Báo Mỹ: ‘Vũ khí Mỹ chống IS vô dụng với Trung Quốc’
Tờ Capitol Hill chuyên đưa tin về Quốc hội Mỹ mới đây đăng bài bình luận với tiêu đề “Mỹ có thể sử dụng vũ khí đánh IS để đối phó với Trung Quốc?”
Bài viết lập tức thu hút sự chú ý của truyền thông thế giới đặc biệt trong bối cảnh Tổng thống Mỹ Barack Obama đang chuẩn bị cho một cuộc tổng tấn công quét sạch tổ chức Hồi giáo cực đoan (IS) ở Iraq và Syria.
Một tàu sân bay của Mỹ
Tờ Hoàn Cầu thời báo trích dẫn bài viết trên tờ Capitol Hill cho hay, trong bối cảnh kinh tế bùng nổ ở khu vực Thái Bình Dương, Trung Quốc đang củng cố địa vị của mình bằng cách hiện đại hóa quân sự. Nội dung bài viết tập trung phân tích sức mạnh của vũ khí Mỹ trong trường hợp xảy ra xung đột với Bắc Kinh.
Mở đầu, bài viết đề cập đến sức mạnh vũ khí Mỹ có thể &’xóa sổ’ IS, rằng máy bay tấn công nhanh và lực lượng không quân trên tàu sân bay Mỹ đã trong trạng thái sẵn sàng tiêu diệt bất cứ mục tiêu nào ở Iraq và Syria khi cần thiết. Máy bay không người lái của Mỹ có thể nhanh chóng tiến vào khu vực kiểm soát và thu thập thông tin tình báo mà không sợ bị phản công.
Bài viết đề cập đến vấn đề liệu thực lực quân sự và chiến lược của Mỹ trong cuộc tấn công IS có tác dụng với Trung Quốc trong trường hợp xảy ra một cuộc xung đột giữa Washington và Bắc Kinh hay không?.
Video đang HOT
Hơn 20 năm qua, Trung Quốc không ngừng đẩy mạnh, hiện đại hóa quân đội. Đáng chú ý nhất trong báo cáo quân sự của Trung Quốc những năm gần đây là chiến lược “Chống xâm nhập/ Ngăn chặn khu vực”. Hơn 20 năm nghiên cứu năng lực tác chiến của Mỹ, Trung Quốc đang dần đẩy thế mạnh của Mỹ sang thế bất lợi.
Chiến lược &’Chống xâm nhập’ của Trung Quốc được hiểu là Trung Quốc sử dụng các các loại vũ khí hiện đại như tên lửa chống tàu, tên lửa hành trình chống tàu, chiến cơ, thủy lôi tiên tiến cùng tàu ngầm im lặng hay vũ khí chống vệ tinh,.v.v. để ngăn cản đối phương tiến sát khu vực xung đột, từ đó Trung Quốc tránh được mối đe dọa trực tiếp từ đối phương.
Chiến lược &’Ngăn chặn khu vực’ là phương án 2 được áp dụng trong trường hợp &’Chống xâm nhập’ bất thành. &’Ngăn chặn khu vực’ nghĩa là khả năng gây thiệt hại nặng nề không để đối phương tự do hành động trong khu vực xung đột.
Bài viết mô tả sức mạnh của Trung Quốc trong trường hợp xảy ra xung đột với Washington: nếu tàu sân bay Mỹ lại gần khu vực xung đột, Trung Quốc sẽ bắn tên lửa diệt tàu sân bay có tầm xa 1.500km; trong trường hợp máy bay tấn công nhanh và chiến cơ phản lực của Mỹ cùng tham chiến, Bắc Kinh sẽ bắn tên lửa hành trình bao trùm căn cứ không quân Mỹ trên đảo Guam, Nhật Bản; Cuối cùng, chiến cơ Mỹ sẽ gặp phải một trong những hệ thống phòng thủ mạnh nhất thế giới khi tấn công Trung Quốc.
Theo VTC
IS xâm nhập Nam Á, kích động chiến tranh ở Tân Cương
Sách, cờ của nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) đã xuất hiện tại một số khu vực của Pakistan và Ấn Độ, cùng với những dấu hiệu cho thấy nhóm cực đoan này đang truyền cảm hứng cho cả các chiến binh tại thành trì của Taliban và Al Qaeda, Reuters đưa tin.
Thủ lĩnh tổ chức Nhà nước Hồi giáo Abu Bakr al-Baghdadi (Ảnh:CFP)
Tuyên truyền ở Pakistan
Một nhóm ly khai của Taliban tại Pakistan là Jamat-ul Ahrar đã tuyên bố ủng hộ cho các chiến binh tàn độc IS - đang kiểm soát một khu vực rộng lớn tại Iraq và Syria nhằm thành lập một ca líp tự xưng.
Các chiến binh Hồi giáo với nhiều sắc thái đã kiểm soát khắp các khu vực bất ổn và nghèo nàn ở Nam Á, song IS - với tốc độ thâu tóm các khu vực nhanh gọn, thực thi những vụ chặt đầu và thảm sát số đông, đã bắt đầu vạch ra một biện pháp nhằm thu hút sự ủng hộ của các chiến binh trẻ trong khu vực.
Các lãnh đạo già cả của Al Qaeda, hầu như chỉ ẩn mình tại những khu vực vô luật lệ dọc biên giới Pakistan và Afghanistan đang ngày càng được coi là mệt mỏi, không có nhiều ảnh hưởng trên các diễn đàn xã hội và Twitter, hai nơi vốn được coi là chỗ để tuyển tân binh.
Nhằm tăng ảnh hưởng tại khu vực Afghanistan và Pakistar, một thủ lĩnh địa phương có liên quan tới IS đã bắt đầu phân phát sách tại thành phố Peshawar, Pakistan và đông Afghanistan trong vài tuần qua. Cuốn sách mỏng, gồm 12 trang, có tiêu đề "Chiến thắng" được in bằng tiếng Pashto và Dari của Afghanistan, được phát chủ yếu tại các trại tị nạn Afghanistan ở ngoại ô Peshawar.
Logo của cuốn sách có một khẩu AK-47 và lời kêu gọi dân địa phương ủng hộ nhóm IS. Xe ô tô với logo IS cũng xuất hiện ở khắp Peshawar.
Tuyển quân ở Ấn Độ
Những dấu hiệu về sự ảnh hưởng của IS đã hiện hữu ở Kashmir, khu vực mà cả Ấn Độ và Pakistan đều tuyên bố chủ quyền và đồng thời là chiến trường lâu năm của các nhóm chiến binh chống lại sự cai trị của Ấn Độ.
Các nguồn tin tình báo và cảnh sát ở New Delhi, Kashmir cho hay cờ IS lần đầu tiên xuất hiện ở Srinagar vào 27/6, rồi tiếp đó vào tháng 7. Một số tranh tường của IS đã xuất hiện trên tường một số tòa nhà ở Srinagar.
Nhóm Nhà nước Hồi giáo cũng cố lôi kéo người Hồi giáo ở trong Ấn Độ. Hồi giữa tháng 7, một video tuyển quân của IS đã xuất hiện trên mạng với phụ đề bằng tiếng Hindi, Tamil và Urdu, trong đó, một chiến binh kêu gọi người Hồi giáo gia nhập cuộc chiến toàn cầu.
Tuần trước, báo Times of India đưa tin, 4 thanh niên trẻ, gồm cả 2 sinh viên, đã bị bắt ở Calcutta khi cố tìm đường tới Bangladesh để dự tuyển tại một căn cứ của IS tại đây.
Kích động chiến tranh tại Tân Cương
Hôm 4/7, lãnh đạo IS Abu Bakr al-Baghdadi đưa ra một đoạn phim, nêu rõ kế hoạch mở rộng của nhóm này. Theo đó, tên này cho biết, IS có kế hoạch báo thù những ai cướp đi quyền lợi của người Hồi giáo tại 20 nước trên thế giới, mà trong đó, Trung Quốc được xếp vào số 1.
Trong đoạn clip, Al-Baghdadi nhiều lần đề cập tới Trung Quốc và Tân Cương, chỉ trích chính sách chống người Hồi giáo của Bắc Kinh và yêu cầu tất cả những người Hồi giáo tại Trung Quốc trung thành với tên này.
Theo Vietnamnet
"Bóng ma" IS ở Đông Nam Á Theo Tổ chức Soufan ở New York (Mỹ), có khoảng 200 người Indonesia và 30 người Malaysia đã rời Đông Nam Á tới Syria gia nhập một số nhóm Hồi giáo, trong đó có Nhà nước Hồi giáo (IS). Chính sự tham gia của công dân ở Đông Nam Á vào các cuộc xung đột ở Trung Đông để lộ ra nguy cơ...