Bao giờ đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông hoạt động?
Dự án đường sắt trên cao, tuyến Cát Linh – Hà Đông đã hoàn thành hơn 85% khối lượng công việc.
Tuyến đường sắt Cát Linh- Hà Đông
Dự án đường sắt khởi công từ tháng 10.2011, dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2014, chạy thử toàn tuyến vào năm 2015 và quý 1 năm 2016 sẽ vận hành chính thức.
Tuy nhiên, do nhiều vướng mắc về mặt bằng, điều chỉnh vốn, dự án phải lùi tiến độ đến 6.2016 mới chính thức đưa vào vận hành thương mại. Đến tháng 3/2016, Tổng thầu EPC Trung Quốc xin lỗi vì tiến độ một số hạng mục của dự án tiếp tục bị chậm do thiếu tiền, do tổng thầu nợ các thầu phụ.
Trao đổi với phóng viên ngày 31/5, ông Nguyễn Hồng Trường, Thứ trưởng Bộ GTVT cho biết, hiện nay, dự án đường sắt đã hoàn thành được hơn 85% khối lượng công việc. Dự kiến, ngày 30/6/2016 sẽ kết thúc việc lao dầm trên toàn tuyến. Hoàn thành 12 nhà ga, trong đó có nhà ga Cát Linh là lớn nhất vào ngày 30/9. Khu chứa tàu sẽ hoàn thành vào ngày 31/12. Trong thời gian này, các nhà thầu cũng hoàn thành việc dải đường ray, hệ thống đèn báo, tín hiệu.
Dự kiến đến ngày 31/12, sẽ đưa đoàn tàu vào chạy thử nghiệm. Đến giữa năm 2017 sẽ bắt đầu chạy tàu, khai thác thương mại. “Tiến độ dự án lần này là tiến độ cuối cùng chúng tôi đưa ra và không thể lùi thêm được nữa”, ông Trường thông tin.
Video đang HOT
Liên quan đến thông tin phải bổ sung 250 triệu USD cho tổng thầu EPC Trung Quốc, Thứ trưởng Trường cho hay, việc phải bổ sung số tiền này bắt nguồn từ việc tăng giá trị xây lắp, chuyển giao công nghệ, điều chỉnh vật liệu tàu và công tác đào tạo, vận hành…
“Việc bổ sung 250 triệu USD cho dự án đã được Chính phủ Việt Nam chấp thuận. Hiện nay, Bộ Kế hoạch – Đầu tư đã có công hàm gửi Đại sứ quán Trung Quốc để họ cấp vốn ưu đãi này cho dự án. Các thủ tục gần như đã hoàn tất, dự kiến trong tháng 6/2016, số vốn bổ sung này sẽ được thông qua. Đây là cơ sở để các nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công và hoàn thành tiến độ đề ra”, ông Trường chia sẻ.
Theo ông Trường, trong trường hợp, nguồn vốn nêu trên được giải ngân theo kế hoạch đề ra thì các nhà thầu phụ của Việt Nam sẽ vay tiền của các ngân hàng ở Việt Nam để tiếp tục hoàn thành công việc. Lãi suất sẽ do Tổng thầu EPC Trung Quốc chịu. Phương án này Bộ GTVT đã làm việc với tổng thầu và đơn vị này đã chấp thuận, đồng ý.
“Đây là giải pháp chúng tôi cho rằng các nhà thầu phụ có thể làm được vì thời gian vay và trả không dài. Với thời gian vay khoảng 1-2 tháng thì số tiền lãi suất phát sinh sẽ không lớn”, ông Trường nói thêm.
Dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh – Hà Đông được khởi công ngày 10/10/2011, chịu động đất cấp 8. Tổng mức đầu tư sau khi điều chỉnh là 868,04 triệu USD (18.001 tỉ đồng). Dự án có chiều dài tuyến đi trên cao là 13,5 km (từ Cát Linh đi Hà Đông), khổ đường 1.435mm và 12 nhà ga trên cao (gồm 2 nhà ga trung chuyển Cát Linh và Đại học Quốc gia); khu Depot rộng 19,6ha tại Hà Đông. Đoàn tàu chạy với vận tốc thiết kế tối đa 80/km/h, vận tốc bình quân khai thác 35km/h, khai thác với tần suất vận chuyển khoảng 2 phút/chuyến.
Theo Danviet
Tổng thầu Trung Quốc xin lỗi vì dự án Cát Linh - Hà Đông chậm tiến độ
Thừa nhận dù đã nỗ lực, nhưng dự án đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông (Hà Nội) vẫn chậm tiến độ, đại diện Tổng thầu EPC Trung Quốc tại Việt Nam cho biết nguyên nhân chính là thiếu tiền.
Tại cuộc họp tiến độ dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông chiều 2/3, ông Dư Giang (đại diện Tổng thầu EPC Trung Quốc tại Việt Nam) thừa nhận tiến độ thi công chậm so với yêu cầu đặt ra. Các ga Cát Linh, La Thành, Thái Hà, Láng, Thanh Xuân 3, bến xe Hà Đông đã chậm từ 9 đến 22 ngày so với tiến độ đề ra. Công tác lao dầm cũng đang chậm so với kế hoạch. Công tác đúc dầm sẽ hoàn thành vào tháng 3 năm nay... Tuy nhiên, vấn đề mấu chốt nhất hiện nay là Tổng thầu đang thiếu tiền để triển khai.
Thứ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Hồng Trường liên tục đặt câu hỏi: "Các ông cam kết đảm bảo năng lực thi công, năng lực tài chính cho dự án. Bây giờ nói thiếu tiền nên dự án bị chậm, vậy các ông định giải quyết như thế nào?".
Tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông đang chậm tiến độ. Ảnh minh họa: Giang Huy
Ông Dư Giang đã xin lỗi vì sự chậm trễ và cho biết, hiện nay việc xin tăng 19 triệu USD tổng mức đầu tư chưa được phía Trung Quốc chấp thuận nên không có tiền để giải ngân, gây khó khăn cho công tác triển khai dự án. Ông cũng khẳng định phía Tổng thầu Trung Quốc đang nỗ lực giải quyết phần tạm ứng 19 triệu USD.
Cũng theo ông Dư Giang, ngày 6/3, ông Chu Hằng Vũ, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Cục 6 sang Việt Nam làm việc với Bộ Giao thông Vận tải thì sẽ có những trao đổi rõ ràng hơn về việc chuyển tiền cho dự án. Cùng đó, Tổng thầu sẽ làm việc thêm với các bộ ngành Trung Quốc để có biện pháp hỗ trợ giải ngân.
Theo Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông, đến ngày 29/2, Tổng thầu nợ các nhà thầu phụ Việt Nam khoảng 554 tỷ đồng. Việc nợ đọng này đã gây khó khăn cho các thầu phụ thi công và đây là một trong những nguyên nhân chính khiến dự án chậm tiến độ.
Theo ông Triệu Khắc Dũng, Phó cục trưởng Cục Quản lý Xây dựng và chất lượng công trình giao thông, vấn đề quan trọng nhất bây giờ là Tổng thầu thiếu tiền, Trung Quốc đang siết dòng tiền ra nước ngoài trong đó có dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông. Đối với các nhà thầu vụ, hiện máy móc, nhân lực đã bố trí đầy đủ trên công trường, nhưng chỉ thiếu tiền để triển khai thi công.
Vị phó cục trưởng đề nghị lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải làm việc với Đại sứ quán Trung Quốc, ngân hàng Trung Quốc để tìm hướng giải quyết dòng tiền đảm bảo thi công, tránh dự án bị vỡ tiến độ.
Kết luận cuộc họp, Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường nhấn mạnh cuối năm 2016 dự án phải kết thúc và đưa tuyến đường sắt đi vào vận hành. Ông yêu cầu Tổng thầu, nhà thầu phụ phải chốt tiến độ, hoàn thành cơ bản 10 nhà ga vào cuối tháng 4; ga Cát Linh, Văn Khê hoàn thiện vào cuối tháng 7. Các khu Depot hoàn thành vào tháng 9; từ tháng 6 trở đi tiến hành làm ray và tà vẹt để hoàn thiện đường chạy tàu, hệ thống điện; song song với đó là kế hoạch đưa đoàn tàu về Việt Nam.
Sau cuộc họp Bộ Giao thông sẽ có văn bản gửi Cục 6 Đường sắt Trung Quốc yêu cầu lãnh đạo sang Việt Nam điều hành dự án và họp giao ban để giải quyết tình hình tài chính của Tổng thầu đang gây khó khăn cho dự án.
Dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông (Hà Nội) được thực hiện bằng nguồn vốn vay ODA Trung Quốc. Goi thâu chinh cua dư an (thiêt kê, cung câp thiêt bi, vât tư va xây lăp) do Công ty hưu han Tâp đoan cuc 6 đương săt Trung Quôc thưc hiện theo hinh thưc tông thâu EPC.
Dự án bao gồm các hạng mục: xây dựng 13 km đường sắt đi trên cao, 1,7 km ra vào khu depot, đường sắt đôi khổ 1,435 m, tốc độ tối đa 80 km/h; trang bị 13 đoàn tàu 4 toa xe công suất khoảng 1.200 người, tần suất chạy 2 phút/chuyến. Dự án cũng bao gồm 12 ga trên cao, nhà điều hành 9 tầng trong khu depot rộng 23 ha.
Đoàn Loan
Theo VNE
Bỏ chỉ dẫn bằng tiếng Trung Quốc trên tàu điện Cát Linh - Hà Đông Bộ Giao thông Vận tải đã thống nhất phương án thiết kế nội, ngoại thất của tàu mẫu đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông, trong đó yêu cầu sử dụng phát thanh chuẩn tiếng Việt, chuyển toàn bộ tiếng Trung sang tiếng Việt. Tàu mẫu Cát Linh - Hà Đông sau hơn 1 tháng trưng bày đã nhận được nhiều...