Bao giờ có kết quả bầu Tổng thống Mỹ năm 2020?
Nhiều bang chiến trường trong cuộc bầu cử Mỹ năm nay sẽ công bố kết quả kiểm phiếu sau Ngày bầu cử (3.11), nghĩa là Tổng thống Donald Trump hay ứng viên Joe Biden muốn sớm tuyên bố chiến thắng sẽ còn phụ thuộc vào bang nào nắm cơ hội quyết định.
Ông Biden có cơ hội tuyên bố chiến thắng ngay trong Ngày bầu cử (3.11)
Lịch sử Mỹ cho thấy đa số bang có truyền thống bỏ phiếu cho một chính đảng nhất định. Các bang miền Nam như Alabama, Mississippi, Lousiana gần như chắc chắn sẽ ủng hộ ứng viên đảng Cộng hòa trong các bang California, Massachusetts, New York ủng hộ đảng Dân chủ.
Người chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm nay sẽ phụ thuộc vào lá phiếu của cử tri ở các bang chiến trường, nơi không ứng viên nào chiếm ưu thế rõ rệt trước ngày bầu cử.
Theo CNN, có 5 bang chiến trường và bang quan trọng dự kiến sẽ công bố kết quả bầu cử sơ bộ ngay trong buổi tối Ngày bầu cử (3.11). Đó là các bang Florida, Geogria, Texas, North Carolina và Ohio.
Trong số các bang này, Florida và Geogria sẽ chỉ nhận phiếu bầu qua thư trong Ngày bầu cử nên kết quả hầu như sẽ không thay đổi. Các bang Texas, North Carolina và Ohio vẫn nhận phiếu bầu qua thư đến hết ngày 4.11.
4 bang chiến trường và bang quan trọng sẽ công bố kết quả sơ bộ sau Ngày bầu cử. Đó là các bang Arizona, Wisconsin, Michigan và Pennsylvania.
Hai bang Wisconsin và Arizona dự kiến công bố kết quả sơ bộ trong ngày 4.11. Bang Michigan và Pennsylvania sẽ chỉ ngừng kiểm phiếu trong ngày 6.11.
Trong số 4 bang này, riêng Pennsylvania là bang còn tiếp nhận phiếu bầu qua thư của cử tri cho đến ngày 6.11, tức là ngày làm việc cuối cùng của tuần này.
Theo CNN, ông Trump cần phải giành trọn 29 phiếu đại cử tri của bang Florida nếu muốn có cơ hội chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm nay.
Ngoài các bang truyền thống ủng hộ đảng Cộng hòa, ông Trump cũng cần bảo toàn chiến thắng ở hai bang Ohio và North Carolina để giành 258 phiếu đại cử tri.
Tâm điểm sự chú ý khi đó sẽ dồn về bang Pennsylvania. Trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm nay, bang Pennsylvania sẽ nhận phiếu bầu qua thư đến ngày 6.11, nghĩa là nhiều khả năng ông Trump chỉ nắm chắc cơ hội tái đắc cử vào ngày này.
Trong khi đó, cơ hội vào Nhà Trắng của ông Biden đơn giản hơn. Nếu chiến thắng ở các bang chiến trường như Florida, Georgia, Texas, Arizona, Iowa hay Ohio, ông Biden có thể đắc cử tổng thống ngay trong tối Ngày bầu cử (3.11).
Trong trường hợp để thua ông Trump ở các bang trên, ông Biden cần giành phiếu đại cử tri ở bang Minnesota, Michigan và Wisconsin. Đến lúc này, ông Biden sẽ có 254 phiếu đại cử tri và mọi sự chú ý sẽ lại đổ dồn về bang Pennsylvania, nghĩa là ông Biden cũng phải chờ đến khi bang Pennsylvania kết thúc kiểm phiếu vào ngày 6.11.
Trong bình luận đăng trên mạng xã hội Twitter, Tổng thống Mỹ Donald Trump nói quyết định của Tòa án Tối cao cho phép Pennsylvania chấp nhận phiếu bầu gửi qua thư sau ngày bầu cử “sẽ tạo ra gian lận tràn lan, không được kiểm soát” và “gây ra tình trạng bạo lực trên đường phố”.
Trump lỡ cơ hội lật ngược thế cờ
Khi các cuộc thăm dò cho thấy Biden đang ở thế thượng phong, Trump đã hy vọng cuộc tranh luận tổng thống đầu tiên sẽ giúp ông "đảo chiều gió".
Bước vào cuộc tranh luận trực tiếp lần thứ nhất với Biden, trước sự chứng kiến của hàng chục triệu khán giả truyền hình, Trump liên tục ngắt lời và công kích đối thủ, khiến các phần hỏi đáp, chất vấn bị xé vụn. Trump dường như áp dụng chiến thuật đầy quyết liệt này nhằm cố gắng "hạ đo ván" Biden và thay đổi tình thế.
Nhưng giới quan sát cho rằng chiến thuật này không mang lại thành công như mong đợi của Tổng thống Mỹ. Sự hỗn loạn của cuộc tranh luận và sự hùng hổ của ông có thể khiến một số cử tri chưa quyết định thấy thất vọng hơn là ủng hộ.
Tổng thống Mỹ Trump trong cuộc tranh luận với Joe Biden tại Ohio ngày 29/9. Ảnh: Reuters.
" Cuộc tranh luận gây nhức đầu này khó có thể thay đổi quan điểm của bất kỳ ai", Ron Bonjean, chiến lược gia của đảng Cộng hòa ở Washington, nói. "Những lời công kích cá nhân gay gắt của hai ứng viên có thể khiến nhiều người khó chịu".
Thực tế, Trump đã làm hài lòng người ủng hộ trung thành khi thể hiện sự quyết liệt với Biden. Nhưng ông đã dành rất ít thời gian để thuyết phục các cử tri chưa quyết định rằng ông là ứng viên phù hợp nhất để giải quyết các vấn đề nổi cộm như Covid-19, y tế và căng thẳng chủng tộc.
Cuộc tranh luận được tổ chức tại Ohio, nơi Biden đi vận động tranh cử hôm 30/9 và là một trong các bang miền Trung Tây chưa rõ sẽ nghiêng về ứng viên nào. Với màn thể hiện trong cuộc tranh luận, Trump có thể đã lãng phí cơ hội tiếp cận những cử tri mà ông cần.
Cuộc thăm dò của Reuters/Ipsos tháng này cho thấy cứ 10 cử tri da trắng không có trình độ đại học ở Florida, Michigan, Pennsylvania và Wisconsin thì có 4 người ủng hộ Biden, nhiều hơn so với năm 2016 khi tỷ lệ ủng hộ Hillary Clinton là 3/10 người. Đây là nhóm cử tri có xu hướng nghiêng về đảng Cộng hòa.
Cuộc thăm dò cho thấy Biden dẫn trước Trump với khoảng cách đáng kể trên toàn quốc, nhưng cách biệt nhỏ hơn ở các bang quan trọng này.
"Các cuộc tranh luận thường có rất ít ảnh hưởng đến cách cử tri bỏ phiếu. Với cuộc tranh luận này thì càng khó nhận định nó có thể thuyết phục được cử tri hay không, vì chúng ta có rất ít cơ hội tìm hiểu về các ứng viên và kế hoạch của họ", Christopher Devine, chuyên gia về các chiến dịch tranh cử tổng thống tại Đại học Dayton ở Ohio, nói.
Trump liên tục ngắt lời Biden trong cuộc tranh luận ở Ohio ngày 29/9. Video: CNN.
Trump đã đẩy Biden ra khỏi "vùng an toàn", khiến cựu phó tổng thống, người đã cam kết giữ bình tĩnh trước cuộc tranh luận, cũng công kích đối thủ bằng ngôn từ gay gắt như gọi Trump là "gã hề" và "tổng thống tồi tệ nhất" trong lịch sử Mỹ.
Biden đã chật vật phản bác đòn công kích của Trump rằng Biden ủng hộ các cuộc biểu tình sắc tộc biến tướng thành bạo lực trên cả nước. Thực tế, cựu phó tổng thống đã ủng hộ một số mục tiêu của phong trào biểu tình ôn hòa, nhưng không đồng ý với ý tưởng cắt ngân sách cho cảnh sát, trái với cáo buộc Trump đưa ra.
Biden cũng từ chối trả lời câu hỏi của Trump rằng nếu ông trở thành tổng thống, ông có tìm cách tăng số ghế thẩm phán trong Tòa án Tối cao Mỹ để phá vỡ cán cân nghiêng về cánh hữu hiện giờ hay không.
Một số lúc trong cuộc tranh luận, Biden trình bày được những luận điểm ông đã thúc đẩy từ lâu, rằng Trump không thích hợp giữ chức nhiệm kỳ hai vì cách xử lý Covid-19 và phong cách lãnh đạo gây chia rẽ. Để mỉa mai việc Trump đang mất dần nhóm cử tri sống ở ngoại ô, Biden nói: "Ông ấy còn chả biết đến vùng ngoại ô, trừ khi ông ấy rẽ nhầm đường".
Trump thường ngắt lời đối thủ và người điều hành Chris Wallace, khiến họ khó thể hiện quan điểm. Khi Biden có cơ hội nói mà không bị gián đoạn, ông nhìn thẳng vào máy quay, cố gắng truyền thông điệp tới cử tri, trong khi Trump nhìn chằm chằm vào ông.
"Đó là chiến lược của Biden và ông ấy đã thực hiện được nó. Trump không thể gạt được thái độ khinh khỉnh của mình đối với Biden sang một bên để tập trung trình bày các chính sách", Aaron Kall, chuyên gia về tranh luận tổng thống tại Đại học Michigan, nhận xét.
Ông còn mất điểm vì tỏ ra khó chịu khi được được yêu cầu trấn an cử tri rằng ông sẽ chấp nhận kết quả của cuộc bầu cử. Thay vào đó, ông chỉ trích hình thức bỏ phiếu qua thư và cảnh báo rằng cuộc đua có thể "không kết thúc tốt đẹp".
Kall cho rằng nếu Trump muốn lấy lòng cử tri dao động, ông cần vạch ra một tầm nhìn lạc quan hơn cho đất nước trong hai cuộc tranh luận tiếp theo.
Nhưng thời gian đang chống lại ông. Các cuộc tranh luận sau thường được ít người theo dõi hơn và nhiều người Mỹ đã bỏ phiếu sớm vào lúc đó. Là ứng viên "dưới cơ" theo các cuộc thăm dò, Trump đã đánh mất thời gian quý báu trong cuộc tranh luận đầu tiên.
"Đây là cơ hội duy nhất để tạo ấn tượng tốt với một bộ phận nhỏ cử tri chưa quyết định", Kall nói. "Cuối cùng, ông ấy không làm được việc đó".
Ông Trump mời 400 khách dự tiệc đêm bầu cử tại Nhà Trắng Nhà Trắng đang thiết lập hàng rào an ninh trong Ngày bầu cử ở Mỹ trong khi Tổng thống Donald Trump tổ chức bữa tiệc mừng chiến thắng tại Nhà Trắng với 400 khách mời. Tổng thống Mỹ Donald Trump. Theo Daily Mail, các chướng ngại vật hạng nặng được cảnh sát Mỹ dựng xung quanh Nhà Trắng. Các thiết bị chuyên dụng...