Bảo mật lượng tử trên Vsmart Aris Series hoạt động ra sao?
Vsmart Aris Series là một trong những dòng điện thoại đầu tiên trên thế giới ứng dụng công nghệ bảo mật lượng tử Quantis QRNG.
Những nhà sản xuất điện thoại lớn vẫn luôn tìm kiếm cách thức mới để bảo vệ dữ liệu người dùng. Trong đó, bảo mật lượng tử được coi là một trong những tiêu chuẩn công nghệ của tương lai.
Dữ liệu trên điện thoại đang được bảo vệ ra sao?
Bên cạnh phương pháp bảo mật bằng dãy số quen thuộc trên hệ điều hành iOS hay Android, các hãng sản xuất điện thoại gần đây phát triển thêm những hình thức bảo mật khác như vân tay, mống mắt hay khuôn mặt.
Điểm chung của các phương thức này là sử dụng một thông tin đã được xác nhận từ trước (mật khẩu, khuôn mặt hay vân tay) để xác thực với điện thoại. Thiết bị chỉ mở khóa khi nhận biết đây là thông tin đúng của người dùng.
Sau khi mã hóa bằng thuật toán, mật khẩu ban đầu của người dùng trở thành các dãy số ngẫu nhiên.
Mặc dù hình thức bảo mật sinh trắc học ngày càng phổ biến, mật khẩu vẫn là hình thức cơ bản và phổ biến nhất. Bên trong điện thoại, mật khẩu sẽ đi qua thuật toán mã hóa và trở thành một chuỗi ngẫu nhiên để đảm bảo hacker có tìm thấy cũng không thể đọc được dữ liệu của người dùng. Do đó, tính ngẫu nhiên của dãy số càng cao thì mật khẩu càng khó bị giải mã.
Thế nhưng dù gọi là “ngẫu nhiên”, thuật toán mã hóa tạo ra các dãy số vẫn sử dụng các quy tắc nhất định. Ví dụ, thuật toán có thể dùng 5 ký tự ngẫu nhiên, kết hợp cùng thời gian tạo ra khóa để ghép thành một chuỗi. Chỉ cần một máy tính đủ mạnh, việc giải mã ngược lại thuật toán này là hoàn toàn có thể.
Video đang HOT
Cuối năm 2019, Google công bố vi xử lý lượng tử Sycamore 54-qubit với khả năng thực hiện số lượng tính toán trong 200 giây tương đương với siêu máy tính hiện đại nhất trong 10.000 năm. Với sức mạnh này, việc bẻ gãy các thuật toán mã hóa hiện đại ngày càng trở nên đơn giản.
Để đối phó với những cách tấn công thiết bị, các nhà sản xuất sẽ dành riêng một con chip chuyên mã hóa, tạo chuỗi ngẫu nhiên và lưu trữ thông tin cá nhân người dùng. Con chip này hoạt động độc lập với phần còn lại của hệ thống. Ngay cả khi hệ điều hành bị xâm nhập và chỉnh sửa, con chip riêng vẫn đảm bảo dữ liệu được an toàn.
Xu hướng bảo mật bằng chip lượng tử
Trên dòng điện thoại Vsmart Aris Series, thay vì sử dụng một thuật toán duy nhất để tạo ra chuỗi ngẫu nhiên, nhà sản xuất kết hợp chip bảo mật lượng tử với các thuật toán của Google để tăng cường tính bảo mật của dữ liệu.
Chip bảo mật lượng tử QRNG sẽ sử dụng bóng đèn LED phát ra một số lượng ngẫu nhiên các hạt photon di chuyển qua một cảm biến ảnh. Quá trình di chuyển này sẽ tạo ra một dãy số ngẫu nhiên thô (raw random numbers).
Bóng đèn LED phát ra một chuỗi số lượng ngẫu nhiên photon di chuyển qua cảm biến ánh sáng để tạo ra một dãy số ngẫu nhiên thô.
Sau đó, dãy số này tiếp tục đi qua một thuật toán tạo các bit dữ liệu ngẫu nhiên theo chuẩn NIST 800-90A/B/C trước khi trả ra kết quả cuối cùng để thiết bị sử dụng. Tiếp theo, dữ liệu này lại được kết hợp với thuật toán do Google cung cấp để tạo ra một kho dữ liệu ngẫu nhiên “data pool” sử dụng cho hệ thống.
Nói cách khác, chip này có khả năng tính toán lượng tử nhanh gấp nhiều lần các chip bán dẫn truyền thống, từ đó tạo ra các chuỗi ngẫu nhiên thực thụ, không thể giải mã ngược. Nhờ vậy, khả năng bảo mật dữ liệu trên các sản phẩm Vsmart Aris Series cao hơn so với các chip bảo mật truyền thống.
Con chip lượng tử của Quantis có khả năng tính toán cực nhanh để tạo ra các dãy số ngẫu nhiên mạnh
Bằng việc hợp tác với công ty chuyên về bảo mật lượng tử ID Quantique (Thụy Sĩ), VinSmart đã trở thành một trong những nhà sản xuất đầu tiên ứng dụng chip bảo mật lượng tử lên điện thoại thông minh. Dòng sản phẩm Vsmart Aris sử dụng con chip Quantis QRNG IDQ250C2 dành riêng cho smartphone, với ưu điểm là kích thước nhỏ, tốn ít năng lượng.
Trong giai đoạn các giao dịch trực tuyến cũng như nhu cầu bảo mật thông tin cá nhân của người dùng ngày càng được quan tâm, chip bảo mật lượng tử là tính năng quan trọng trên dòng sản phẩm Vsmart Aris, mang đến sự yên tâm cho người sử dụng.
VinSmart cho biết những ứng dụng bên thứ 3 cũng có thể khai thác sức mạnh bảo mật của con chip lượng tử trên dòng sản phẩm Vsmart Aris Series. Nhờ đó, chiếc smartphone này sẽ nâng tầm bảo mật cho mọi ứng dụng trên điện thoại.
Máy tính lượng tử mạnh nhất thế giới
Honeywell khẳng định sản xuất thành công máy tính lượng tử mạnh nhất thế giới, cho khả năng tính toán gấp đôi cỗ máy của IBM.
Honeywell cho biết, cỗ máy mới của họ đạt Khối lượng Lượng tử (Quantum Volume) là 64 điểm, gấp đôi mức 32 điểm của siêu máy tính mạnh nhất từ IBM.
Khối lượng Lượng tử được xem là chỉ số sức mạnh, được sử dụng để thể hiện tính hiệu quả của một máy tính lượng tử. Thông số này phụ thuộc vào tổng số bit lượng tử (qubit) của máy tính, tỷ lệ xử lý lỗi và khả năng kết nối của các qubit. Trong đó, việc kết nối các qubit là quan trọng nhất. Khi kết nối đầy đủ, chúng có thể thực hiện các thuật toán hiệu quả hơn, giải quyết vấn đề với số ít bước hơn và tận dụng tối đa thời gian kết hợp giới hạn của qubit.
Máy tính lượng tử mạnh nhất thế giới của Honeywell.
Máy tính lượng tử của Honeywell được đặt tại kho lưu trữ bảo mật có diện tích 140 mét vuông ở Boulder, Colorado (Mỹ). Trọng tâm của cỗ máy là buồng thép không gỉ có kích thước bằng một quả bóng rổ, có các lỗ che bằng kính để tia lazer xuyên qua và được làm mát bằng Helium lỏng ở nhiệt độ 10 độ trên độ không tuyệt đối (-262,7 độ C). Độ không tuyệt đối là trạng thái nhiệt động học lý tưởng của vật chất, trong đó mọi chuyển động nhiệt đều ngừng lại.
Bên trong buồng này được đặt các "bẫy" ion với kích thước của một đồng xu nhỏ (24,3mm). Một lượng không khí nhỏ sẽ được bơm vào. Các ion đóng vai trò của một qubit. Các nhà khoa học sẽ chiếu tia laser vào "bẫy" ion để thực hiện các hoạt động lượng tử.
Tony Uttley, Chủ tịch của Honeywell Quantum Solutions, cho biết hãng hướng mục tiêu tạo nên máy tính lượng tử mạnh nhất thế giới trong thập kỷ qua, bắt đầu bằng việc sản xuất công cụ tạo lạnh và máy phát tia laser chuyên dụng. Trong 5 năm qua, công ty thành lập đội ngũ hơn 100 thành viên toàn thời gian để nghiên cứu, trước khi bắt tay chế tạo cỗ máy vào tháng 3 vừa qua.
"Dù có nhiều hạn chế do Covid-19, cũng như các rào cản do nhiều người phải làm việc từ xa, tiến độ hoàn thành cỗ máy vẫn nằm trong kế hoạch", Uttley nói.
Theo ông, nhu cầu tính toán bằng máy tính lượng tử hiện nay rất lớn, với chi phí 10.000 USD mỗi giờ. Honeywell đang có kế hoạch tăng Khối lượng Lượng tử của máy lên 10 lần mỗi năm. Trong 5 năm tới, máy tính lượng tử của hãng được kỳ vọng có thể đạt tới 640.000 - con số vượt xa tưởng tượng của giới khoa học.
Honeywell có trụ sở tại Mỹ, hiện hoạt động với bốn nhóm kinh doanh gồm Hàng không vũ trụ, Công nghệ xây dựng, Vật liệu và Công nghệ (PMT) cùng Giải pháp về An toàn và Năng suất (SPS).
Trước đó, Google cũng tuyên bố xây dựng thành công máy tính lượng tử Sycamore với sức mạnh tính toán hàng đầu. Hãng khẳng định máy tính lượng tử của họ mất khoảng 200 giây (3 phút 20 giây) để thực hiện xong phép toán mà IBM Summit, siêu máy tính mạnh nhất thế giới, phải mất 10.000 năm mới giải xong. Dù vậy, IBM sau đó nghi ngờ khả năng của Sycamore, đồng thời khẳng định Summit có thể giải bài toán mà nhóm Google đưa ra chỉ 2,5 ngày, thậm chí nhanh hơn nếu có sự chuẩn bị thay vì 10.000 năm như báo cáo.
Máy tính lượng tử được đánh giá là xu hướng của tương lai do được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực. Những đột phá về loại thiết bị này có thể giúp hỗ trợ y học nghiên cứu kéo dài sự sống, tạo siêu vật liệu mới. Nó cũng được cho là sẽ ảnh hưởng đến thị trường tài chính, chính phủ, cộng đồng quốc tế và quân đội.
Tin tặc đang tấn công qua lỗi bảo mật cũ trên Microsoft Office Một nghiên cứu mới phát hiện giới tin tặc đang đẩy mạnh việc khai thác một lỗ hổng cũ trong Microsoft Office - đã tồn tại khoảng 10 năm qua, thông qua các email lừa đảo tinh vi. Bộ ứng dụng Microsoft Office Theo TechRadar, các toan tính khai thác lỗ hổng này (CVE-2017-11882) đã tăng 400% trong quý 2/2020, dự kiến sẽ...