawei, bà Mạnh Vãn Châu (trưởng nữ của ông Nhậm Chính Phi) về 23 tội danh hình sự đánh cắp bí quyết thương mại, trộm cắp quyền sở hữu trí tuệ và vi phạm lệnh trừng phạt Iran v.v.
CFO của Huawei, Mạnh Vãn Châu
Vào tháng 15/5, Tổng thống Trump ban hành một mệnh lệnh hành pháp viện dẫn Đạo luật Quyền lực Kinh tế Khẩn cấp Quốc tế, trao cho chính quyền quyền hạn chế mọi giao dịch với “đối thủ nước ngoài” liên quan đến công nghệ thông tin và truyền thông. Ngay lập tức Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã liệt Huawei cùng công ty con của họ vào danh sách “kiểm soát xuất khẩu”, khiến các chuỗi cung ứng phụ kiện cho Huawei trên toàn cầu lần lượt “cắt đứt” quan hệ kinh doanh với Huawei, vì không có sự cho phép của Washington.
Theo VietTimes
Sếp Huawei: Ông Trump cần Mỹ có mạng 6G, chúng tôi giúp được
Mặc dù đang có quãng thời gian rất khó khăn khi là đích nhắm chiến dịch chống lại công nghệ Trung Quốc của Mỹ, người sáng lập Huawei vẫn tỏ ra lạc quan.
Trong một cuộc phỏng vấn với CNN, ông Nhậm Chính Phi, nhà sáng lập Huawei cho rằng chiến dịch "tấn công và dồn ép" của chính phủ Mỹ đã giúp cho công ty này và mọi nhân viên thức tỉnh.
"Bị Mỹ cấm cửa, tấn công là điều tốt với Huawei"
Không chỉ cấm cửa các thiết bị viễn thông của Huawei tại các đơn vị quốc phòng, chính phủ Mỹ còn khuyến khích đồng minh quay lưng với Huawei trong quá trình xây dựng mạng 5G. Theo Mỹ, Huawei là công cụ theo dõi của Trung Quốc. Huawei đã liên tục phủ nhận cáo buộc này.
Công ty Trung Quốc là nhà cung cấp thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới, đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển công nghệ 5G. Huawei cũng đang đứng thứ 2 trong danh sách những hãng smartphone lớn nhất thế giới.
Bà Mạnh Vãn Châu đang được tại ngoại ở Vancouver, Canada. Ảnh: AP.
Tuy nhiên sau nhiều năm thành công, ông Nhậm cho rằng Huawei đã trở nên "lười biếng, quan liêu và yếu đuối".
"Từ khi Mỹ tấn công và dồn ép chúng tôi, mọi người đoàn kết hơn và quyết tâm làm sản phẩm tốt hơn", ông Nhậm nói trong bài phỏng vấn.
Thời gian khó khăn nhất của Huawei bắt đầu từ tháng 12/2018, khi con gái ông Nhậm là bà Mạnh Vãn Châu, người giữ chức Giám đốc tài chính của Huawei bị bắt tại Canada. Tòa án Canada mới đây đã chấp nhận đề nghị dẫn độ bà Mạnh về Mỹ để xét xử về các tội danh như lừa đảo và vi phạm lệnh cấm vận Iran.
"Anh hùng lúc nào cũng gặp nhiều thử thách. Nếu không chiến đấu, bị thương thì làm sao có được lớp da dày, cứng", ông Nhậm bày tỏ quan điểm về thời gian khó khăn này.
"Chịu đựng gian khó có khi lại giúp rèn luyện ý chí cho con gái tôi. Mọi chuyện không hẳn là tệ", ông chia sẻ.
Hâm mộ Mỹ, nhưng chẳng có lý do gì đến Mỹ
Mặc dù là đích nhắm cho chiến dịch của Mỹ, ông Nhậm vẫn thừa nhận nước Mỹ là nước tiên phong trong các lĩnh vực như kinh doanh, công nghệ. Ông cho biết sẽ không khuyến khích nhân viên của mình có tinh thần quốc gia cực đoan.
Theo tài liệu của tòa án, chính ông Nhậm cũng nằm trong tầm ngắm của Mỹ. Khi được hỏi liệu có lo sợ khi tới Mỹ, ông cho rằng mình chẳng có lý do gì tới nước này bởi Mỹ là thị trường nhỏ với Huawei. Dù vậy, nếu có bị bắt vào tù, ông sẽ viết sách lịch sử về cách nước Mỹ trở thành siêu cường số 1 thế giới.
Ông Nhậm Chính Phi cho rằng bị Mỹ dồn ép lại là một điều tốt với Huawei. Ảnh: CNN.
Trong cuộc phỏng vấn, ông Nhậm còn chỉ trích chính sách kiểm soát của Trung Quốc đối với các công ty của Mỹ.
"Lúc nào tôi cũng ủng hộ việc Google, Amazon và các công ty khác gia nhập thị trường Trung Quốc. Tôi nghĩ điều đó sẽ tốt cho Trung Quốc", ông cho biết.
Tháng trước, Tổng thống Mỹ Donald Trump từng nói trên Twitter rằng ông muốn công nghệ "5G, và thậm chí cả 6G" được triển khai ở Mỹ càng sớm càng tốt, và các công ty Mỹ cần nỗ lực hơn để không bị bỏ lại. Khi được nhắc lại, người sáng lập Huawei cho rằng công ty của ông sẵn sàng giúp Mỹ đạt được điều này.
"Chúng tôi đủ khả năng, và chúng tôi sẽ hợp tác để phát triển mạng 6G tốt hơn. Tôi chẳng thù hằn gì đâu", ông Nhậm chia sẻ.
Theo zing
Chủ tịch Huawei hâm mộ Steve Jobs, mắc nợ con cái và muốn... 'bất tử' Cuộc phỏng vấn với báo chí nước ngoài của Chủ tịch Huawei Nhậm Chính Phi hé lộ những thông tin ít biết về con người nổi tiếng kín đáo này. Ông Nhậm Chính Phi, sáng lập viên kiêm Chủ tịch Huawei, vẫn giữ im lặng trước công chúng dù công ty trải qua một năm 2018 sóng gió, bao gồm các lệnh cấm...