Báo Mỹ đăng quảng cáo “Chủ quyền Điếu Ngư” của TQ
Ngày 28/9, tranh chấp giữa Trung Quốc và Nhật Bản về chủ quyền quần đảo Điếu Ngư/Senkaku trên Biển Hoa Đông đã xuất hiện trên nhiều tờ báo Mỹ, trong chiến dịch do tờ “China Daily” (nhật báo tiếng Anh có trụ sở Bắc Kinh) mua để đăng quảng cáo “chủ quyền” của Trung Quốc.
Theo đó, “China Daily” đã mua 2 trang giữa của “New York Times” – vị trí quảng cáo đắt nhất trong lĩnh vực báo in trên thế giới, theo biểu giá là 250.000 USD – để đưa về vụ tranh chấp này, qua đó làm nổi bật căng thẳng song phương Trung – Nhật và khơi lại vết thương cũ từ thời Chiến tranh Thế giới Thứ II.
Dòng chữ trên trang quảng cáo do “China Daily” mua có đoạn: “Quần đảo Điếu Ngư là lãnh thổ cố hữu của Trung Quốc từ ngàn xưa và Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi đối với quần đảo này.”
Trang quảng cáo còn nhấn mạnh lập trường của Bắc Kinh là Nhật Bản “đã cướp” quần đảo này và các đảo trên là tài sản hợp pháp của Trung Quốc.
Ngoài ra, tờ “Washington Post” số ra cùng ngày cũng đăng tải một trang quảng cáo khổ lớn có tiêu đề “Trung Quốc phản đối các thỏa thuận bí mật với Mỹ về quần đảo này.”
Hai trang giữa quảng cáo của tờ New York Times (Nguồn: Sina)
Trước đó, tại phiên họp của Đại hội đồng Liên hợp quốc ở New York, các quan chức Trung Quốc cũng đưa ra những tuyên bố tương tự.
Video đang HOT
Theo VNN
Cảnh sát do thám người Hồi giáo - Báo Mỹ cãi nhau
Tờ nhật báo New York Post (NYP), Daily News đã lên tiếng biện hộ cho việc theo dõi những người Hồi giáo của Sở cảnh sát New York (NYPD), trong khi đó, tờ New York Times thì vẫn im tiếng.
Hình chụp từ clip phóng sự của hãng AP về chương trình giám sát bí mật mà tờ NYPD áp dụng đối với những người Hồi giáo ở New York và một số nơi khác
Hôm thứ 3 vừa qua, Bop McManus biên tập viên của tờ New York Post đã chỉ trích hãng tin AP cho rằng hãng tin này quan tâm nhiều tới giải báo chí Pulitzer hơn là mối đe dọa khủng bố.
"Họ sẽ giành giải của họ hoặc không. Nhưng trong chừng mực nào đó các hoạt động của họ sẽ làm xói mòn quyết tâm lớn của thành phố nhằm tự vệ trước kẻ thù, một ngày nào đó họ sẽ có khá nhiều câu hỏi cần phải trả lời".
Công kích của McManus là những chỉ trích mới nhất trong loạt tố cáo dồn dập của phía báo chí nhằm vào hãng tin AP nhằm đáp trả cuộc điều tra mà hãng này đang tiến hành đối với hoạt động do thám của NYPD với những người Hồi giáo ở Thành phố New York, các bang lân cận và các trường đại học trên khắp miền đông bắc.
Việc hãng AP có giành được giải Pulitzer vào tháng Tư này hay không thì vẫn còn phải chờ xét, nhưng hãng tin này đã giành được giải Polk Award vào tuần trước. Kể từ tháng 8 vừa qua, 4 phóng viên của AP là Matt Apuzzo, Adam Goldman, Chris Hawley và Eileen Sullivan đã kiên trì thông tin trên hàng chục bài báo về chương trình bí mật của NYPD nhằm phân loại những nơi mà người Hồi giáo ăn, mua sắm, và cầu nguyện.
Các phóng viên này dựa trên các tài liệu ban đầu đã phản bác lại phủ nhận ban đầu của NYPD về sự tồn tại của chương trình, và tuyên bố rằng các nhân viên đó chỉ hành động theo chỉ dẫn và không công bố rộng thông tin về cộng đồng dựa trên tôn giáo. Nhưng gần đây nhất, AP đã tập trung vào việc theo dõi những người Hồi giáo ở Newark và một số trường học trên khắp vùng đông bắc, hôm thứ Hai vừa qua, hãng này đã tiết lộ rằng Nhà Trắng đã hỗ trợ vào việc do thám này thông qua một chương trình bảo trợ liên bang.
Những tiết lộ mới đây nhất của AP đã dấy lên các phản ứng khác nhau với một phe về phía Hudson, các lãnh đạo chính trị và các báo địa phương đứng ở phe còn lại tại bang New Jersey và New York. Thống đốc bang New Jersey Chris Christie, Thượng Nghị sĩ Robert Menendez và Thị trưởng bang Newark Cory Booker đã bày tỏ lo ngại về chương trình do thám này, còn các nhóm biên tập thì lên tiếng chỉ trích.
Trong khi đó tại New York, Thượng Nghị sĩ Chuck Schumer, Thị trưởng Michael Bloomberg, và người phát ngôn Hội đồng Thành phố Christine Quinn lại kiên định ủng hộ cho NYPD. (Việc làm này cũng giống việc những nhân vật vai vế trên đã nhanh chóng bảo vệ việc NYPD đàn áp các nhà báo vào năm ngoái).
Tờ The Post và tờ Daily News công kích hãng AP ngay từ hồi loạt bài này mới đăng vào tháng 8 năm ngoái, cùng lúc công kích vào hãng tin và những người đã nâng tầm quan trọng về việc quyền công dân đang bị chà đạp thông qua chương trình giám sát bí mật này.
Hôm 19/2 vừa qua, cây bút bình luận của tờ Post là Michael Walsh đã mô tả cách làm của AP là "cuộc vận động của nhà báo chống lại NYPD". Thứ Tư tuần qua, ban biên tập của McManus đã coi AP là "[đang] chứng kiến vi phạm nhân quyền bị che dấu trong mọi góc khuất của thành phố", tán tụng sự ủng hộ của Schmer đối với chương trình theo dõi những người Hồi giáo của NYPD ba ngày trước đó.
Ngày thứ 7, tờ Post lại cho in một hình vẽ châm biếm với những người Hồi giáo ôm bom, gọi cho tờ AP để phàn nàn về NYPD.
Hôm Chủ Nhật sau đó, ban biên tập của tờ Daily News viết rằng Christie và Booker "nên cảm ơn NYPD" và viện dẫn các vụ tấn công hôm 11/9 là lý do cho hai chính trị gia bang New Jersey đã sai khi đặt nghi vấn về các thủ thuật của cơ quan cảnh sát nhằm chống lại khủng bố và viết rằng AP đã "nói khống" về việc này.
Tờ Daily News đã theo đuổi tiếp sự việc vào hôm thứ Hai với một dòng tiêu đề ngay trên trang bìa bày tỏ quan điểm của một trong những cây bút nổi tiếng nhất là Mike Lupica: "Thua rồi! Kelly không nên xin lỗi vì đã bảo vệ thành phố". Mô tả ủy viên này như là "người tuyệt vời nhất mà thành phố từng có", Lupica chế nhạo ý tưởng cho rằng "Kelly phải xin lỗi các chính trị gia bang New Jersey bởi vì họ không thích NYPD vượt tới Jersey và hiếm khi can dự vào việc theo dõi người Hồi giáo".
"Các phóng viên của hãng tin AP luôn viết về những gì mà chính phủ và các quan chức làm" - người phát ngôn của AP là Paul Colford nói trên tờ Huffington Post. "Thông tin mới, dựa trên trường hợp mà AP đưa tin và dẫn tài liệu là một việc làm tốt và thường gây ra tranh cãi gay gắt giống như những gì đang diễn ra tại New York, New Jersey và Washington hiện nay".
Colford nói tiếp: "Chúng tôi đang tìm tòi thông tin và chia sẻ với các độc giả, và họ có thể tự nhận biết về giá trị của chúng".
Trong khi hai tờ báo lá cải của New York biện hộ rằng việc giám sát này là cần thiết để bảo vệ thành phố, thì hai tờ báo khác ở New Jersey lại bày tỏ lo ngại về những gì mà AP phát hiện ra được. Hai tờ Star-Ledger, Garden State viết rằng "việc điều tra của NYPD đối với những gnười Hồi giáo là hoàn toàn sai lầm", và cho rằng "từ khía cạnh các quyền tự do của công dân thì chương trình giám sát này thật sự là tệ hại".
"Các công dân ở Neward đều trong tầm ngắm, bị nghe lén, chụp ảnh trộm và bị cảnh sát theo dõi lộ trình -- mà không hề bị cáo buộc là sai trái -- chỉ vì tiểu sử tôn giáo hoặc nhà thờ" - các biên tập viên ở bang New Jersey viết.
Theo VietNamNet
Báo Mỹ ngưỡng mộ mRobo của Việt Nam Không chỉ gây tiếng vang tại CES bên cạnh sự xuất hiện của Justin Bieber, mRobo còn được báo Mỹ đánh giá cao về mặt chất lượng. Với khả năng biến hình như trong "Transformer", tờ Huffingtonpost (Mỹ) đã đánh giá mRobo- robot nhảy của Việt Nam là một trong 9 thiết bị nghe nhạc hay nhất tại CES- 2012. Cuộc Triển lãm...