Tiểu hành tinh có sức công phá gấp 30 lần bom Sa Hoàng hướng về Trái Đất
Một tiểu hành tinh to bằng tháp Eiffel và có sức công phá gấp 30 lần quả bom hạt nhân lớn nhất từng phát nổ đang hướng về Trái Đất.
Tiểu hành tinh Apophis được dự báo sẽ đi ngang qua Trái Đất vào tháng 4.2029. Ảnh SHUTTERSTOCK
Tin vui là tiểu hành tinh này sẽ không va chạm với Trái Đất. Theo South China Morning Post, các nhà khoa học Nga dự đoán tiểu hành tinh Apophis sẽ đi ngang qua Trái Đất vào tháng 4.2029.
Bộ Các trường hợp khẩn cấp của Nga dự báo Apophis sẽ cách hành tinh của chúng ta 39.000 km tính từ bề mặt Trái Đất, gần với khoảng cách mà các vệ tinh truyền hình đang hoạt động. Đây sẽ là khoảng cách gần nhất một tiểu hành tinh lớn như vậy từng đến gần Trái Đất.
Dự đoán này tương tự các tính toán của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA). Tháng 3.2021, NASA kết luận Apophis sẽ không va vào Trái Đất năm 2068 và ước tính tiểu hành tinh này sẽ đi ngang qua Trái Đất với khoảng cách 32.000 km trong 7 năm tới.
Với đường kính khoảng 340 m, tiểu hành tinh Apophis – được đặt theo tên vị thần hỗn mang của Ai Cập cổ đại – được NASA gọi là “một trong những tiểu hành tinh nguy hiểm nhất có thể tác động đến Trái Đất” sau khi các nhà thiên văn học tại một đài quan sát của Mỹ phát hiện ra sự tồn tại của nó năm 2004.
NASA đang chuẩn bị để phòng thủ địa cầu chống tiểu hành tinh lao đến?
NASA đã đưa tiểu hành tinh ra khỏi danh sách rủi ro va chạm sau dự đoán hồi tháng 3.2021 và cho biết việc Apophis đến gần như vậy sẽ là cơ hội đặc biệt để các nhà thiên văn học quan sát cận cảnh các “vết tích của hệ mặt trời”.
Các nhà nghiên cứu Nga ước tính rằng nếu tiểu hành tinh này va vào Trái đất, nó sẽ giải phóng năng lượng tương đương 1.717 megaton, gấp 30 lần bom Sa hoàng của Liên Xô được thử nghiệm vào năm 1961. Đây là quả bom hạt nhân lớn nhất từng được phát nổ.
Tác động này sẽ gây ra một trận động đất 6,5 độ richter trong bán kính 10km tại điểm va chạm với tốc độ gió ít nhất 790 mét/giây, theo Sputnik. Chỉ cần một cơn lốc xoáy có tốc độ gió khoảng 90 mét/giây đã có thể thổi bay những ngôi nhà chắc chắn.
10 thảm họa thiên nhiên gây tổn thất nặng nề nhất trên thế giới năm 2021
Trái Đất ngày càng nóng lên khiến các hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra thường xuyên và nghiêm trọng hơn.
Nhận định trên của giới khoa học một lần nữa được chứng minh qua thống kê của tổ chức phi lợi nhuận Christian Aid về các tổn thất mà 10 thảm họa thiên nhiên lớn nhất năm 2021 gây ra.
Theo số liệu của Christain Aid vừa được công bố, 10 thảm họa thiên nhiên lớn nhất năm 2021 đã khiến ít nhất 1.075 người thiệt mạng, hơn 1,3 triệu người phải sơ tán khỏi nơi cư trú và gây tổn thất khoảng 170 tỷ USD, cao hơn 20 tỷ USD so với năm 2020.
Nước lũ do hoàn lưu bão Ida gây mưa lớn nhấn chìm nhiều tuyến đường và phương tiện giao thông tại New York, Mỹ ngày 2/9/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Cụ thể, cơn bão Ida càn quét nước Mỹ vào cuối tháng 8 và đầu tháng 9 đã gây lũ lớn tại New York và làm thiệt hại khoảng 65 tỷ USD - tổn thất lớn nhất do thiên tai tại Mỹ trong năm 2021. Thảm họa gây thiệt hại vật chất nghiêm trọng thứ hai trên thế giới là trận lũ lớn tại châu Âu vào tháng 7, ảnh hưởng đến Đức, Bỉ và các quốc gia lân cận, gây tổn thất 43 tỷ USD. Tiếp đến là cơn bão tuyết Uri tại Mỹ vào giữa tháng 2, gây tê liệt một phần đáng kể mạng lưới điện của bang Texas và gây thiệt hại 23 tỷ USD.
Bảy thảm họa còn lại được sắp xếp theo trật tự thời gian như sau: trận lũ lụt ở Australia vào tháng 3 đã gây thiệt hại 2,1 tỷ USD; đợt giá lạnh ở Pháp cuối tháng 4 đã tàn phá những vườn nho nổi tiếng của nước này, làm tổn thất 5,6 tỷ USD; 2 trận bão lớn vào tháng 5 là bão Yass tấn công Ấn Độ và Bangladesh (gây thiệt hại 3 tỷ USD) và bão Tauktae tấn công Ấn Độ và Sri Lanka (gây tổn thất 1,5 tỷ USD); đến tháng 7, Trung Quốc chịu ảnh hưởng nặng nề khi vừa bị bão In-fa tấn công gây tổn thất 7,2 tỷ USD và vừa chịu tác động của trận lũ lịch sử diễn ra ở tỉnh Hà Nam, gây tổn thất 17,6 tỷ USD; gần cuối năm, vào tháng 11, bang British Columbia ở Canada đã phải gánh chịu một trận lũ lớn, gây thiệt hại 7,5 tỷ USD.
Giữa tháng 12, công ty bảo hiểm Swiss Re công bố tổng thiệt hại ước tính do các thảm họa thiên nhiên gây ra trên toàn thế giới trong năm 2021 là khoảng 250 tỷ USD, tăng 24% so với năm 2020. Thống kê của Swiss Re cao hơn nhiều so với thống kê của tổ chức Christain Aid 70 tỷ USD.
Tuy nhiên, những thiệt hại được liệt kê nói trên là những tính toán của các hãng bảo hiểm. Những thảm hoạ được đánh giá là gây thiệt hại nặng nề nhất đều xảy ra ở các quốc gia giàu, với cơ sở hạ tầng phát triển và có chế độ bảo hiểm tốt hơn. Christian Aid nhấn mạnh rằng "những thảm họa khắc nghiệt, thảm khốc nhất của năm 2021 thực tế xảy ra tại các quốc gia nghèo, vốn là những quốc gia có vai trò rất nhỏ trong việc làm Trái Đất nóng lên" và hầu hết là các quốc gia không có chế độ bảo hiểm đối với những tổn thất do thiên tai gây ra.
Theo Christain Aid, riêng tại Nam Sudan, các trận lũ lụt đã khiến 800.000 người dân nước này phải di dời khỏi nơi ở. Bên cạnh đó, các thiệt hại về kinh tế không thể đánh giá được.
Những dự đoán đáng chú ý của nhà tiên tri mù Vanga về thế giới năm 2022 Nhà tiên tri mù Baba Vanga, người nổi tiếng với nhiều phán đoán chính xác, đã đưa ra một số dự báo về năm 2022. Nhà tiên tri mù Baba Vanga (Ảnh: Getty). Bà Baba Vanga sinh ngày 31/1/1911 tại Strumica nhưng sinh sống ở nhiều quốc gia khác nhau. Đầu tiên bà sống ở đế quốc Ottoman, sau đó chuyển tới vương...