Bao lâu nên đi khám để sàng lọc tốt nhất ung thư cổ tử cung?
Với tiến bộ của y học hiện đại cho phép phát hiện ra ung thư cổ tử cung – một trong những bệnh phổ biến tại Việt Nam, đứng thứ 2 sau ung thư vú ở phụ nữ ở giai đoạn sớm, ngay cả khi không có triệu chứng hay dấu hiệu chỉ điểm.
Vậy bao lâu nên đi khám để sàng lọc tốt nhất ung thư cổ tử cung?
Đi khám phụ khoa phát hiện ung thư
Chị K.H.Đ (nữ, 48 tuổi, Hà Nội) trong một lần tình cờ kiểm tra phụ khoa đã giật mình phát hiện bị ung thư cổ tử cung (CTC). Chị kể, gia đình không ai mắc bệnh lý ung thư phụ khoa, bản thân có đi khám phụ khoa định kỳ, xét nghiệm sàng lọc ung thư CTC một lần bình thường và HPV chưa xét nghiệm bao giờ, kinh nguyệt đều và có 2 con sinh thường.
Do không phát hiện bất thường nên chị chủ quan không khám lại. Khi thấy xuất hiện tê bì 2 tay, bệnh nhân đã vào bệnh viện kiểm tra cơ xương khớp, được chẩn đoán thoái hóa khớp. Bác sĩ có tư vấn chị khám thêm phụ khoa vì nằm trong độ tuổi trung niên dù không có dấu hiệu cảnh báo về đau bụng, ra máu âm đạo bất thường…
Khi khám kết quả xét nghiệm tế bào cổ tử cung là AGUS, HPV dương tính type 18. Ngay sau đó, bệnh nhân đã được chỉ định soi cổ tử cung, nạo ống cổ tử cung. Kết quả mô bệnh học là ung thư biểu mô tuyến cổ tử cung.
BS Hiền đang khám cho một bệnh nhân. Ảnh TG
BS Nguyễn Thị Hiền – Chuyên khoa Sản, BVĐK MEDLATEC cho rằng, trường hợp bệnh nhân Đ may mắn khi đã được phát hiện sớm. Kết quả giải phẫu bệnh của ung thư cổ tử cung tế bào tuyến tại chỗ chưa có di căn. Bệnh nhân đã phẫu thuật để cắt tử cung hoàn toàn và 2 buồng trứng thành công tại Bệnh viện Phụ sản TW. Bệnh nhân sức khỏe đã ổn định hơn sau phẫu thuật.
Bệnh ung thư cổ tử cung là bệnh nguy hiểm ở phụ nữ sẽ để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng khi không phát hiện sớm, điều trị kịp thời. Do phải khoét chóp cổ tử cung hoặc cắt cổ tử cung ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng sống và đời sống tình dục của chị em, khả năng làm mẹ ở phụ nữ chưa có con khi không may mắc phải căn bệnh này.
Thời điểm sàng lọc tốt nhất ung thư cổ tử cung
Video đang HOT
Theo “Kế hoạch hành động quốc gia dự phòng và kiểm soát ung thư cổ tử cung giai đoạn 2016-2025″ của Vụ bảo vệ Bà mẹ – trẻ em (Bộ Y tế) đã ban hành 5 phác đồ sàng lọc ung thư CTC gồm xét nghiệm HPV, bộ đôi Co – testing: tế bào CTC và HPV. Vì vậy, chị em đi khám nên đến cơ sở y tế uy tín có đầy đủ trang thiết bị hiện đại để thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán ung thư CTC.
Khi chị em thấy xuất hiện các dấu hiệu chảy máu bất thường ở âm đạo (chảy máu giữa chu kỳ kinh nguyệt, chảy máu trong và sau khi quan hệ), đau vùng chậu, tiểu tiện bất thường hoặc sưng chân thường đã ở giai đoạn muộn.
Về nguyên nhân gây bệnh, các chuyên gia y tế cho hay, chủ yếu là do nhiễm virus HPV type 16, 18 và có hơn 90% trường hợp ung thư CTC thấy sự có mặt của HPV. Nếu HPV 18 dương tính, tế bào CTC biến đổi từ ACUS, AGUS trở lên (đặc biệt AGUS) thì dù có soi CTC không thấy tổn thương bề mặt CTC, bác sĩ cũng phải chỉ định nạo ống CTC, nạo buồng tử cung tìm xem có tế bào tuyến ung thư hay không. Ngoài ra, với những người quan hệ sớm (dưới 18 tuổi), có nhiều bạn tình, mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục, sinh nhiều, gia đình có tiền sử ung thư… nguy cơ mắc bệnh ung thư cổ tử cung càng cao.
BS Hiền khuyến cáo, có rất nhiều người chủ quan với bệnh ung thư cổ tử cung do không có biểu hiện rõ ràng. Khi xuất hiện triệu chứng hoặc tình cờ đi khám, bệnh đã ở giai đoạn muộn khiến việc điều trị thấp, ảnh hưởng chất lượng sống và có nhiều biến chứng. Để phòng tránh căn bệnh này, chị em cần chú ý khám sức khỏe định kỳ.
Theo đó, các mốc khám ung thư cổ tử cung chị em hãy chủ động:
Từ 21-24 tuổi: Nên làm xét nghiệm Pap smear hay Thin Prep 3 năm/1 lần.
Ở độ tuổi trung niên (từ 25 – 65 tuổi): Nên thực hiện đồng thời xét nghiệm Pap và xét nghiệm HPV 5 năm/1 lần.
Người trên 65 tuổi nếu không có sự bất thường nào ở tế bào CTC, thực hiện xét nghiệm Pap và HPV đều cho ra kết quả âm tính trong vòng 10 năm qua có thể ngừng tầm soát.
Ngoài các mốc trên khi thấy có biểu hiện bất thường nào, chị em nên đến cơ sở y tế uy tín để thực hiện tầm soát ngay.
Vẫn mang thai và sinh hoạt vợ chồng sau khi bị ung thư cổ tử cung
Trước kia, bệnh nhân bị ung thư cổ tử cung đồng nghĩa phải cắt bỏ hết cổ tử cung và hầu như không thể mang thai, quan hệ tình dục cũng khó khăn. Nhiều bệnh nhân phải ly hôn sau khi điều trị ung thư nhưng giờ đã khác.
Có con được sau phẫu thuật
Một cặp vợ chồng trẻ tìm tới bác sĩ Nguyễn Văn Tiến - trưởng khoa Ngoại 1, Bệnh viện Ung bướu TP.HCM với tâm trạng ủ rũ. Người vợ bị ung thư cổ tử cung giai đoạn sớm. Cả hai mới lập gia đình cần sinh một đứa con.
Bệnh nhân đã được tầm soát để sinh con và làm sinh thiết tại một bệnh viện sản phụ khoa lớn kết quả thật bất ngờ với vợ chồng cô gái: ung thư cổ tử cung giai đoạn IB với bướu 1cm.
Theo yêu cầu phải cắt hết tử cung. Tuy nhiên, bệnh nhân đã tìm hiểu và biết có thể phẫu thuật bảo tồn nên cô gái tìm đến khoa ngoại phụ khoa xin bằng mọi giá bảo tồn cho vợ chồng có một đứa con.
Trường hợp này, bác sĩ Tiến cho biết may mắn cho bệnh nhân, bệnh ung thư cổ tử cung của cô đáp ứng tất cả những yêu cầu nghiêm ngặt để mổ bảo tồn và đáng mừng hơn nữa bệnh nhân này được áp dụng một kỹ thuật phẫu thuật mới mà hiện nay mới thực hiện lần đầu tại Việt Nam: phẫu thuật bảo tồn sinh sản bằng phương pháp khoét chóp cổ tử cung rộng qua ngả âm đạo và phẫu thuật nội soi nạo hạch chậu hai bên.
Với loại phẫu thuật này sẽ làm tăng khả năng thụ thai sau này từ 50-60% lên tới 80-90% vì cổ tử cung còn rất dài đảm bảo giữ được thai trong quá trình mang thai. Về mặt ung thư vẫn bảo đảm an toàn tuyệt đối: bướu kích thước
Không chỉ phẫu thuật bảo tồn âm đạo, bác sĩ Tiến cho biết hiện nay khoa ngoại 1 đã thực hiện thành công gần vài chục trường hợp nối dài âm đạo cho những phụ nữ trẻ trong trong thời kỳ còn hoạt động tình dục không may bị ung thư phụ khoa mà phải cắt đi cả tử cung và một nửa âm đạo làm cho đời sống vợ chồng không còn như trước.
Bác sĩ Tiến cho biết có rất nhiều hoàn cảnh thương tâm, chia ly của những cặp vợ chồng, tình nhân không phải vì bệnh tật mà vì lý do người bạn đời không thể đáp ứng được nhu cầu sinh lý.
Thấu hiểu những việc tưởng chừng như rất nhỏ không làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị ung thư, nhưng thật ra đây là vấn đề quan trọng trong phác đồ điều trị toàn diện.
Hiện tại trên chục bệnh nhân đã được phẫu thuật và rất hài lòng, đặc biệt là những cặp vợ chồng trẻ.
Bác sĩ Tiến cho biết tương lai không những phẫu thuật này chỉ thực hiện trên bệnh nhân ung thư phụ khoa mà còn có thể nhận phẫu thuật cho bệnh nhân đã bị cắt ngắn âm đạo trước đây.
Quyết tâm không những điều trị khỏi bệnh, điều trị kéo dài tăng tỉ lệ sống còn của người bệnh ung thư phụ khoa mà còn nâng cao chất lượng sống giúp cho người bệnh và gia đình giảm bớt phần nào những đau thương mất mát mà người phụ nữ phải gánh chịu. Đó là tâm quyết của những người làm công tác điều trị ung thư phụ khoa.
Ca phẫu thuật của bác sĩ Tiến cho bệnh nhân ung thư cổ tử cung
Thủ phạm gây ung thư cổ tử cung
Bác sĩ Tiến cho biết ung thư cổ tử cung là ung thư thường gặp ở phụ nữ, đứng hàng thứ 2 sau ung thư vú. Tại Việt Nam, ước tính cứ 100.000 phụ nữ thì có 20 trường hợp mắc bệnh ung thư cổ tử cung và 11 trường hợp tử vong. Với những tiến bộ của y khoa hiện đại, bệnh này được chữa khỏi gần 100% các trường hợp nếu bệnh được phát hiện sớm. Tuy nhiên, nếu không được phát hiện sớm, ung thư cổ tử cung lại rất khó chữa.
Thủ phạm hàng đầu gây ung thư cổ tử cung là nhiễm virus HPV. Một số yếu tố được xem là tăng nguy cơ nhiễm HPV và phát triển ung thư cổ tử cung như:
Phụ nữ quan hệ tình dục sớm (trước 18 tuổi) hoặc quan hệ với nhiều người.
Dùng thuốc tránh thai kéo dài.
Sinh đẻ nhiều (từ trên 4 lần); hút thuốc lá;
Tình trạng suy giảm miễn dịch như nhiễm HIV, mắc các bệnh lây qua đường tình dục, đặc biệt là viêm sinh dục do nhiễm Trichomonas, Chlamydia trachomatis, Herpes simplex virus type 2 (HSV2)...
Các yếu tố khác như: nghèo nàn, lạc hậu, vệ sinh kém, thực phẩm nghèo chất dinh dưỡng (sinh tố A, acid folic, trái cây, rau tươi...).
Bác sĩ Tiến cho biết việc tầm soát sẽ giúp phát hiện sớm ung thư cổ tử cung, từ đó ngăn chặn tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong do bệnh.
Dấu hiệu chung cảnh báo 5 loại ung thư phụ khoa Hãy đọc và chia sẻ với bạn bè, gia đình để ngày càng nhiều phụ nữ nhận thức rõ ràng hơn về bệnh ung thư phụ khoa. Bất cứ phụ nữ nào cũng nên biết về bệnh ung thư phụ khoa - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK Bác sĩ Anita Mitra, đại sứ tổ chức từ thiện về bệnh ung thư phụ khoa của...