Báo Mỹ: TQ gia cố kho chứa máy bay ở Trường Sa
Các bằng chứng không thể chối cãi cho thấy Trung Quốc đang ngày càng ngang ngược ở Biển Đông, bất chấp phán quyết vụ kiện Biển Đông của tòa án quốc tế.
Trung Quốc bồi lấp trái phép ở đá Vành Khăn, quần đảo Trường Sa năm 2015.
Hình ảnh vệ tinh mới đây cho thấy Trung Quốc đang xây dựng trái phép các kho chứa máy bay kiên cố ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Thông tin trên được tờ New York Times uy tín của Mỹ đưa ra ngày 8.8.
Trong những bức hình chụp được cuối tháng 7, không có sự xuất hiện của máy bay chiến đấu tuy nhiên New York Times khẳng định kho chứa này đủ sức chứa được các chiến đấu cơ đời mới nhất. Bức ảnh được Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu quốc tế (CSIS) có trụ sở ở Washington công bố.
Các kho chứa máy bay xây dựng trái phép ở đá Chữ Thập, đá Su Bi, đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Biển Đông hiện nay có lưu lượng thương mại mỗi năm đạt 5.000 tỉ USD.
Hình ảnh trên xuất hiện chỉ một tháng sau khi phán quyết vụ kiện Biển Đông được tòa án quốc tế The Hague công bố. Theo đó, tuyên bố của cái gọi là “quyền lịch sử” về đường lưỡi bò của Trung Quốc đã bị Tòa án Trọng tài Thường trực (PCA) bác bỏ thẳng thừng.
Video đang HOT
Trung Quốc xây dựng đường băng trên đảo nhân tạo trái phép, bên cạnh đó là những kho chứa máy bay hạng khủng.
Mỹ liên tục kêu gọi Trung Quốc không quân sự hóa ở Biển Đông và làm phức tạp thêm tình hình. Bắc Kinh luôn lớn tiếng nói rằng các cơ sở này chỉ nhằm phục vụ mục đích dân sự và tự vệ. Trung Quốc “phản pháo” nói rằng Mỹ làm căng thẳng khu vực khi điều tàu chiến vào Biển Đông.
Trung tâm CSIS khẳng định các bức ảnh cho thấy Trung Quốc đang gia cố các kho chứa máy bay: “Lớp tường bê tông dày hơn nhiều so với mục đích dân sự thông thường”, Gregory Poling, giám đốc Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á thuộc trung tâm CSIS, tuyên bố. Ông Gregory cho rằng Trung Quốc đang tìm cách “củng cố để tăng cường sức mạnh tấn công”.
Viêt Nam co đây đu cơ sơ phap ly va chưng cư lich sư đê khăng đinh chu quyên đôi vơi quân đao Hoang Sa và Trường Sa. Moi hoat đông cua cac bên tai cac khu vưc thuôc quân đao Hoang Sa, cho du dươi muc đich gi đêu la phi phap va se không thay đôi chu quyên cua Viêt Nam đôi vơi quân đao Hoang Sa và Trường Sa.
Theo Danviet
Bão số 2 có thể quét sạch đảo nhân tạo TQ xây trái phép
Những hòn đảo Trung Quốc bồi lấp trái phép ở Biển Đông sẽ phải hứng chịu liên tiếp những trận bão có sức gió trên 185km/giờ và sóng biển cao trên 6m ập vào.
Trung Quốc xây dựng trái phép trên đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa, Việt Nam.
Cơn bão Nida (ở Việt Nam gọi là cơn bão số 2) đang tiến vào Biển Đông sau khi càn quét qua Philippines khiến lượng mưa nơi đây vọt mức 300mm. Các chuyên gia cảnh báo những đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng trái phép thời gian qua có nguy cơ bị xóa sổ hoàn toàn sau trận bão này.
Ngày 12.7, tòa án Trọng tài Thường trực quốc tế (PCA) ra phán quyết phủ nhận cái gọi là "quyền lịch sử" của đường 9 đoạn mà Trung Quốc ngang ngược tuyên bố trên Biển Đông. Tuy nhiên, Bắc Kinh lớn tiếng phủ nhận kết quả của phiên tòa và tiếp tục các hoạt động bồi lấp trái phép đảo nhân tạo.
Vài tháng sau khi xây dựng phi pháp trên đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc phải sửa một góc đảo nhân tạo do sụt lún xuống biển. Sóng dữ, bão và mực nước biển dâng cao khiến những công trình trái phép ở đây không thể chống đỡ.
Năm 2014, một báo cáo được tạp chí Nature Communications đưa ra cho thấy tác dụng hữu hiệu của những rạn san hô trong việc giảm bớt phá hoại của tự nhiên lên các đảo. Tuy nhiên, khi Trung Quốc bồi lấp đảo nhân tạo trái phép, rạn san hô ở đây đã bị cày xới và phá tan tành nên lá chắn bảo vệ không còn chức năng vốn có của nó.
Nghiên cứu chỉ ra san hô giúp giảm tới 97% năng lượng từ sóng biển. Lớp đê chắn tự nhiên mất đi đồng nghĩa đảo nhân tạo trái phép của Trung Quốc sẽ phải hứng chịu những đợt sóng đại dương với sức công phá khủng khiếp.
San hô ở Biển Đông bị người Trung Quốc tàn phá để săn trai tượng.
Chưa hết, nếu mực nước biển dâng cao, rạn san hô bị phá hủy mỗi ngày sẽ không đủ vững chãi để đỡ những gì xây dựng trên đó. Khi phần đỉnh san hô bị yếu dần do những công trình bê tông kiên cố xây ở trên, lớp san hô này sẽ không thể phát triển và tiếp tục mọc bình thường. Thông tin trên được nhà sinh vật biển John McManus, giáo sư đại học Miami đưa ra.
Bão và siêu bão thường xuyên tấn công Biển Đông, đặc biệt trong những tháng mùa hè. Cấu trúc xây dựng lỏng lẻo trên đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa, Việt Nam rất dễ "dính đòn" trong thời tiết khắc nghiệt trên biển. Với siêu bão mang gió giật 185km/giờ, sóng biển cao 6m, những đảo nhân tạo Trung Quốc xây dựng trái phép sẽ dễ dàng biến mất.
Nhiều công trình xây dựng phi pháp của Trung Quốc đang hứng chịu những đợt bão biển đầu tiên. Cơn bão số 2 sẽ mạnh lên khi đi vào Biển Đông và có thể gây mưa cấp độ 2 ở đại lục Trung Quốc.
Phán quyết của tòa trọng tài đưa ra hôm 12.7 bày tỏ quan ngại trước môi trường biển bị tàn phá, nhấn mạnh những rạn san hô ở các đảo nhân tạo phi pháp "bị phá hủy và gây tổn hại lâu dài".
Các đảo và đá bị Trung Quốc xây dựng trái phép gồm đá Châu Viên, đá Chữ Thập, đá Ga Ven, đảo Gạc Ma, đá Vành Khăn, đá Xu Bi và đá Tư Nghĩa, đều thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam
Theo Danviet
Nga bất ngờ hứng đòn choáng váng ở chiến trường Syria? Báo chí phương Tây đang rộ lên tin đồn về việc một căn cứ không quân của Nga ở Syria đã bị tổn thất nặng nề sau khi bị lực lượng Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) tấn công. Toàn bộ một đơn vị trực thăng tấn công của Nga được cho là đã bị xóa sổ. Ảnh minh họa Công ty...