Báo Mỹ: Triều Tiên phát triển tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo
Triều Tiên được cho là đã cải tiến ít nhất một tàu ngầm trong hạm đội tàu ngầu cũ kỹ của nước này để cho phép nó có thể phóng tên lửa đạn đạo, truyền thông Mỹ đưa tin, gây ra những lo ngại mới về các chương trình phát triển tên lửa và hạt nhân của Bình Nhưỡng.
Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đi trên tàu ngầm trong một chuyến thị sát.
Trang web Washington Free Beacon cho biết, các cơ quan tình báo Mỹ đã nhận dạng một tàu ngầm của Triều Tiên được trang bị một ống phóng tên lửa – dấu hiệu cho thấy Bình Nhưỡng đang phát triển một tàu ngầm tên lửa đạn đạo.
Theo nguồn tin trên, tàu ngầm tên lửa mới của Triều Tiên có thể là một phiên bản cải tiến từ một trong những tàu ngầm diesel lớp Romeo do Nga hoặc Trung Quốc thiết kế, hoặc một tàu tàu ngầm lớp Golf thời Liên Xô mà Bình Nhưỡng mua lại từ giữa những năm 1990.
Nếu thông tin trên là thật, điều đó có nghĩa là Triều Tiên có thể sử dụng một trong các tên lửa của nước này để tấn công bang Alaska của Mỹ từ vùng biển gần đảo Sakhalin của Nga.
Một mục tiêu tiềm tàng khác cho tàu ngầm tên lửa của Triều Tiên là các lực lượng Mỹ tại Okinawa (Nhật Bản), Philippines, đảo Guam. Tên lửa ngày có thể có tầm bắn từ 2.400-4.000 km.
Washington Free Beacon còn đưa tin rằng tình báo Mỹ biết Triều Tiên đã bí mật mua các tên lửa đạn đạo SS-N-6 phóng từ tàu ngầm từ Nga và đang cải tiến loại vũ khí này cho nhu cầu của riêng mình.
Nếu Triều Tiên thành công trong việc trang bị cho tàu ngầm tên lửa đạn đạo, về mặt lý thuyết tàu ngầm có thể phóng tên lửa trên biển gần mục tiêu hơn nhiều.
Video đang HOT
Và nếu thông tin Bình Nhưỡng có khả năng triển khai tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm được xác nhận, điều đó có thể gây ra một mối đe dọa nghiêm trọng.
Các chuyên gia hạt nhân coi máy bay ném bom chiến lược, tên lửa đạn đạo liên lục địa và tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm là “tam đa hạt nhân” cần thiết để đảm bảo sự răn đe hạt nhân của một quốc gia.
Nhiều hoài nghi
Các nhà phân tích quốc phòng đã tỏ ra ngạc nhiên đối với các thông tin tình báo về chương trình tàu ngầm tên lửa của Triều Tiên.
Giới chức Hàn Quốc thì tỏ ra nghi ngờ về thông tin của Washington Free Beacon.
Một quan chức cấp cao của hải quân Hàn Quốc cho hay công nghệ quân sự của Bình Nhưỡng chưa đạt tới tầm có khả năng triển khai các tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm.
“Với kích cỡ hiện thời của các tàu ngầm Triều Tiên, chúng chỉ có thể mang các ngư lôi”, quan chức Hàn Quốc giấu tên nói.
“Và trước tiên, điều cần làm trước khi đưa tên lửa đạn đạo lên tàu ngầm là đảm bảo rằng họ phải có đủ thông tin về các mục tiêu. Nhưng họ lại không có một vệ tinh hay bất kỳ hệ thống nào để xác định đường đi của các tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm”, quan chức trên nói thêm.
Hạm đội tàu ngầm của Triều Tiên bao gồm khoảng 70 chiếc, nhưng phần lớn là các tàu ngầm loại nhỏ và tất cả các tàu đều đã cũ.
Các nhà phân tích cho rằng nếu một tàu ngầm được cải tiến của Triều Tiên thực sự là một tàu ngầm lớp Golf của Liên Xô thì công nghệ có từ hơn nửa thế kỷ trước có thể dễ dàng bị vô hiệu hóa.
Hàn Quốc đã tìm cách đẩy mạnh các khả năng chống ngầm kể từ khi vụ đắm tàu chiến Cheonan hồi năm 2010, làm 46 thủy thủ thiệt mạng. Nguyên nhân của vụ việc được cho là do tàu chiến Hàn Quốc đã trúng ngư lối phóng từ tàu ngầm của Triều Tiên, nhưng Bình Nhưỡng bác bỏ mọi liên quan.
An Bình
Theo Dantri/Washington Free Beacon, Telegraph
Nhật muốn tăng gấp đôi ngân sách để bảo vệ quần đảo tranh chấp
Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản sẽ đề nghị khoản ngân sách 50,4 tỷ yen cho tài khóa 2015, gấp đôi so với ngân sách hiện thời, để tăng cường an ninh cho vùng lãnh hải quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang tranh chấp với Trung Quốc ở Hoa Đông.
(Ảnh minh họa)
Báo chí Nhật ngày 26/8 dẫn các nguồn tin cho hay lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật (JCG) muốn mua thêm 3 máy bay phản lực và 4 tàu tuần tra loại nhỏ nhưng hiệu năng cao và tăng cường các cơ sở tại cảng Ishigaki ở Okinawa, gần Senkaku/Điếu Ngư.
Để làm được điều đó, JCG sẽ đề nghị khoản ngân sách 50,4 tỷ yen (511 triệu USD) cho tài khóa 2015.
Trong bối cảnh các tàu chính phủ Trung Quốc liên tục xâm nhập vùng lãnh hải Nhật gần Senkaku/Điếu Ngư, JCG đang lên kế hoạch thiết lập một đội đặc biệt trong tài khóa 2015 bắt đầu từ tháng 4 tới để giám sát các vùng lãnh hải này.
JCG cũng đẩy mạnh các nỗ lực nhằm thiết lập một hệ thống tuần tra trên không 24/24 để tăng cường giám sát hàng hải khu vực quanh Senkaku/Điếu NGư.
JCG còn lên kế hoạch sử dụng máy bay phản lực không chỉ để bảo vệ lãnh hải mà còn cho các sứ mệnh cứu hộ trên biển.
Hiện JCG có 4 máy bay phản lực và 23 máy bay cánh quạt.
Quần đảo Senkaku/Điếu Ngư hiện là tâm điểm tranh chấp giữa Trung Quốc và Nhật Bản.
Cuộc tranh cãi kéo dài giữa Tokyo và Bắc Kinh về chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đã trở nên căng thẳng khi Nhật quốc hữu hóa một số đảo thuộc quần đảo gần 2 năm trước.
Kể từ đó, khu vực quanh Senkaku/Điếu Ngư đã chứng kiến các cuộc đối đầu ngày càng nguy hiểm giữa 2 nước cả ở trên biển lẫn trên không.
An Bình
Theo Dantri/Kyodo
Trung Quốc "nhăm nhe" mua hệ thống tên lửa S-400 của Nga Các nhà bình luận quân sự Trung Quốc cho hay Bắc Kinh có thể trở thành khách hàng nước ngoài đầu tiên của hệ thống phòng thủ tên lửa hiện đại S-400 của Nga, vốn có thể giúp Trung Quốc hợp nhất các hệ thống chống tên lửa và phòng không, CCTV đưa tin. Hệ thống phòng thủ tên lửa hiện đại S400...