Bão không quá mạnh nhưng có thể gây lụt
Theo Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp, cơn bão số 4 hình thành ngay sát bờ. Đặc biệt quan ngại là đợt mưa khá lớn tập trung từ Quảng Trị đến Đà Nẵng, không loại trừ tương tự như đợt mưa gây ra trận lụt tồi tệ năm 2020.
Ngày 18.9, Thủ tướng Chính phủ có Công điện về việc tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ. Công điện gửi Bí thư, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định; Bộ trưởng các bộ: Quốc phòng, Công an, NN-PTNT, TN-MT, GTVT, LĐ-TB-XH, Công thương, GD-ĐT, Y tế.
Gây mưa cực lớn tại Hà Tĩnh – Quảng Nam
Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia (NCHMF) cho biết lúc 16 giờ ngày 18.9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vị trí khu vực quần đảo Hoàng Sa, cách Đà Nẵng khoảng 430 km về phía đông đông bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50 – 61 km/giờ), giật cấp 9; di chuyển chủ yếu theo hướng tây với tốc độ khoảng 15 km/giờ. Trong ngày 19.9, khả năng áp thấp nhiệt đới sẽ mạnh lên thành cơn bão số 4 năm 2024.
Theo ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc NCHMF, từ tối 18.9, ở khu vực bắc Biển Đông (bao gồm khu vực quần đảo Hoàng Sa), vùng biển từ Nghệ An – Quảng Ngãi (bao gồm cả huyện đảo Lý Sơn, Cù Lao Chàm, Cồn Cỏ, Hòn Ngư) có gió mạnh cấp 6 – cấp 7, sóng biển cao 2 – 4 m, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8 (62 – 74 km/giờ), giật cấp 10, sóng biển cao 3 – 5 m, biển động mạnh. Vùng ven bờ biển Nghệ An, Quảng Ngãi, Hà Tĩnh có sóng từ 2 – 3 m, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng 3 – 5 m.
Ông Khiêm nhận định Trung bộ đang rơi vào triều cường buổi đêm từ 0 – 3 giờ, còn trưa từ 11 – 13 giờ. Nước dâng do bão cao nhất trong sáng 19.9 từ 0,3 – 0,5 m khả năng ảnh hưởng tới lồng bè và khu nuôi trồng thủy hải sản. Đối với đất liền, ông cho hay từ gần sáng và ngày 19.9, vùng đất liền ven biển từ Quảng Bình – Quảng Nam có gió mạnh cấp 5 – cấp 6, giật cấp 7 – cấp 8. Từ trưa đến chiều 19.9, ven biển Hà Tĩnh – Quảng Nam có gió mạnh dần lên cấp 6 – 7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8 (62 – 74 km/giờ), giật cấp 10. Sâu trong đất liền có gió giật cấp 6 – 7.
Giám đốc NCHMF đánh giá mưa sẽ tập trung trong hai ngày 18 – 19.9, trọng tâm mưa tập trung ở Hà Tĩnh – Quảng Nam. Các tỉnh khác thuộc khu vực Bắc Trung bộ và Trung Trung bộ có mưa to đến rất to. Vùng trũng, thấp, khu đô thị ở đây có nguy cơ bị ngập lụt và sạt lở đất, lũ quét ở vùng núi.
Có thể gây mưa lớn từ Quảng Trị đến Đà Nẵng
Chiều 18.9, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp chủ trì họp ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão. Cuộc họp trực tuyến với các tỉnh, thành phố ven biển từ Ninh Bình đến Bình Định.
Theo Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp, cơn bão số 4 hình thành ngay sát bờ. “Chúng tôi rất lo lắng do bão đi chậm lại sẽ rất khó dự báo, dự đoán. Bão số 4 nếu có hình thành thì không lớn về cường độ, chỉ giật đến cấp 10. Nhưng đặc biệt quan ngại là đợt mưa khá lớn tập trung từ Quảng Trị đến Đà Nẵng, không loại trừ tương tự như đợt mưa gây ra trận lụt tồi tệ năm 2020″, ông Hiệp lo ngại.
Đặc biệt, tránh tư tưởng chủ quan vì thấy gió nhỏ. Các địa phương cần rà soát tình trạng ngập lụt và có phương án sơ tán dân. Lưu ý kê cao đồ đạc, di chuyển tài sản giá trị đến chỗ an toàn. Lưu ý khu vực này có rất nhiều thủy điện nhỏ, cần rà soát quy trình vận hành, tránh trường hợp khi ra lệnh chỉ đạo mới tính xem thẩm quyền của ai.
“Đây là cơn bão gây mưa là chính. Yêu cầu các bộ, ngành huy động lực lượng tối đa. Lực lượng chủ chốt là công an, quân đội phải đảm bảo hỗ trợ 4 tại chỗ, tránh việc có mưa là bị chia cắt như khu vực miền núi phía bắc”, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp nói.
Theo báo cáo của Bộ Tư lệnh BĐBP, tính đến 11 giờ ngày 18.9, đã kiểm đếm, hướng dẫn 66.960 tàu/306.725 người biết diễn biến, hướng di chuyển của áp thấp nhiệt đới để chủ động di chuyển vòng tránh. Hiện không có phương tiện nằm trong vùng nguy hiểm; các phương tiện nằm trong vùng ảnh hưởng đang di chuyển vòng tránh.
Theo Cục Quản lý đê điều và phòng, chống thiên tai, về hồ thủy điện ở Bắc Trung bộ có 9 hồ chứa vận hành điều tiết qua tràn với lưu lượng từ 20 – 693 m3/s trở lên. Nam Trung bộ các hồ vận hành bình thường, không điều tiết qua tràn.
Trên các tuyến đê biển, đê cửa sông từ Ninh Bình – Bình Định hiện có 39 trọng điểm (Ninh Bình 3; Thanh Hóa 1; Hà Tĩnh 5; Quảng Bình 10; Quảng Trị 5; Thừa Thiên-Huế 8; Đà Nẵng 3; Quảng Nam 1; Quảng Ngãi 3).
Maldives đình chỉ chức vụ 3 Thứ trưởng do xúc phạm Thủ tướng Ấn Độ
Phóng viên TTXVN tại New Delhi đưa tin, ngày 7/1, Tổng thống Maldives Mohamed Muizzu đã đình chỉ chức vụ 3 Thứ trưởng Bộ Thanh niên vì đưa ra "những nhận xét xúc phạm" đối với Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi.
Tổng thống Maldives Mohamed Muizzu (ảnh) đã đình chỉ chức vụ 3 Thứ trưởng Bộ Thanh niên vì đưa ra "những nhận xét xúc phạm" đối với Thủ tướng Ấn Độ. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo Chính phủ Maldives, Tổng thống Muizzu, người giành chiến thắng trong cuộc bầu cử vào tháng 9/2023 nhờ những cam kết bao gồm việc loại bỏ một đội quân Ấn Độ làm nhiệm vụ điều khiển máy bay hàng hải khỏi quần đảo Maldives, đã cấm các Thứ trưởng nói trên làm việc trong khi chờ điều tra. Các Thứ trưởng bị đình chỉ là Malsha Shareef, Abdulla Mahzoon và Mariyam Shiuna.
Những quan chức này đã đưa ra những lời xúc phạm Thủ tướng Modi sau khi ông thăm vùng lãnh thổ Lakshadweep của Ấn Độ, một cụm đảo san hô nằm ngay phía Bắc Maldives. Trong tuyên bố, Chính phủ Maldives nêu rõ: "Chính phủ Maldives đã biết về những bình luận xúc phạm trên các nền tảng xã hội nhằm vào các nhà lãnh đạo nước ngoài và các cá nhân cấp cao. Những ý kiến này mang tính cá nhân và không đại diện cho quan điểm của Chính phủ Maldives".
Thủ tướng Modi hôm 4/1 đã đăng tải trên mạng xã hội những bức ảnh về chuyến thám hiểm dưới đáy biển của mình ở Lakshadweep và chia sẻ "trải nghiệm thú vị" về chuyến đi đến các hòn đảo nằm ở Biển Arab. Tuy nhiên, ngay sau đó, các Thứ trưởng Maldives trên đã đăng trên mạng xã hội những dòng bình luận xúc phạm Thủ tướng Modi vì cho rằng những đăng tải của ông là nhắm vào Maldives, đồng thời đe dọa Ấn Độ phải đối mặt với những thách thức đáng kể trong việc cạnh tranh với Maldives về lĩnh vực du lịch biển. Một trong những Thứ trưởng trên tuyên bố Ấn Độ đang chuyển trọng tâm khỏi Maldives bằng cách quảng bá Lakshadweep như một địa điểm du lịch khác.
Một quan chức hành chính cấp cao của Maldives cho hay, chính quyền Male quan ngại về hậu quả từ những phát ngôn nói trên vì người Ấn Độ là nhóm du khách nước ngoài lớn nhất đến Maldives, nơi du lịch chiếm gần 1/3 nền kinh tế.
Tranh cãi này xảy ra trong bối cảnh mối quan hệ giữa Ấn Độ và Maldives đang căng thẳng sau khi Tổng thống Muizzu lên nắm quyền.
Ngăn chặn 'quà cảm ơn' biến tướng: Cần xóa cơ chế xin - cho Sự biến tướng của những món 'quà cảm ơn' vốn đang trở thành luật 'bất thành văn' sẽ không thể chấm dứt một khi cơ chế xin - cho vẫn còn tồn tại. Luật bất thành văn Trong khoảng 2 năm giữa đại dịch Covid-19 (từ tháng 9.2020 - 12.2022), 25 bị cáo là các cựu quan chức, cán bộ của các bộ,...