Bạo lực tái bùng phát tại Ai Cập, ít nhất 4 người chết
Hôm qua (4/10), ít nhất 4 người đã thiệt mạng trong các cuộc đụng độ mới bùng phát tại Ai Cập giữa những người ủng hộ cựu Tổng thống Mohammed Morsi và phe đối lập cùng lực lượng an ninh.
Theo các quan chức y tế nước này, ngoài 4 người thiệt mạng còn có ít nhất 40 người khác bị thương sau khi những tiếng súng và tiếng nổ lớn làm rung chuyển trung tâm Cairo.
Nhiều binh sỹ và người dân Ai Cập bị thương trong các cuộc đụng độ tại Cairo
Quân đội Ai Cập đã phải dùng hơi cay và đạn thật để ngăn chặn đám đông tiến về quảng trường Tahrir. Toàn bộ quảng trưởng này bị phong tỏa để ngăn những người biểu tình ủng hộ ông Morsi chiếm đóng nơi được xem như trái tim của cuộc nổi dậy năm 2011, khiến cựu Tổng thống Hosni Mubarak bị phế truất.
Các thông tin cho biết cả 4 người thiệt mạng đều là người ủng hộ phong trào Anh em Hồi giáo. Những người này thiệt mạng trong các cuộc đụng độ tại các khu vực quanh Cairo.
Ngoài bạo lực tại thủ đô, truyền hình nhà nước Ai Cập còn cho biết bạo lực đã xảy ra tại khu vực quận Sharqiya ở phía Bắc và ở phía Đông tại Giza. Thành phố cảng Alexandria cũng ghi nhận các vụ xô xát.
Cho đến đầu giờ tối qua theo giờ địa phương, tình hình đã im ắng trở lại tại Cairo trước giờ giới nghiêm vào 19 giờ. Dù vậy lực lượng an ninh vẫn được huy động đông đảo.
Video đang HOT
Những người ủng hộ ông Morsi tuyên bố sẽ xuống đường trong ngày 6/10
Kể từ ngày 13/7 khi ông Morsi bị lật đổ, hàng trăm người Hồi giáo đã thiệt mạng trong các cuộc biểu tình. Hàng nghìn thành viên của Anh em Hồi giáo bị bắt giữ trong vòng 2 tháng qua.
Nhiều nhân vật cấp cao, bao gồm ông Morsi, thủ lĩnh của Anh em Hồi giáo Mohammed Badie đều đang bị giam giữ với tội danh kích động bạo lực và giết người.
Giới chức Ai Cập luôn khẳng định đợt trấn áp vừa qua là cuộc chiến chống lại “chủ nghĩa khủng bố”. Hiện họ còn đang chuẩn bị tịch thu toàn bộ tài sản của phong trào Anh em Hồi giáo sau khi các tòa án phúc thẩm mới đây đã tuyên bố giữ nguyên một lệnh cấm hoạt động đối với tổ chức này.
Thanh Tùng
Theo BBC
Ai Cập cấm mọi hoạt động của phong trào Anh em Hồi giáo
Một tòa án tại Ai Cập ngày 23/9 đã ra lệnh cấm mọi hoạt động của phong trào Anh em Hồi giáo và tịch thu các tài sản của tổ chức này. Đây được xem như một tổn thất nữa với phong trào Hồi giáo của Tổng thống bị lật đổ Mohamed Morsi.
Người ủng hộ Anh em Hồi giáo cầm ảnh ông Morsi trong một cuộc biểu tình
Thông tin được hãng thông tấn nhà nước Ai Cập MENA đăng tải. Theo đó, ngoài lệnh cấm trên, "bất kỳ tổ chức nào xuất phát từ Anh em Hồi giáo hoặc thuộc về tổ chức này" đều bị cấm. Điều đó có nghĩa là cánh chính trị của Anh em Hồi giáo là đảng Tự do và công lý cũng bị đặt ngoài vòng pháp luật.
Phán quyết này đã siết chặt hơn nữa chiến dịch truy quét của chính phủ lâm thời đối với Anh em Hồi giáo, sau khi Tổng thống Morsi bị lật đổ hôm 3/7.
Tháng trước, các lực lượng an ninh Ai Cập đã ập vào hai khu trại của người biểu tình tại Cairo, khiến bạo lực bùng phát làm hàng trăm người Hồi giáo thiệt mạng.
Một nguồn tin tư pháp khẳng định với hãng tin AFP rằng, một ủy ban chính phủ sẽ được thành lập để quản lý các tài sản bị tịch thu của Anh em Hồi giáo.
Tòa án tại Cairo "phán quyết cấm mọi hoạt động của tổ chức Anh em Hồi giáo, nhóm xuất thân từ tổ chức này và tổ chức phi chính phủ của nó", MENA đưa tin.
Phán quyết này có thể được kháng cáo lên một tòa án cấp cao hơn.
Được thành lập năm 1928, Anh em Hồi giáo từng có nhiều thập niên bị cấm hoạt động trước khi cuộc nổi dậy năm 2011 lật đổ chính quyền của cựu Tổng thống Hosni Mubarak. Sau đó tổ chức này chiếm thế thượng phong trong các cuộc bầu cử quốc hội, và ông Morsi được bầu vào cương vị Tổng thống hồi năm ngoái.
Chính phủ mới do quân đội hậu thuẫn hiện đang cáo buộc Anh em Hồi giáo phạm tội "khủng bố", và cảnh sát đã bắt giữ ít nhất 2000 thành viên của họ, bao gồm gần như toàn bộ các lãnh đạo cao cấp nhất.
Trong 3 năm gần đây, phong trào này đã đặt tổng hành dinh tại một tòa nhà cao tầng tại Cairo và mở văn phòng tại khắp Ai Cập cho đảng Tự do và công lý của tổ chức này. Tất cả những tòa nhà này có khả năng sẽ bị tịch biên theo lệnh của tỏa. Nếu lệnh này được giữ nguyên, việc trở thành thành viên của Anh em Hồi giáo sẽ bị xem như hành vi tội phạm.
Anh em Hồi giáo "đã sử dụng một tín ngưỡng thuần khiết như đạo Hồi làm vỏ bọc cho những hành động đi ngược lại đạo Hồi và vi phạm pháp luật", phán quyết của tòa khẳng định.
Quyết định này cũng làm giảm hơn nữa cơ hội vốn đã xa vời về khả năng hòa giải giữa chính quyền lâm thời và phong trào có tầm ảnh hưởng này. Rất nhiều người dân thường Ai Cập trung thành với Anh em Hồi giáo.
"Một lệnh cấm cho thấy một cách tiếp cận thô bạo, trong đó không có chỗ cho Anh em Hồi giáo trong đời sống chính trị và xã hội", Michael Hanna, một chuyên gia về Ai Cập tại tổ chức nghiên cứu New Century, có trụ sở tại New York nhận định.
Các thành viên cấp cao của Anh em Hồi giáo từng tuyên bố sẵn sàng từ bỏ yêu cầu cốt lõi của họ là ông Morsi được phục chức, nhưng muốn được đảm bảo rằng các thành viên bị bắt giam được trả tự do, và các lạnh đạo của họ được hoạt động tự do.
Nhưng các nhà phân tích cho rằng chính phủ lâm thời không thấy có động lực để đi đến một thỏa thuận với Anh em Hồi giáo, vốn có thể làm thay đổi lộ trình cho việc ra đời hiến pháp mới, và các cuộc bầu cử vào giữa năm 2014.
Theo Dantri
Nhiều nước sơ tán công dân khỏi Ai Cập Lo ngại tình hình an ninh ngày càng xấu đi ở Ai Cập, nhiều nước đã đẩy mạnh hoạt động sơ tán công dân của mình. Điển hình trong số này là Philippines và Malaysia. Bạo loạn diễn biến nghiêm trọng tại Ai Cập đã buộc nhiều nước phải khẩn trương sơ tán công dân của mình. Tối qua, Thủ tướng Malaysia Najib...