Báo Mỹ: NATO sắp đưa ra tuyên bố chung về tư cách thành viên của Ukraine
Trích dẫn các nguồn tin giấu tên, kênh CNN tiết lộ Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương ( NATO) có thể nêu rõ con đường gia nhập liên minh của Ukraine là “không thể đảo ngược” trong bản dự thảo tuyên bố chung được công bố vào cuối tuần này.
Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg (trái) và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky trong cuộc họp báo tại Kiev ngày 20/4/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo nguồn tin, bản dự thảo tuyên bố chung này có thể gửi một tín hiệu mạnh mẽ tới Kiev trong bối cảnh cuộc xung đột với Nga đang leo thang.
Các nhà lãnh đạo NATO sẽ tham gia Hội nghị thượng đỉnh tại Washington (Mỹ) từ ngày 9 đến ngày 11/7 để thảo luận về một loạt vấn đề. Đầu tiên là tăng cường khả năng phòng thủ và răn đe của các nước đồng mình, vốn được coi là nhiệm vụ cốt lõi của NATO. Thứ hai là hỗ trợ Ukraine – chương trình nghị sự “khẩn cấp nhất”. Thứ ba là tiếp tục tăng cường quan hệ đối tác toàn cầu của NATO, đặc biệt là ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.
Giới chức Nhà Trắng kỳ vọng sẽ đạt được các mục tiêu quan trọng tại hội nghị tuần này, bao gồm các thông báo về hỗ trợ an ninh bổ sung cho Ukraine. Tuy nhiên, lời mời Ukraine gia nhập liên minh đã bị loại trừ.
Trong chuyến thăm Kiev hồi tháng 4, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đã nói rằng Ukraine có vị trí chính đáng trong NATO và liên minh đang nỗ lực đưa Ukraine vào “con đường không thể đảo ngược” hướng tới tư cách thành viên NATO khi thời điểm thích hợp đến.
Nga đã nhiều lần tuyên bố phản đối tư cách thành viên NATO của Ukraine vì lo ngại về an ninh quốc gia. Tổng thống Nga Vladimir Putin cho rằng ý định gia nhập NATO của Ukraine là một trong những lý do dẫn đến cuộc xung đột và sự trung lập của Kiev là điều kiện tiên quyết cho hòa bình bền vững với nước láng giềng.
Video đang HOT
Quốc gia Baltic ủng hộ Ukraine gia nhập NATO, tăng cường kiểm tra hàng hoá sang Nga
Cùng với việc Tổng thống Estonia Alar Karis tuyên bố "tiến trình trở thành thành viên NATO là không thể đảo ngược", chính phủ nước này quyết định tăng cường hiệu quả kiểm tra đối với hàng hóa qua biên giới sang Liên bang Nga.
Tổng thống Estonia Alar Karis (bên trái) và người đồng cấp Litva Gitanas Nausėda tại Vilnius ngày 7/7/2024. Ảnh: Alar Karis/X
Đài phát thanh công cộng Estonia (ERR) ngày 8/7 cho biết vào hôm 7/7, Tổng thống nước này, ông Alar Karis đã gặp người đồng cấp Litva Gitanas Nausėda tại Vilnius để thảo luận về các vấn đề như hợp tác giữa hai nước, an ninh khu vực và sự chuẩn bị cho Hội nghị Thượng đỉnh Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) sắp diễn ra ở Washington (Mỹ).
Tại cuộc gặp, Tổng thống Karis nhấn mạnh rằng chủ đề quan trọng nhất của Hội nghị Thượng đỉnh NATO là hỗ trợ toàn diện, lâu dài và hiệu quả cho Ukraine cả trong và sau chiến tranh, cũng như tăng cường khả năng phòng thủ và sẵn sàng đối mặt với mối đe dọa đối với NATO từ Liên bang Nga.
Ông Karis nói: "Liên minh phải gửi một thông điệp mạnh mẽ rằng NATO sẽ hỗ trợ Ukraine tới chừng nào có thể. Tư cách thành viên NATO của Ukraine là không thể thương lượng và quá trình trở thành thành viên là không thể đảo ngược".
Theo Tổng thống Estonia, "nếu toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của Ukraine không được tôn trọng, điều đó sẽ dẫn đến các cuộc chiến tranh mới và lớn hơn trong tương lai".
Vì vậy, ông Karis nhấn mạnh: "Chiến lược hiệu quả duy nhất hiện nay là hỗ trợ Ukraine nhiều nhất có thể. NATO đã vượt qua thành công những do dự trước đây liên quan đến viện trợ quân sự cho Ukraine. Không nên đặt ra giới hạn nào cho việc hỗ trợ thêm".
Về phía Liên bang Nga, theo đài RT, Moskva đã nhiều lần đánh giá việc mở rộng NATO tiến đến gần biên giới Nga là mối đe dọa hiện hữu.
Tổng thống Nga Vladimir Putin cho rằng mục tiêu gia nhập NATO của Ukraine là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến cuộc xung đột đang diễn ra.
Moskva cũng đánh giá việc phương Tây cung cấp vũ khí để hỗ trợ nỗ lực chiến tranh của Kiev khiến những quốc gia này trở thành một bên tham gia cuộc xung đột.
Điện Kremlin nhấn mạnh, việc NATO tham gia sâu hơn vào cuộc xung đột có nguy cơ dẫn đến đối đầu trực tiếp giữa Moskva và khối quân sự do Mỹ đứng đầu, đồng thời có rủi ro mở rộng thành xung đột hạt nhân.
Trong một diễn biến khác cùng ngày, Chính phủ Estonia đã quyết định tăng cường kiểm soát hàng hóa ở biên giới với Liên bang Nga.
Thủ tướng Estonia Kaja Kallas hôm 7/7 tuyên bố nước này có kế hoạch thực hiện kiểm tra hải quan toàn diện ở biên giới với Liên bang Nga để ngăn chặn việc trốn tránh các lệnh trừng phạt.
Tờ Euro Maidan dẫn thông tin từ cơ quan báo chí của Chính phủ Estonia cho biết chính phủ Estonia đã quyết định tăng cường hiệu quả kiểm soát đối với dòng hàng hóa bị trừng phạt tại biên giới với Liên bang Nga.
Thủ tướng Kaja Kallas nói: "Chúng ta phải đảm bảo rằng hàng hóa qua biên giới của chúng ta không phải chịu lệnh trừng phạt của Liên minh châu Âu (EU)".
Thủ tướng Kallas nhấn mạnh rằng bất chấp những hạn chế hiện có, các nỗ lực lách luật trừng phạt ở biên giới vẫn tồn tại và gói trừng phạt mới của EU đã làm tăng thêm những rủi ro này.
Bà Kallas nói: "Việc thay thế các biện pháp kiểm tra có chọn lọc dựa trên rủi ro hiện tại bằng kiểm tra toàn diện hàng hóa và phương tiện sẽ giúp chính quyền tin tưởng hơn rằng hàng hóa có thể hỗ trợ bộ máy quân sự của Liên bang Nga sẽ không vượt qua biên giới Estonia".
Theo Euro Maidan, hằng ngày, các nhân viên hải quan Estonia ở Narva đều phát hiện có trường hợp du khách cố gắng buôn lậu hàng cấm cũng như tiền euro sang Liên bang Nga và tình trạng này đã dẫn đến tình trạng xếp hàng đáng kể tại các cửa khẩu biên giới với thời gian chờ đợi đôi khi lên tới năm ngày.
Bà Kallas nói thêm rằng Estonia sẽ tiếp tục thảo luận với Phần Lan, Latvia, Litva và Ba Lan về các yêu cầu và thủ tục thống nhất tại biên giới.
Thủ tướng Estonia Kaja Kallas sẽ thay thế ông Josep Borrell, trở thành người phụ trách chính sách đối ngoại tiếp theo của EU.
Việc bổ nhiệm này là một phần trong quá trình cải tổ rộng rãi hơn các vị trí hàng đầu của EU.
NATO sắp đưa ra 'các bước cụ thể' để Ukraine sớm gia nhập liên minh Hội nghị Thượng đỉnh Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ở Washington (Mỹ) vào tuần tới sẽ đưa ra "các bước cụ thể" để Ukraine đẩy nhanh tiến trình gia nhập liên minh quân sự này. Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg (trái) và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky trong cuộc họp báo tại Kiev ngày 20/4/2023. Ảnh: AFP/TTXVN Trong...