Báo Mỹ: Có tên lửa S-400 của Nga, Trung Quốc có thể bắn tới Seoul, New Delhi
Thương vụ mua tên lửa S-400 từ Nga mới đây của Trung Quốc sẽ cho phép Bắc Kinh phong tỏa toàn bộ vùng trời Đài Loan, đồng thời có thể bắn tới tận New Delhi, Calcutta, Seoul… tuần trang quốc phòng Defense News (Mỹ) nhận định hôm 18.4.
Một người đàn ông đang chụp ảnh hệ thống phóng tên lửa S-400 được trưng bày tại quảng trường Suvorovskaya ở Moscow – Ảnh: AFP
Ngoài ra, với loại tên lửa có tầm bắn lên đến 400 km, Trung Quốc có thể tăng cường sức mạnh phòng không tại Hoàng Hải và vùng nhận dạng phòng không tại biển Hoa Đông, cũng như có thể bắn đến bất kỳ mục tiêu trên không nào tại CHDCND Triều Tiên, Defense News bình luận.
S-400 còn giúp Trung Quốc mở rộng, chứ không phải phong tỏa, vùng phòng không của mình vươn ra gần hơn đến quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, nơi nước này đang có tranh chấp với Nhật Bản tại biển Hoa Đông, Defense News dẫn lời Vasiliy Kashin, chuyên gia nghiên cứu về Trung Quốc tại Trung tâm Phân tích Chiến lược và Công nghệ (Nga).
Ông Alexander Huang, chuyên gia nghiên cứu quân sự thuộc Đại học Đạm Giang (Đài Loan), cho rằng S-300, loại tên lửa có tầm bắn 300 km mà Trung Quốc đang sở hữu, chỉ có thể bắn đến bờ biển phía tây bắc của Đài Loan và không thể bay tới thủ đô của Ấn Độ và Hàn Quốc. Nhưng S-400 sẽ gây khó cho khả năng phòng không của Đài Loan, theo ông Huang.
“Dĩ nhiên loại tên lửa mới cũng sẽ bổ sung thêm cho Trung Quốc khả năng đánh chặn các mối đe dọa trên không, khiến quân đội các nước trong vùng phải càng thêm dè chừng khi hoạt động gần Trung Quốc”, chuyên gia Đài Loan nhận định.
Tổng Giám đốc Anatoly Isaikin của tập đoàn quốc phòng Rosoboronexport (Nga) đã công bố thương vụ bán S-400 cho Trung Quốc vào hôm 13.4, theo Defense News.
Phát biểu với giới truyền thông, ông Isaikin cho biết S-400 được thị trường quốc tế quan tâm và Trung Quốc sẽ là khách hàng đầu tiên.
CEO của Rosoboronexport không cung cấp thông tin chi tiết về thương vụ này, nhưng ông cho hay hợp đồng đã được ký vào cuối năm 2014.
Video đang HOT
Xe phóng tên lửa thuộc hệ thống tên lửa phòng không S-400 của Nga – Ảnh: RIA Novosti
Ông Luo Shou-he, phát ngôn viên của Cơ quan phòng vệ Đài Loan, cho biết Đài Loan không ngạc nhiên với thông tin Trung Quốc mua S-400 và vùng lãnh thổ này vẫn đang theo sát diễn biến của thương vụ.
“Để đối phó với mối đe dọa tiềm tàng từ loại tên lửa mới này, lực lượng vũ trang Đài Loan đã hoàn tất phân tích về S-400 và đã điều chỉnh chiến lược, cũng như chiến thuật để đối phó với S-400″, ông Luo cho hay.
Người phát ngôn của Cơ quan phòng vệ Đài Loan còn nói thêm rằng hoạt động huấn luyện bay của lực lượng vũ trang của vùng lãnh thổ này vẫn sẽ được tiếp tục như đã kế hoạch đề ra và sẽ không bị ảnh hưởng bởi loại tên lửa Trung Quốc mới sắm.
Hoàng Uy
Theo Thanhnien
Cách Mỹ diệt gọn hệ thống S-300/400 của Nga
Sau khi Nga nối lại thương vụ S-300 với Iran, Tướng Martin Dempsey (Mỹ) cho biết hệ thống phòng không S-300 không ảnh hưởng đến khả năng tấn công Iran của Mỹ.
Tuyên bố được Tướng Martin Dempsey, Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ đưa ra hôm 16/4 tại một cuộc họp báo, theo đó Washington đã đoán trước khả năng Nga cung cấp tên lửa S-300 cho Iran từ nhiều năm qua và tất cả đều gói gọn trong kế hoạch của Mỹ.
Tướng Dempsey khẳng định giải pháp quân sự của Mỹ tại Iran sẽ không bị suy yếu dù Nga có cung cấp S-300 cho nước cộng hòa Hồi giáo này hay không. Theo đó, Washington tiếp tục theo đuổi giải pháp quân sự nếu các chính sách ngoại giao với Tehran thất bại.
Theo Reuters, cơ sở để tướng Dempsey tự tin như vậy là dựa vào bộ ba tên lửa HARM, JSOW và tên lửa MALD. Vậy các tên lửa này có thể hạ hệ thống phòng không S-300 bằng cách nào?
Theo những thông tin được Không quân Mỹ công khai, AGM-88 HARM là loại tên lửa được thiết kế để chống radar. Để tăng độ chính xác khi diệt mục tiêu, AGM-88 được tích hợp hệ thống kiểm soát mục tiêu HCSM của Không quân Mỹ, nhằm nâng cao khả năng chính xác và giảm thiệt hại phụ trong quá trình sử dụng.
HCSM được trang bị hệ thống định vị vệ tinh GPS cùng thiết bị đo quán tính IMU giúp nó có khả năng tấn công chính xác mục tiêu, dù bị tác động bởi mọi hình thức gây nhiễu nào đi nữa.
Tên lửa chống radar cao tốc AGM-88 là một trong những vũ khí quan trọng của Không quân Mỹ trên chiến trường, nó giúp tiêu diệt hệ thống radar cảnh giới của đối phương, bảo vệ an toàn cho các đợt không kích của Quân đội Mỹ trước hệ thống phòng không của kẻ địch.
Tên lửa AGM-88 HARM
AGM-88 sử dụng hệ dẫn quán tính ở pha giữa và đầu tự dẫn radar chủ động pha cuối. Nguyên lý chung của loại vũ khí này là, bám theo cánh sóng radar để đánh vào đài anten máy phát.
Đạn AGM-88 nặng khoảng 355kg, dài 4,1m, lắp đầu nổ phá mảnh nặng 66kg, trang bị động cơ rocket cho tầm bắn 150km, tốc độ bay 2.280km/h. Với tốc độ cực cao, kích thước nhỏ, AGM-88 là "bài toán khó" đối với hệ thống đánh chặn đối phương.
Trong chiến đấu, AGM-88 sẽ phá hủy trạm radar trên bộ (hoặc tàu chiến), qua đó khống chế hệ thống phòng không đối phương. Tiếp đó, đơn vị bạn sẽ vượt qua được lưới phòng không tầm xa, áp sát tiêu diệt mục tiêu bằng vũ khí thông thường hoặc vũ khí chính xác cao, tiêu diệt các hệ thống radar giám sát của kẻ thù.
Để khống chế và tiêu diệt các hệ thống phòng không S-300/400 do Nga sản xuất, ngoài AGM-88, Mỹ còn sử dụng tên lửa MALD. Tên lửa có chiều dài 2,7 m, nặng khoảng 136 kg với nhiệm vụ tái tạo những tín hiệu giả của máy bay Mỹ và đồng minh.
MALD có thể phát tín hiệu phát xạ gây nhiễu làm lẫn lộn các mục tiêu trên không đối với các đài radar phòng không của đối phương và tái tạo chính xác các tín hiệu gây nhiễu từ một máy bay tàng hình. Bằng cách đó, nó làm cho các hệ thống phòng không đối phương không phân biệt được các mục tiêu thật/giả.
MALD được triển khai từ một máy bay. Trong suốt hành trình bay trên không phận của kẻ thù, nó di chuyển theo một đường bay được lập trình từ trước (có thể tái lập trình) và tạo ra khoảng 100 mục tiêu giả khác nhau trong phạm vi tác chiến.
Khi đó, các hệ thống phòng không đối phương không thể phân biệt được một số lượng quá lớn mục tiêu, bị quá tải và bị gây nhiễu chủ động. Ngoài ra, MALD cũng tái tạo lại tín hiệu giả của các pháo đài bay như B-52H hay máy bay tàng hình như B-2 Spirit.
Theo đánh giá của một số chuyên gia quân sự Mỹ, MALD có thể thách thức hệ thống tên lửa phòng không hiện đại nhất hiện nay của Nga như S-300 và S-400.
Tên lửa AGM-154 JSOW khai hỏa
Ngoài những loại vũ khí, trong nhiệm vụ tiêu diệt hệ thống phòng không của đối phương, Không quân Mỹ còn sở hữu tên lửa AGM-154 JSOW. Tên lửa AGM-154 JSOW được thiết kế không có động cơ tên lửa, loại đạn này chủ yếu sử dụng các cánh ổn định và cánh ngang (được bung ra sau khi đạn rời bệ phóng) để bay lượn theo quán tính có được sau khi rời bệ phóng từ máy bay trước khi tiếp cận mục tiêu.
AGM-154 JSOW có thể đạt cự ly lượn 28km ở chế độ bay thấp và lên đến 74km ở chế độ bay cao, biến thể nâng cấp gần đây đạt tầm bắn lên đến 110km ở chế độ bay cao.
AGM-154 JSOW cho phép tiêm kích F-35, cũng như tiêm kích khác được trang bị có thể tung ra những đòn tấn công tiêu diệt các căn cứ của đối phương bên ngoài tầm bắn của hầu hết các hệ thống phòng không hiện nay.
Theo nhà sản xuất Raytheon, AGM-154 JSOW có khả năng tấn công nhiều loại mục tiêu khác nhau với sai số trượt mục tiêu CEP chỉ có 3 m, có thể mang nhiều loại đầu đạn và tấn công cả các mục tiêu kiên cố bên trong các hầm ngầm. Hiện tại, AGM-154 JSOW là vũ khí tiêu chuẩn cho các loại máy bay như F-16 block 52, F-15E, F/A-18, B-1B, B-52 và B-2 Spirit.
Clip tên lửa Mỹ diệt gọn hệ thống S-300/400
Theo Đất Việt
Mỹ đã "tụt hậu" so với Nga ở Bắc Cực Đô đốc Paul F.Zukunft, tư lệnh Tuần duyên Thái Bình Dương của Mỹ cho biết, trong khi Nga đang tiếp tục mở rộng chủ quyền của mình ở Bắc Cực, Hoa Kỳ vẫn là "kẻ ngoài cuộc" trong khu vực này. Phát biểu trong cuộc họp tại khách sạn National Harbor, Maryland, ông Zukunft nói: "Chúng tôi là quốc gia lớn nhất trên...