Bão Mặt trời đang hướng về Trái đất, có thể làm hỏng GPS, điện, tín hiệu điện thoại
NASA cho biết một cơn bão Mặt trời đang hướng về Trái đất. Tình trạng bất ổn địa từ có thể xảy ra vào ngày 23 và cao điểm là ngày 24-1.
NASA nói cơn bão Mặt trời có thể làm hỏng GPS, điện và tín hiệu điện thoại – Ảnh: NASA
Theo thông tin của Cơ quan Hàng không và vũ trụ Mỹ (NASA), bão Mặt trời này bắt nguồn từ một vụ nổ phun trào tia lửa Mặt trời diễn ra vào ngày 20-1 và đạt cực đại vào lúc 7h31 sáng 20-1 tại Việt Nam.
Sự giải phóng năng lượng từ trường đột ngột – được tích tụ trong chuyển động liên tục của Mặt trời – đã gây ra vụ nổ.
Ánh sáng và bức xạ từ tia lửa Mặt trời có thể đến Trái đất trong vài phút. Tuy nhiên, khối lượng đăng quang (CME) có xu hướng di chuyển chậm hơn rất nhiều, đôi khi mất ba ngày để đến được Trái đất.
Video đang HOT
Tia lửa Mặt trời được Trung tâm Dự báo thời tiết không gian (SWPC) thuộc Cục Quản lý khí quyển và đại dương quốc gia (NOAA) của Mỹ – cơ quan chuyên theo dõi hiện tượng phun trào nhật hoa và các sự kiện tương tự – phân loại là M 5,5 hoặc tia lửa Mặt trời mức trung bình.
Trang Spaceweather.com đã đưa ra cảnh báo: “Tình trạng bất ổn địa từ có thể xảy ra vào ngày 23-1 và cao điểm là ngày 24-1, khi một loạt vụ phóng khối lượng đăng quang (CME) tạo ra những cú đánh nhanh vào từ trường của Trái đất”.
Ở đây CME sẽ giải phóng lượng plasma (một loại khí của các ion) đáng kể và từ trường từ Mặt trời. CME gây ra bão Mặt trời tác động đến từ trường bảo vệ của Trái đất.
Nếu bão Mặt trời đủ mạnh để phá vỡ từ trường Trái đất, nó có thể gây ra thiệt hại đáng kể cho cơ sở hạ tầng điện và điện tử trên Trái đất và các vệ tinh ở trên. GPS, điện thoại di động, điện nằm trong diện bị ảnh hưởng.
Sự kiện bão Mặt trời lớn gần đây nhất, ảnh hưởng đến Trái đất diễn ra vào năm 2017 khi một tia lửa Mặt trời lớp X12.9 tấn công Trái đất. Hiện tượng này cũng gây ra sự cố mất điện và liên lạc trong thời gian ngắn, cũng như khiến các vệ tinh bị hư hỏng.
Các vụ nổ năng lượng Mặt trời là mối quan tâm của cộng đồng khoa học và thế giới vì chúng có thể ảnh hưởng đến liên lạc vô tuyến, lưới điện, tín hiệu điều hướng. Những vụ nổ này đều gây nguy hiểm cho sức khỏe đối với các phi hành gia trên tàu vũ trụ do mức độ bức xạ tăng lên.
Ngọn lửa Mặt trời hôm 20-1 đủ mạnh để gây ra sự cố hạn chế liên lạc vô tuyến tần số cao, và mất liên lạc vô tuyến trong hàng chục phút ở một số khu vực nhất định, theo SWPC.
Phi thuyền của NASA lần đầu 'chạm đến' mặt trời
Một phi thuyền của NASA đã lần đầu tiên chính thức "chạm đến" mặt trời khi bay qua vùng khí quyển chưa từng được khám phá của quả cầu lửa này.
Ảnh đồ họa phi thuyền Parker bay vào tán mặt trời. Ảnh NASA
Tại một sự kiện ngày 14.12, các nhà khoa học thuộc Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) thông báo phi thuyền thăm dò mặt trời Parker đã bay qua vùng tán mặt trời hồi tháng 4 trong lần tiếp cận thứ 8, theo AP.
Tán mặt trời là vùng nằm giữa khí quyển mặt trời và những luồng gió mặt trời ở bên ngoài.
Do khoảng cách đến trái đất là rất xa nên phải mất vài tháng dữ liệu mới được truyền về để xác nhận.
Phi thuyền Parker được phóng vào năm 2018. Tuy vượt qua vùng tán mặt trời nhưng phi thuyền này vẫn còn cách phần trung tâm mặt trời 13 triệu km.
Theo các nhà khoa học, phi thuyền đã bay vào và ra khỏi tán mặt trời ít nhất 3 lần và việc di chuyển diễn ra suôn sẻ.
Trưởng dự án, nhà khoa học Nour Raouafi tại Đại học Johns Hopkins cho biết vùng tán mặt trời có vẻ bụi hơn dự tính.
Các chuyến xâm nhập tiếp theo của phi thuyền Parker sẽ giúp các nhà khoa học hiểu thêm về nguồn gốc của gió mặt trời và bằng cách nào nó được làm nóng và bay vào vũ trụ.
Việc khám phá thêm về khu vực này có thể giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn về những đợt bão mặt trời thường gây ảnh hưởng đến trái đất.
Nhật thực toàn phần khiến Nam Cực chìm trong bóng tối Nhật thực toàn phần xảy ra ngày 4/12 đã khiến bầu trời mùa Hè tại Nam Cực chìm vào bóng tối. Chỉ một số ít nhà khoa học, những người thích phiêu lưu mạo hiểm chứng kiến được hiện tượng thiên văn hiếm có này. Hiện tượng nhật thực xảy ra khi Mặt Trời, Mặt Trăng, Trái Đất nằm trên một đường thẳng...