Bao giờ thế giới đủ vaccine chống dịch
Thúc đẩy cơ chế hợp tác đa phương và đầu tư cho sáng kiến COVAX giúp phân phối vaccine đến các quốc gia một cách phù hợp hơn, góp phần đưa thế giới sớm thoát ra khỏi đại dịch.
Ngay từ thời điểm ban đầu, việc triển khai tiêm chủng đã mang đến nhiều hy vọng. Đến cuối tháng 7, đã có khoảng 3,7 tỷ người được tiêm liều vaccine đầu tiên, theo dữ liệu từ Our World in Data.
Tuy vậy, sự không đồng đều trong chương trình tiêm chủng đã khiến những thành công của chiến dịch giảm sút.
Trong số 480 triệu người (6,2% dân số toàn cầu) đã được tiêm hai mũi vaccine vào cuối tháng 6, hơn một nửa là công dân của Mỹ và Trung Quốc, theo Foreign Policy. Trong lúc các nhà hoạt động kêu gọi sự phân phối vaccine bình đẳng hơn đến những nước chưa phát triển, sự chênh lệch khả năng tiếp cận vaccine đã đẩy lui ngày đại dịch có thể kết thúc, tạo thêm điều kiện để những biến chủng mới được tạo thành.
Nếu thế giới tiếp tục với tốc độ hiện tại, ít nhất phải đến năm 2024 các quốc gia mới có đủ nguồn cung vaccine phục vụ chương trình tiêm chủng. Trong thời gian đó, nhiều biến chủng có thể đã xuất hiện thêm và thách thức khả năng miễn dịch của con người.
Chiến dịch tiêm chủng đang diễn ra không đồng đều trên toàn thế giới. Ảnh: Reuters.
Cần nhiều cam kết hơn
Trước đó, tại Hội nghị Thượng đỉnh G7 tổ chức ở Anh, những nền công nghiệp phát triển nhất thế giới đã cam kết tài trợ thêm 1 tỷ liều vaccine Covid-19 cho các nước nghèo hơn trong hai năm 2021 và 2022.
Bên cạnh đó, trong khi Trung Quốc khẳng định tiếp tục chương trình phân phối vaccine với 250 triệu liều đã cung cấp cho các quốc gia khác, Mỹ cũng cam kết chuyển giao 500 triệu liều chủ yếu thông qua cơ chế COVAX.
COVAX là sáng kiến phân phối vaccine toàn cầu do Liên minh Đổi mới Sáng tạo Sẵn sàng cho Dịch bệnh (CEPI), Liên minh Vaccine Gavi và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đồng khởi xướng, Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) là đối tác triển khai chính.
Dù quá trình chuyển giao vaccine đang được xúc tiến mạnh mẽ, thế giới vẫn cần phải đầu tư nhiều hơn nữa. Trên thực tế, chưa đầy 1% trong hàng tỷ liều vaccine được đưa đến các nước thu nhập thấp.
Với tốc độ hiện tại, ít nhất phải đến năm 2024 các quốc gia mới có đủ nguồn cung vaccine phục vụ chương trình tiêm chủng.
COVAX cho biết để đạt được mục tiêu tiêm cho 20% người dân ở 92 quốc gia thu nhập thấp vào cuối năm, cơ chế này vẫn cần thêm khoảng 2,8 tỷ USD nữa.
Video đang HOT
Còn đối với các quốc gia, quá trình chuyển giao chậm trễ sẽ khiến đại dịch càng nguy hiểm và gây ra nhiều thiệt hại hơn.
Các đợt bùng phát sẽ kéo dài giai đoạn suy thoái của nền kinh tế toàn cầu, với khoản thiệt hại hiện tại đã vượt quá 28.000 tỷ USD.
Foreign Policy nhận định đến trước mùa hè này, nếu các quốc gia giàu có được tiêm phòng đầy đủ, nhưng các nước nghèo hơn vẫn chưa được tiếp cận với vaccine, nền kinh tế toàn cầu vẫn có thể mất thêm 9.000 tỷ USD nữa.
Các biến chủng dễ lây lan và “chết chóc” càng có thời gian ủ bệnh, lây nhiễm, và đột biến. Khi đó, nguy cơ xuất hiện chủng virus kháng vaccine sẽ càng lớn hơn.
Giống như Tổng thống Mỹ Joe Biden nói: “Chúng ta không thể an toàn chừng nào cả thế giới đều an toàn”.
Cùng các thành viên G7, Mỹ là quốc gia đi đầu trong cam kết phân phối vaccine Covid-19. Ảnh: Reuters.
Nỗ lực khẩn cấp
Trong thời điểm hiện tại, các quốc gia cần nỗ lực khẩn cấp để chung tay tài trợ cho COVAX và Gavi, Foreign Policy nhận định.
Trong khoản ngân sách 9,5 tỷ USD hiện tại, các chính phủ đóng góp tới 8,8 tỷ USD. Phần còn lại thuộc về các công ty, tổ chức xã hội và quỹ từ thiện.
Gavi đã tự hợp tác với các quốc gia và tổ chức phi chính phủ để phân phối vaccine và vận hành các chương trình tiêm chủng.
Trước khi Covid-19 diễn ra, liên minh này đã hỗ trợ tiêm chủng cho gần 900 triệu trẻ em đối với các bệnh truyền nhiễm.
Gavi là điển hình cho kiểu “trục ảnh hưởng”, một sáng kiến mang tính toàn cầu tập hợp các nhân tố trên nhiều lĩnh vực, không đơn thuần chỉ là các quốc gia, nhằm tạo ra phương thức giải quyết các vấn đề chung.
Hệ thống này được Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres gọi là “chủ nghĩa đa phương gắn kết”.
Trong đó, các cơ quan Liên Hợp Quốc, quốc gia thành viên, tổ chức tài chính quốc tế, doanh nghiệp, nhóm từ thiện, chính quyền địa phương và các tổ chức xã hội làm việc cùng nhau để đưa thế giới bước qua giai đoạn khó khăn.
Liên Hợp Quốc cần đi đầu trong nỗ lực gây quỹ để thu hút đóng góp lớn hơn từ các cá nhân và tổ chức từ thiện cho cơ chế hợp tác này.
Trên thực tế, dù nhiều tổ chức từ thiện đã góp tiền cho Gavi, khoản ngân sách thu được từ nhóm này vẫn chưa nhiều, với chỉ khoảng 331 triệu USD. Gần một nửa trong số đó đến từ Quỹ từ thiện Bill & Melinda Gates.
Trong khi đó, triển vọng đóng góp từ đối tượng này vẫn tương đối lớn. Theo một nghiên cứu của UBS, hơn 260.000 quỹ tài trợ ở 39 quốc gia, với tổng tài sản hơn 1,5 nghìn tỷ USD, chi hàng năm khoảng 150 tỷ USD.
Ngoài ra, Liên Hợp Quốc cũng có thể gây quỹ từ 6.000 doanh nghiệp tham gia trong Hiệp ước Toàn cầu của Liên Hợp Quốc. Đây là thỏa thuận nhằm khuyến khích các công ty áp dụng các chính sách bền vững và có trách nhiệm với xã hội.
Trong trường hợp chỉ có 30 công ty trong nhóm cam kết mỗi nơi 10 triệu USD, nguồn quỹ Gavi thu được vẫn cao gấp đôi số tiền đóng góp hiện tại từ các cá nhân và tổ chức từ thiện.
Cần đầu tư nhiều hơn nữa cho cơ chế COVAX để thúc đẩy phân phối vaccine cho các quốc gia một cách phù hợp. Ảnh: Reuters.
Mục tiêu bền vững
Trong khi đó, tiêm chủng toàn cầu là một yêu cầu cấp bách. Nỗ lực này sẽ giúp tăng uy tín và giá trị của doanh nghiệp. Ngoài ra, đây cũng là một hoạt động giúp mang lại lợi nhuận lâu dài, nhất là khi đại dịch đang gây ra thiệt hại lớn cho ngành công nghiệp toàn cầu với hàng tỷ USD doanh số.
Sự phục hồi của nền kinh tế phụ thuộc vào việc triển khai tiêm chủng. Đóng góp của các công ty còn là khoản đầu tư mang đến cả lợi ích về xã hội lẫn kinh tế.
Cách tiếp cận tương tự có thể được áp dụng đối với các mục tiêu khác của Liên Hợp Quốc ngoài chiến dịch tiêm chủng, nhất là vấn đề về người tỵ nạn, chương trình môi trường và năng lượng để thực hiện các mục tiêu khí hậu.
Chấm dứt đại dịch chỉ là bước đầu tiên trong quá trình phục hồi, vì Covid-19 đã làm chậm kế hoạch phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc trong giảm nghèo và bất bình đẳng, cải thiện y tế và giáo dục.
Chấm dứt đại dịch chỉ là bước khôi phục đầu tiên. Ảnh: Reuters.
Nếu cơ chế hợp tác hiện tại không thể giúp thế giới hồi phục, nguy cơ bất bình đẳng và mất lòng tin xảy ra đối với Liên Hợp Quốc và các nước thành viên sẽ ngày càng gia tăng.
Do đó, thông qua cơ chế hợp tác đa phương, thế giới cần huy động tinh thần và nguồn lực vào các “trục ảnh hưởng” như Gavi và COVAX để tạo cơ hội khôi phục và đặt nền móng giải quyết các cuộc khủng hoảng trong tương lai.
Hàng trăm người Thái Lan ngủ qua đêm ngoài đền Bangkok chờ xét nghiệm COVID-19
Hàng trăm người dân Thái Lan đã mang bìa các tông, chăn chiếu và ô để ngủ qua đêm bên ngoài đền Wat Phra Si Rattana Mahathat ở Bangkok, chờ cơ hội xét nghiệm COVID-19 trong bối cảnh ca mắc tăng đột biến và số ca tử vong cao kỷ lục.
Khoảng 500 người đã ngủ qua đêm bên ngoài đền Wat Phra Si Rattana Mahathat chờ xét nghiệm. Ảnh: The Standard
Theo kênh RT, mặc dù cơ sở xét nghiệm này tới 8h sáng 8/7 mở cửa, song người dân tại thủ đô đã đứng xếp hàng từ ngày hôm trước do lo sợ không đến lượt. Cơ sở xét nghiệm trong ngôi đền chỉ hoạt động đến chiều và chỉ có khả năng xét nghiệm cho 900 người/ngày.
Người dân vạ vật nằm chờ để có cơ hội xét nghiệm COVID-19. Ảnh: The Standard
Trước giờ mở cửa 14 tiếng đồng hồ, khoảng 500 người đã mang bìa lều bạt, các tông, chăn và ô tới để xếp hàng qua đêm. Cảnh tượng người dân tụ tập chờ xét nghiệm đã khiến một bộ phận dư luận phẫn nộ.
Họ cho rằng chính phủ cần phải có nhiều biện pháp hơn để kiểm soát đám đông bằng cách triển khai hệ thống đặt lịch xét nghiệm trực tuyến và cung cấp xét nghiệm nhanh tại nhà, thay vì để người dân chen chúc nhau trong một môi trường không đảm bảo khi các ca mắc vẫn đang tăng mạnh.
Cầu thang, lối đi trên cầu đi bộ cũng bị "trưng dụng". Ảnh: The Standard
Cùng ngày, Thái Lan thông báo quốc gia ghi nhận số ca tử vong do COVID-19 cao nhất trong 24 giờ kể từ khi đại dịch bùng phát, với 75 trường hợp.
Số ca mắc COVID-19 cũng tăng mạnh từ giữa tháng 6 trong khi số ca mắc hàng ngày trong tháng 7 đạt ở mức trên 5.600 ca.
Tính đến thời điểm hiện tại, mới chỉ có 12% dân số Thái Lan được tiêm ít nhất 1 liều vaccine COVID-19. Đến hết tháng 6, Thái Lan đã nhận được 10,5 triệu liều vaccine Sinovac của Trung Quốc. Quốc gia Đông Nam Á này cũng đã đặt hàng trên 20 triệu liều vaccine Pfizer. Ngoài ra, một số loại vaccine như Moderna hay AstraZeneca cũng đã được cấp phép sử dụng tại quốc gia.
Biến thể Delta có thể lấn át vaccine COVID-19 Các nhà khoa học nhận định đặc điểm lây lan đáng lo ngại của biến thể Delta trên toàn cầu là dấu hiệu cho thấy biến thể SARS-CoV-2 này có thể lấn át vaccine. Sydney và một số khu vực lân cận đã áp đặt lệnh cấm nghiêm ngặt trong 2 tuần nhằm nỗ lực hạn chế biến thể Delta lây lan. Ảnh:...