Bảo Minh hoàn thành sớm kế hoạch năm 2020
Hết tháng 11/2020 Bảo Minh đã xuất sắc hoàn thành kế hoạch kinh doanh năm 2020 với doanh thu đạt 4.613 tỷ đồng, đạt 100,44% kế hoạch, trong đó phí bảo hiểm gốc đạt 3.920 tỷ đồng, doanh thu nhận tái 459 tỷ đồng, doanh thu hoạt động tài chính đạt 234 tỷ đồng, so với kế hoạch doanh thu được Hội đồng quản trị thông qua theo Nghị quyết số 1722/2020 – BM/HĐQT.
Năm 2020 là một năm đầy khó khăn, khi đại dịch Covid-19 bùng phát làm ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế toàn cầu. Toàn bộ nền thương mại sụt giảm nghiêm trọng, Việt Nam cũng không đứng ngoài sự suy thoái đó.
Trong bối cảnh khó khăn chung đó, Ban lãnh đạo Bảo Minh đã có những quyết sách đúng đắn, linh hoạt và đồng bộ để vượt qua thách thức. Để đẩy mạnh việc quảng bá thương hiệu và phân phối các sản phẩm của mình vào thị trường, Bảo Minh đã có một loạt các hoạt động liên kết với các đối tác trong các lĩnh vực tài chính (Easy Credit), ngân hàng ( Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam), hoặc cung cấp các chương trình bảo hiểm cho các doanh nghiệp lớn (MobiFone).
Trong đó, nghiệp vụ bảo hiểm Tài sản và Kỹ thuật đạt kết quả doanh thu khá, nghiệp vụ bảo hiểm Xe cơ giới và bảo hiểm Con người tuy chưa đạt chỉ tiêu kế hoạch năm 2020 nhưng cũng có mức tăng trưởng gần 106% so với cùng kỳ. Doanh thu từ kênh bancassurance: Home Credit và Easy Credit, HD Saigon đều tăng trưởng.
Video đang HOT
Nghiệp vụ bảo hiểm Hàng hải năm 2020 gặp nhiều khó khăn do tình hình khách quan nên chỉ đạt mức 87,3% so với cùng kỳ năm trước, tuy nhiên hoàn thành 101,2% kế hoạch được giao.
Doanh thu nhân Tái bảo hiểm cũng chưa hoàn thành chỉ tiêu và sụt giảm so với cùng kỳ do cơ cấu tỷ trọng doanh thu nhận tái từ nước ngoài hàng năm chiếm 60%, nhưng vì đại dịch Covid-19 nên doanh thu qua thị phần này cũng ảnh hưởng tương đối nhiều.
Trong hệ thống có tới 30/63 đơn vị, Phòng Ban hoàn thành vượt mức kế hoạch doanh thu được giao, gồm các đơn vị: Bảo Minh Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Yên Bái, Hải Dương, Đông Đô, Hà Nam, Hà Tĩnh, Daknong, Quảng Nam, Quảng Bình, Quảng Trị, Khánh Hòa, Bình Thuận, Lâm Đồng, Bà Rịa -Vũng Tàu, Bình Phước, Sông Bé, Tây Ninh, Ninh Thuận, Vĩnh Long, Cần Thơ, Long An, Tiền Giang, Trà Vinh, Bến Tre, Kiên Giang, Sóc Trăng và Ban Dự án, Ban Phát triển kinh doanh.
Bên cạnh đó, do quản lý rủi ro tốt, nên bồi thường trong 11 tháng của năm 2020 giảm nhiều so với năm trước. Tỷ lệ bồi thường/doanh thu giảm xuống còn 29,6% (cùng kỳ năm trước 39,82%).
Đánh giá về kết quả kinh doanh của Bảo Minh, ông Vũ Anh Tuấn, Tổng giám đốc Bảo Minh chia sẻ, trong giai đoạn hết sức khó khăn này, đây là một kết quả rất đáng khích lệ, khẳng định bản lĩnh, năng lực và uy tín của Bảo Minh – một doanh nghiệp bảo hiểm lớn mạnh, hàng đầu trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam.
Kết quả này cũng góp phần động viên tinh thần toàn thể cán bộ nhân viên và các đại lý Bảo Minh vững tin và tiếp tục phát huy tinh thần sáng tạo, vượt khó để đạt được những kết quả xuất sắc hơn trong những năm tiếp theo – được dự báo là sẽ còn nhiều khó khăn do tác động của dịch bệnh.
Petro Vietnam ước đạt 508,9 nghìn tỷ đồng doanh thu 11 tháng
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam) vừa cho biết, 11 tháng năm 2020, sản lượng khai thác dầu thô, sản xuất đạm, xăng dầu cơ bản hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra.
Doanh thu lũy kế của Petro Vietnamn 11 tháng ước đạt 508,9 nghìn tỷ đồng, nộp ngân sách ước đạt 66 nghìn tỷ đồng. Tập đoàn đã thực hiện tiết giảm chi phí lên tới 8.745 tỷ đồng.
Đặc biệt, Petro Vietnam cho biết trong tháng 11/2020, tập đoàn có 17 đơn vị thành viên đạt kết quả sản xuất kinh doanh có lãi và tính đến hết tháng 11/2020, đã có 10 đơn vị trong tập đoàn không chỉ về đích sớm mà còn vượt chỉ tiêu lợi nhuận từ 105% đến 935% kế hoạch cả năm.
Dù Petro Vietnam không tiết lộ mức lỗ lãi hợp nhất của tập đoàn song với những chỉ số tài chính trên, có thể thấy mức độ thiệt hại của Petro Vietnam được cho là thấp so với cuộc "khủng hoảng kép" là đại dịch Covid-19 và đà giảm sâu của giá dầu. Bình quân, 11 tháng năm 2020, giá dầu chỉ đạt 43,8 USD/thùng, thấp hơn nhiều so với mức 60 USD/thùng mà Petro Vietnam đặt kế hoạch.
Năm 2020 là năm tồi tệ của nhiều đại gia dầu mỏ thế giới. Tính đến hết quý 3/2020, các tập đoàn dầu mỏ lớn như: Shell, BP, Chevron... đều ghi nhận các khoản thua lỗ tới hàng chục tỷ USD. Trong đó, BP (Anh) đã báo cáo khoản lỗ khủng tới 16,8 tỷ USD trong quý 2 và tiếp tục ghi nhận lỗ ròng 450 triệu USD trong quý 3; Chevron, "đại gia" dầu mỏ của Mỹ báo cáo khoản lỗ 8,3 tỷ USD trong quý 2 và khoản lỗ 207 triệu USD trong quý 3; Shell (Hà Lan) ghi nhận khoản lỗ 18,15 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm 2020.
Cùng chung cảnh ngộ, hàng loạt các công ty dầu khí lớn thế giới đã ghi nhận kết quả kinh doanh âm như: ConocoPhillips lỗ 1,5 tỷ USD, Total lỗ 8,3 tỷ USD và ENI lỗ 7,35 tỷ EUR...
Trong 3 khu vực kinh tế lớn là Mỹ, Eurozone và Trung Quốc, duy nhất chỉ Trung Quốc có tăng trưởng, còn lại Mỹ, Châu Âu đều có dấu hiệu rất tiêu cực.
Năm 2021 được dự báo vẫn là một năm khó khăn đối với thị trường dầu khí thế giới, bất chấp hy vọng về vaccine phòng chống Covid-19 dự báo sớm được đưa vào sử dụng.
Theo Tổng cục Hải quan, các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu trong 11 tháng năm 2020 vẫn là dầu thô. Cụ thể, tháng 11, xuất khẩu dầu thô đạt 311.000 tấn, tăng 15,2% và trị giá là 95 triệu USD tăng 12,9% so với tháng trước.
11 tháng đầu năm 2020, lượng dầu thô xuất khẩu ước tính đạt 4,48 triệu tấn và trị giá là 1,49 tỷ USD. So với cùng kỳ năm 2019, lượng dầu thô xuất khẩu ước tính trong 11 tháng này tăng 22,7% về lượng và trị giá ước tính giảm 20,1%.
Transimex chốt quyền chia cổ tức tổng tỷ lệ 20% Transimex dự tính chi 35 tỷ đồng để trả cổ tức tiền mặt 2019. Công ty cũng phát hành hơn 10,6 triệu cổ phiếu trả cổ tức, tăng vốn lên hơn 814 tỷ đồng. Ngày đăng ký cuối cùng vào 17/12. CTCP Transimex (HoSE: TMS) thông báo chốt danh sách cổ đông thực hiện chi trả cổ tức năm 2019 bằng tiền mặt...