Báo Hong Kong: Trung Quốc nên xét lại đường lưỡi bò
Tờ báo uy tín nhất của Hong Kong đăng bài bình luận cho rằng Bắc Kinh nên cân nhắc lại tuyên bố đường 9 đoạn về chủ quyền trên Biển Đông.
Trung Quốc bất chấp chủ quyền của Việt Nam và luật pháp quốc tế khi đưa giàn khoan HD-981 ra Biển Đông.
Tờ South China Morning Post cuối tháng 4 đăng bài bình luận của Phó giáo sư Mike Rowse thuộc đại học Trung văn Hong Kong cho rằng, lập trường của Trung Quốc không có chỗ đứng trong dư luận quốc tế. Thậm chí ngay cả những nước mà Trung Quốc coi là bạn cũng kiên quyết phản đối tuyên bố chủ quyền trên.
Theo ông, cái gọi là đường 9 đoạn (còn gọi là đường lưỡi bò) mà Trung Quốc đưa ra để đòi chủ quyền hầu hết Biển Đông không thể đứng vững trên cơ sở lịch sử và pháp lý. Ngoài ra về mặt địa lý, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa gần với Việt Nam hơn nhiều so với Trung Quốc đại lục.
Chuyên gia này khẳng định “mặc dù không có quyền trong các vấn đề đối ngoại như chính quyền trung ương, người dân Hong Kong vẫn có mong muốn mạnh mẽ về một giải pháp hòa bình cho bế tắc hiện nay”.
Video đang HOT
Trong bài viết trên blog cá nhân hôm qua, học giả Lý Lệnh Hoa, nhà nghiên cứu Trung Quốc về biển và luật biển, ôn lại truyền thống hữu nghị Việt Nam – Trung Quốc trong quá khứ, đặc biệt nhân sự kiện 60 năm kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ.
Ông Lý nhấn mạnh rằng hai nước cần tiếp tục phát huy truyền thống trên, đồng thời phải đảm bảo duy trì một Biển Đông hòa bình và ổn định, xuất phát từ nhu cầu phát triển kinh tế hiện nay.
“Hai nước là láng giềng, đều tham gia ký kết Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) năm 2002 và Công ước về Luật biển (UNCLOS) năm 1982. Chỉ cần hai bên bình tĩnh, lý trí, thông qua đàm phán hữu nghị và tích cực, thì tranh chấp và bất đồng nào cũng sẽ được giải quyết”, ông viết.
Trong một bài phỏng vấn với Hoàn cầu Thời báo trước đó, học giả Lý Lệnh Hoa cũng thẳng thắn chia sẻ quan điểm rằng Bắc Kinh cần tuân thủ theo điều 74 và điều 83 của Công ước, cần tôn trọng chủ trương thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của các quốc gia ven biển.
Các nhận đinh trên được đưa ra được đặc biệt quan tâm trong thời điểm căng thẳng gia tăng trong khu vực, khi Trung Quốc đưa giàn khoan HD-981 ra Biển Đông và hàng chục máy bay, tàu của nước này uy hiếp, cản trở lực lượng cảnh sát biển Việt Nam thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền.
Việc Trung Quốc đưa giàn khoan vào định vị trong vùng biển Việt Nam vấp phải sự quan ngại và phản đối mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế. Mỹ lên án hành động của Trung Quốc là nguy hiểm và mang tính đe dọa, trong khi Nhật Bản kêu gọi Bắc Kinh kiềm chế những hành động đơn phương và khiêu khích.
Theo Xahoi
Đàm phán vụ giàn khoan: Hãy nhớ vụ bội ước ở Scarborough!
Quan chức ngoại giao Trung Quốc vu cáo tàu Việt Nam cố tình đâm húc tàu Trung Quốc, đồng thời tuyên bố Trung Quốc có thể đàm phán nếu Việt Nam rút tàu.
Giàn khoan HD-981 trên thềm lục địa Việt Nam
Trong bối cảnh căng thẳng gia tăng do các hành động ngang ngược và bất chấp luật pháp quốc tế của Trung Quốc, hôm qua, một quan chức Bộ Ngoại giao nước này lại đổ thêm dầu vào lửa khi vu cáo các tàu Việt Nam "cố tình đâm húc vào tàu Trung Quốc" ở khu vực giàn khoan HD-981.
Truyền thông Trung Quốc dẫn lời Yi Xianliang, Phó tổng vụ trưởng Vụ Biên giới và Đại dương thuộc Bộ Ngoại giao Trung Quốc, cho rằng tàu Trung Quốc đã kiềm chế tối đa, và chỉ phản ứng lại bằng vòi rồng, và rằng các tàu Trung Quốc hoạt động ở khu vực này đều là tàu dân sự.
Đây là những lời lẽ hoàn toàn sai sự thật. Trong cuộc họp báo quốc tế do Việt Nam tổ chức chiều 7/5 tại Hà Nội, ông Ngô Ngọc Thu - Phó Tư lệnh Cảnh sát Biển Việt Nam cho biết, tính đế thời điểm đó, Trung Quốc đã đưa đến hiện trường tổng cộng 80 tàu các loại để tham gia bảo vệ và phục vụ giàn khoan 981. Trong đó có 7 tàu quân sự, bao gồm tàu hộ vệ tên lửa 534 và tàu tuần tiễu tấn công nhanh và nhiều tàu khác.
Khi các tàu thực thi pháp luật của Việt Nam ra ngăn chặn hành vi trái phép thì các tàu bảo vệ được sự yểm trợ của máy bay có hành động hung hăng đâm thẳng vào tàu của Việt Nam, dùng vòi rồng, súng bắn nước nhằm vào tàu của Việt Nam gây hư tàu và gây thương tích.
Cũng trong cuộc họp báo này, phía Việt Nam đã công bố một video cho thấy các tàu Trung Quốc cố ý đâm húc và tấn công tàu Việt Nam bằng vòi rồng.
Từ những lập luận vu cáo nói trên, Yi Xianliang cho biết, Trung Quốc sẵn sàng đàm phán, nhưng với điều kiện Việt Nam phải rút các tàu ra khỏi khu vực giàn khoan HD-981. Tuy nhiên, theo nhận định của The Diplomat, tạp chí uy tín về các vấn đề châu Á- Thái Bình Dương có trụ sở tại Nhật Bản, thì đề nghị này sẽ không hấp dẫn được Hà Nội, vì Trung Quốc không có dấu hiệu sẽ tự nguyện rút tàu của họ.
Hơn nữa, trong quá khứ, Trung Quốc đã từng có tiền lệ bội ước, lợi dụng thỏa thuận hai bên cùng rút để kiếm lợi cho mình.
The Diplomat dẫn chứng lại vụ việc ở bãi cạn Scarborough của Philippines. Tháng 6/2012, sau một thời gian căng thẳng, Philippines công bố thỏa thuận với Trung Quốc về việc hai bên cùng rút lực lượng. Trung Quốc xác nhận có thỏa thuận này, và tàu hai bên cùng rút đi trước khi một cơn bão lớn đổ bộ. Tuy nhiên, sau đó, tàu Trung Quốc đã quay lại và hiện diện thường xuyên ở khu vực. Lực lượng Trung Quốc còn cắt đứt tuyến đường duy nhất dẫn vào vùng nước bên trong bãi cạn để kiểm soát hoàn toàn việc ra vào ở đây.
Theo Xahoi
Đại diện Chi đội Kiểm ngư 3: Không khoan nhượng trước hành vi cua Trung Quốc Hai trong số các tàu Cảnh sát biển Việt Nam bị phía Trung Quốc đâm hỏng là tàu 2012 và 4033 được gấp rút sửa chữa. Tàu cảnh sát biển 4033 đang được sửa chữa ở Đà Nẵng Ông Thu cho biết các tàu Trung Quốc vẫn tiếp tục va quẹt, kè ngăn chặn các tàu của Cảnh sát biển Việt Nam làm...