Bạo loạn tại Kazakhstan khiến thợ đào Bitcoin khốn khổ
Internet bị ngắt khiến các xưởng đào coin tại Kazakhstan dừng hoạt động, đúng vào thời điểm thị trường tiền số giảm giá mạnh.
Thị trường tiền mã hóa sụt giảm mạnh vào ngày 6/1, trùng với thời điểm Internet tại Kazakhstan bị ngắt cục bộ do tình trạng bạo loạn diễn ra trên khắp quốc gia này.
Tình cảnh “bóng đêm Internet” khiến cho các thợ đào không thể tiếp tục hoạt động. “Không có Internet, không thể đào coin được”, thợ đào Didar Bekbau chia sẻ trên Twitter.
Cảnh sát trên đường phố Kazakhstan.
Sự việc gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của “công xưởng đào Bitcoin” lớn thứ 2 thế giới, khiến cho năng lực tính toán (hash rate) trên mạng lưới Bitcoin bị suy giảm.
Theo trang thông tin về các tổ chức đào coin BTC.com, tỷ lệ hash rate tại các xưởng đào lớn như AntPool, F2Pool đo lường vào hôm 6/1 giảm 14% so với tối 4/1.
Cuối tháng 9/2021, chính phủ Trung Quốc đã ban hành lệnh cấm hoạt động đào Bitcoin. Ngay sau đó nhiều công ty trong lĩnh vực này đã vận chuyển máy móc của họ ra nước ngoài, và Kazakhstan là một trong những điểm đến chính.
Video đang HOT
Từ 4% năng lực tính toán của mạng Bitcoin, các mỏ đào tại quốc gia vùng Trung Á hiện chiếm 18% năng lực.
Các hoạt động trên mạng Bitcoin phụ thuộc nhiều vào thợ đào và năng lực tính toán của hệ thống máy tính. Càng nhiều thợ đào, tỷ lệ hash rate càng cao khiến cho các thợ đào phải cạnh tranh hơn nhưng đem lại lợi ích lớn cho người dùng.
Tuy nhiên hoạt động đào coin tiêu tốn nhiều năng lượng. Kazakhstan được chọn làm điểm đến vì tiền điện rẻ, do sử dụng năng lượng than đá để cấp điện cho các xưởng. Ngoài ra, chính phủ nước này không có chính sách quản lý chặt chẽ, góp phần thu hút các xưởng đào coin lớn.
Chính phủ Kazakhstan từng tuyên bố cắt giảm lượng khí thải được sinh ra bởi các xưởng đào hoạt động quá mức quy định. Theo số liệu từ chính phủ nước này, các trại đào đã tiêu thụ khoảng 600 triệu W điện trong quá trình vận hành. Các xưởng hoạt động quá mức quy định tiêu thụ gấp đôi con số trên.
Một xưởng đào tại Kazakhstan.
Chính phủ Kazakhstan đã hành động quyết liệt nhằm chấm dứt tình trạng bạo động đang lây lan trên khắp các tuyến đường tại đây. Cả lực lượng cảnh sát địa phương và người dân đều ghi nhận thương vong và mất mát. Ngay sau đó, Tổng thống Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev yêu cầu ngắt toàn bộ dịch vụ Internet trên toàn lãnh thổ.
Tình trạng bất ổn tại Kazakhstan khiến cho nhiều chuyên gia tin rằng đây chỉ là điểm đến tạm thời của các thợ đào Trung Quốc trước khi họ chính thức chuyển sang Mỹ. Ông Alex Brammer, chủ xưởng Luxor chia sẻ với CNBC rằng các trại đào lớn chỉ mang các thiết bị cũ của họ sang Kazakhstan.
Các quỹ đầu tư đồng quan điểm với các thợ đào. Ông Nic Carter, sáng lập quỹ Castle Island cho biết chi phí năng lượng tại Mỹ khá rẻ và có nguồn năng lượng tái tạo dồi dào. Nếu các thợ đào di chuyển sang đây, vấn đề bảo vệ môi trường sẽ được giải quyết.
Làn sóng thợ đào Bitcoin từ Trung Quốc đẩy Kazakhstan đến năng lượng hạt nhân
Gia tăng khai thác tiền điện tử đang gây ra tình trạng thiếu điện ở Kazakhstan, khiến đất nước giàu năng lượng này phải cân nhắc đến năng lượng hạt nhân.
Theo Nikkei, kể từ khi Trung Quốc ra lệnh cấm khai thác Bitcoin hồi tháng 5.2021, làn sóng người khai thác tiền điện tử đã di cư đến Kazakhstan, đưa quốc gia này lên vị trí thứ hai sau Mỹ về sản xuất tiền điện tử toàn cầu.
Dữ liệu mới nhất của Trung tâm Tài chính thay thế Cambridge cho thấy, thị phần của Kazakhstan về tỷ lệ băm trên thế giới, thước đo mức độ xử lý của máy tính được sử dụng để khai thác tiền điện tử, hiện đã tăng lên 18,1%, gấp bốn lần so với năm trước.
Kết quả trên một phần là do Kazakhstan đã tạo ra một môi trường thân thiện với khai thác tiền điện tử bằng cách thiết lập khung pháp lý cho ngành vào tháng 7.2020, với mong muốn thu được lợi ích tài chính. Luật pháp cho phép cộng với tình trạng dư thừa năng lượng đã khiến Kazakhstan trở thành điểm đến chính đối với các công ty và thợ đào muốn di chuyển khỏi Trung Quốc.
Tuy nhiên, vấn đề là hoạt động khai thác tiền điện tử yêu cầu sử dụng một lượng năng lượng rất lớn. Trong một năm bình thường, mức tiêu thụ năng lượng ở Kazakhstan tăng khoảng từ 1% đến 2%. Nhưng theo Thứ trưởng Năng lượng của Kazakhstan Murat Zhurebekov, tính đến thời điểm hiện tại trong năm nay, đã có "mức tăng trưởng bất thường" khoảng 8%, tương đương 1.000 đến 1.200 megawatt (MW).
Tháng 10.2021, Công ty Điều hành Lưới điện Kazakhstan (Kazakhstan Electricity Grid Operating Company - KEGOC) đổ lỗi một phần cho sự cố mất điện tại ba nhà máy điện, bao gồm cả cơ sở lớn nhất nước Ekibastuz-1, là do nhu cầu gia tăng từ các công ty khai thác tiền điện tử. Tình trạng này có thể sẽ buộc chính phủ phải có những quyết định khó khăn về sản xuất năng lượng để giữ cho việc khai thác Bitcoin tiếp tục hoạt động.
Trong cuộc họp hôm 26.11, Tổng thống Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev đã đề cập đến lựa chọn hạt nhân. "Nhìn về tương lai, chúng ta sẽ phải đưa ra một quyết định không phổ biến về việc xây dựng một nhà máy điện hạt nhân".
Năng lượng hạt nhân có vẻ sẽ là sự lựa chọn phù hợp tự nhiên đối với một đất nước sản xuất 41% uranium hàng đầu thế giới vào năm 2020, theo dữ liệu của Hiệp hội Hạt nhân Thế giới. Nhưng sức mạnh nguyên tử đặc biệt đang gây tranh cãi ở Kazakhstan, nơi vẫn còn mang những vết sẹo của cuộc thử nghiệm vũ khí thời Liên Xô. Theo báo cáo trên tạp chí Nature, Liên Xô đã tiến hành 110 cuộc thử nghiệm trên mặt đất tại một địa điểm của Kazakhstan từ năm 1949 đến năm 1963, trước khi chuyển các vụ nổ xuống lòng đất. Theo ước tính từ các cơ quan y tế địa phương, khoảng 1,5 triệu người đã tiếp xúc với bụi phóng xạ. Nhà máy điện hạt nhân duy nhất của Kazakhstan đã đóng cửa vào năm 1999, và thảo luận về việc xây dựng một nhà máy hạt nhân mới liên tục bị cản trở.
Trung tâm dữ liệu của một công ty khai thác tiền điện tử ở Kazakhstan
Dù vậy, cuộc khủng hoảng năng lượng gần đây đã đưa vấn đề hạt nhân trở thành tâm điểm. Cơ quan Năng lượng Quốc tế mô tả Kazakhstan là "nhà sản xuất chính của tất cả các nhiên liệu hóa thạch", bao gồm than đá, khí đốt tự nhiên và "trữ lượng dầu thô đã được chứng minh là cao thứ 12 thế giới". Dữ liệu do Statista tổng hợp đưa Kazakhstan lên vị trí thứ 8 trong số các nước sản xuất than trên thế giới vào năm 2020. Nhưng Kazakhstan đã cam kết giảm lượng khí thải carbon và than, vốn chiếm 70% sản lượng điện trong nước.
Hiện tại, để bù đắp cho tình trạng thiếu hụt điện, Kazakhstan đã tăng cường lượng điện năng từ Nga, theo một thỏa thuận cho phép cả hai nước tham gia vào lưới điện quốc gia của nhau tùy theo nhu cầu biến động. Điện được cung cấp theo điều kiện phi thương mại, nhưng nhu cầu tăng đột biến gần đây đã khiến nước láng giềng phía bắc của Kazakhstan khó chịu. Các cuộc đàm phán đang được tiến hành để ấn định tỷ giá thương mại cho việc tăng nhập khẩu điện.
Trong khi đó, KEGOC đang phân bổ nguồn cung cấp năng lượng cho khoảng 50 công ty khai thác tiền điện tử hoạt động chính thức trong nước. Các công ty này có thỏa thuận với đơn vị vận hành lưới điện, nhưng vẫn có nhiều thợ mỏ chưa đăng ký, đang hoạt động trong "vùng xám" không bị hạn chế về việc sử dụng điện. Nhóm người này đã tăng lên trong những tháng gần đây khi việc di cư khai thác từ Trung Quốc diễn ra ngày càng nhanh.
Theo ông Alan Dorjiyev, Chủ tịch Hiệp hội Blockchain và Công nghiệp Trung tâm dữ liệu Kazakhstan, việc củng cố lại số lượng "thợ đào vùng xám" là rất quan trọng đối với an ninh năng lượng lâu dài của đất nước. Từ năm 2022, Kazakhstan sẽ áp dụng mức thuế mới là 0,0023 USD cho mỗi kilowatt/giờ được sử dụng bởi các công ty đã đăng ký. Đối với các công ty khai thác trong tương lai, nhà chức trách đang cân nhắc luật mới để giới hạn bất kỳ hoạt động mới nào ở mức 1 MW điện cho mỗi cơ sở, với giới hạn quốc gia là 100 MW.
Bất chấp những thách thức, khai thác tiền điện tử được xem là một công cụ làm tiền cho nền kinh tế Kazakhstan. Ngành công nghiệp này được dự đoán sẽ mang lại 1,5 tỉ USD trong 5 năm tới, các kho bạc nước này sẽ được hưởng lợi từ 300 triệu USD thu nhập từ thuế. Kazakhstan hiện vẫn là điểm đến hấp dẫn dành cho các công ty khai thác tiền điện tử vì giá điện tương đối thấp, môi trường pháp lý thân thiện và tiềm năng năng lượng tái tạo chưa được khai thác, bao gồm thủy điện, năng lượng mặt trời và năng lượng gió. BIT Mining, công ty hàng đầu trong ngành gần đây đã rời khỏi Trung Quốc, nêu ra những lợi ích đó khi lên kế hoạch xây dựng một trung tâm dữ liệu 40 MW tại Kazakhstan.
Có một trường hợp đáng chú ý là Enegix, nhà khai thác tiền điện tử điều hành một trung tâm dữ liệu 180 MW có trụ sở ở phía bắc Kazakhstan, đang tìm kiếm giải pháp riêng cho tình trạng thiếu hụt năng lượng. Enegix có kế hoạch khai thác nước sông để cung cấp năng lượng cho hoạt động khai thác, chấm dứt sự phụ thuộc vào lưới điện quốc gia.
Mặc dù thủy điện được coi là một phần của giải pháp, nhưng các khu vực khác ở Trung Á đang bị đe dọa bởi mực nước giảm. Sau một mùa hè dài và khô hạn, Kyrgyzstan hiện phải trải qua tình trạng thiếu điện, với năng lượng được phân bổ cho lợi ích thương mại. Hồ chứa của các nước láng giềng như Kazakhstan, Tajikistan và Uzbekistan có thể không đủ nước để cung cấp cho nhu cầu phát điện và tưới tiêu trong năm tới.
Một quốc gia thiếu điện vì thợ đào Bitcoin Nhiều vùng của Kazakhstan bị thiếu điện vì việc gia tăng khai thác tiền số tại nước này. Matthew Heard, một kỹ sư phần mềm đến từ San Jose bày tỏ sự lo lắng về 33 máy đào Bitcoin của mình ở Kazakhstan. Trong tuần qua, quốc gia này liên tục cắt điện nhằm hạn chế nguồn cung năng lượng cho thợ khai...