Bảo mẫu phủ nhận việc gây ra cái chết cho bé gái 3 tuổi
Tại phiên tòa, bị cáo Ngọc khai không biết các vết bầm, thương tích trên người bé T và phủ nhận việc gây ra cái chết cho nạn nhân.
Ngày 27-4, TAND quận Bình Tân ( TP.HCM) mở phiên xét xử sơ thẩm bị cáo Đoàn Bảo Ngọc về tội vô ý làm chết người.
Theo cáo trạng, khoảng tháng 12-2020, anh PTQ thuê Ngọc trông bé PTT (3 tuổi, con anh Q) cho bé ăn, ngủ tại nhà của Ngọc ở đường Mã Lò, phường Bình Trị Đông A, quận Bình Tân với tiền công 5 triệu đồng/tháng.
Chiều 12-1-2021, bé T tiểu tiện trong quần nên Ngọc mang bé đi tắm. Trong lúc tắm, Ngọc mắng bé. Khi bé lùi về phía sau, Ngọc cầm tay của bé kéo mạnh về phía trước để tắm tiếp. Do sàn nhà có xà phòng, bé T trượt ngã ra sau, đập đầu vào thành bồn cầu trong nhà vệ sinh.
Bị cáo Đoàn Bảo Ngọc tại tòa. ẢNH: SONG MAI
Đến tối cùng ngày, Ngọc thấy bé nôn ói nên chở đến phòng khám tư nhân ở quận 6. Sau khi khám, bác sĩ cho bé về và yêu cầu theo dõi trong 48 giờ.
Đến 23 giờ ngày 14-1-2021, bé T té xuống đệm, tím tái nên Ngọc đưa bé đi cấp cứu tại bệnh viện. Sáng 17-1-2021, bé T tử vong.
Video đang HOT
Theo kết luận giám định, nguyên nhân chết của bé do chấn thương sọ não do bị té ngã hoặc va đập. Đối với các đa chấn thương rải rác trên cơ thể, các thương tích này không gây tử vong.
Trong vụ án này, tháng 8-2022, TAND quận Bình Tân từng trả hồ sơ để làm rõ một số vấn đề về thương tích trên người nạn nhân. Sau đó, VKS giữ nguyên quan điểm truy tố.
Ngày 18-4, TAND quận Bình Tân có công văn gửi Trung tâm Pháp y TP.HCM đề nghị giải thích kết luận pháp y tử thi của bé T.
Đến ngày 24-4, Trung tâm Pháp y TP.HCM có công văn trả lời, tại bản kết luận pháp y của nạn nhân T, thì các thương tích phần mềm trên cơ thể nạn nhân: Chỉ tại vùng lưng do nằm tì đè gây ra, còn các vết còn lại do tác động ngoại lực, không phải do bệnh lý. Các thương tích này đã cũ, hình thành trên 24 tiếng kể từ thời điểm giám định.
Các thương tích bầm tụ máu do vật tày tác động hoặc do phần cơ thể tác động vào vật tày gây ra. Trầy xước da do vật có cạnh gây ra. Trầy xước da, bầm tụ máu do vật tày có cạnh tác động hoặc do phần cơ thể tác động vào vật tày có cạnh gây ra.
Sau khi xét hỏi, HĐXX đã hoãn phiên tòa. ẢNH: SONG MAI
Tại phiên tòa, bị cáo Ngọc khai giữ bé T từ đầu tháng 12 đến ngày xảy ra sự việc khoảng một tháng, thường ngày bé T rất ngoan.
VKS hỏi khi bé tiểu tiện ra ngoài, bị cáo dẫn đi tắm nhưng có biểu hiện chống đối, đi lùi lại phía sau. Trẻ có thái độ chống đối, sợ sệt hình thành là cả quá trình chăm sóc, nuôi dạy.
Bị cáo Ngọc khai đây là lần đầu vì bé tiểu ra ngoài nên bị cáo la và không biết vì sao bé lại lùi về sau.
HĐXX hỏi các vết thương vùng lưng, bầm tụ máu rải rác trên cơ thể nạn nhân bị cáo có biết không. Với chiều cao của bé T và lực kéo của bị cáo rất khó để có thể gây ra thương tích nghiêm trọng như vậy. Kết luận giám định pháp y cũng xác định vết thương trên cơ thể bé do ngoại lực tác động.
HĐXX cũng cho rằng CQĐT chưa làm hết trách nhiệm, chưa làm rõ nguyên nhân dẫn đến thương tích trên cơ thể nạn nhân. Tòa đã làm công văn gửi Trung tâm Pháp y TP.HCM đề nghị giải thích kết luận pháp y tử thi của bé T.
Về vấn đề này, bị cáo Ngọc khai không biết và phủ nhận việc gây ra cái chết cho bé T.
Sau khi hội ý, HĐXX đã hoãn phiên tòa và dự kiến mở lại vào ngày 10-5.
Thừa Thiên - Huế: Đốn hàng loạt gỗ rừng, khai dùng để làm nhà
Liên quan đến vụ hàng loạt gỗ rừng ở H.Nam Đông (Thừa Thiên - Huế) bị đốn hạ, đã có 8 người thừa nhận các hành vi của mình, trong đó 4 người cho biết, cưa gỗ rừng để đưa về làm nhà ở.
Ngày 18.4, Hạt kiểm lâm H.Nam Đông (Thừa Thiên - Huế) cho biết, sau quá trình phối hợp cùng lực lượng chức năng xác minh, làm rõ vụ khai thác gỗ rừng trái phép xảy ra tại xã Thượng Quảng (H.Nam Đông), đến nay một số người liên quan đã bị triệu tập và khai nhận hành vi của mình.
Hiện trường một thân cây gỗ rừng lớn bị lâm tặc đốn hạ tại thời điểm báo chí phát hiện. Ảnh N.X
Trong số 12 người bị triệu tập, có 8 người khai nhận các hành vi phá rừng. Trong đó, có 4 người khai nhận đã trực tiếp thực hiện cưa xẻ và vác gỗ từ rừng ra ngoài với mục đích đưa về làm nhà ở.
4 người này gồm: Ông H.V.Q, ông H.X.H, ông H.V.C (cùng trú tại xã Thượng Quảng, H.Nam Đông) và ông T.V.Đ (trú xã Hương Hữu, H.Nam Đông). Cụ thể, ông Q. là người trực tiếp cưa xẻ và nhờ 3 người còn lại vác về nhà mình. Trong đó ông Đ. khai chỉ đưa gỗ giúp về nhà ông Q., xong việc chỉ ăn nhậu, không lấy tiền công. Còn ông H. và ông C. cũng nhận chỉ vác gỗ giúp cho ông Q. 1 lần.
Trước đó Thanh Niên đưa tin, vào cuối tháng 3, Hạt kiểm lâm Nam Đông nhận phản ánh từ báo chí về việc nhiều cây gỗ rừng tại xã Thượng Quảng (H.Nam Đông) bị lâm tặc đốn hạ. Sau đó đơn vị này đã cùng các cơ quan chức năng vào hiện trường xác minh.
Lực lượng chức năng xác định có 19 cây gỗ bị đốn hạ, trong đó có 12 cây gỗ đào, trám, chò mới bị đốn và 7 cây gỗ bị đốn vào khoảng cuối năm 2022. Trong số 12 cây gỗ mới bị đốn hạ có 5 cây gỗ có gốc đường kính dưới 40 cm và 7 cây gỗ gốc có đường kính từ 40 - 60 cm.
Các cây gỗ này nằm rải rác ở tiểu khu 394 (rừng phòng hộ), tiểu khu 395 và 397 (rừng sản xuất). Diện tích rừng bị phá này thuộc phạm vi quản lý của Ban quản lý rừng phòng hộ Nam Đông, UBND xã Thượng Quảng và các cộng đồng thôn, nhóm hộ.
Liên quan đến trách nhiệm của đơn vị quản lý rừng, trước đó, Ban quản lý rừng phòng hộ Nam Đông đã xử lý ông Lê Hoàng Hởi, Trưởng trạm quản lý bảo vệ rừng Long Quảng với hình thức kỷ luật cảnh cáo. 4 người là nhân sự của trạm quản lý bảo vệ rừng này bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách.
Vụ phá rừng nói trên đang tiếp tục được làm rõ.
Hé lộ nguyên nhân Phó giám đốc Trung tâm pháp y tỉnh Thái Bình bị khởi tố, bắt giam Kết quả điều tra bước đầu, cơ quan công an xác định, ông Khoa có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chỉ đạo cấp dưới lập khống chứng từ thanh quyết toán, chiếm đoạt tiền bồi dưỡng của các giám định viên... Hôm nay (24/3), đại diện Công an tỉnh Thái Bình cho biết, cơ quan Cảnh sát điều tra...