Bao giờ bỏ được trần lãi suất?
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng cho biết việc áp dụng trần lãi suất huy động là cần thiết trong giai đoạn hiện nay, nhưng khi hệ thống tín dụng hoạt động tốt hơn, an toàn, lành mạnh hơn, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ tiếp tục xem xét dỡ bỏ những biện pháp không cần thiết.
Nhiều ý kiến cho rằng cần dỡ bỏ trần lãi suất huy động. Nguồn: Internet
Tại phiên chất vấn của Quốc hội sáng 1/11, đại biểu Phạm Đình Cúc (Đoàn Bà Rịa – Vũng Tàu) nêu việc NHNN tiếp tục biện pháp hành chính quy định trần lãi suất huy động không còn hiệu quả và phi thị trường, đồng thời đặt câu hỏi cho Thống đốc NHNN sẽ có giải pháp gì trong vấn đề này?
Lâu nay, việc dỡ bỏ trần lãi suất huy động đã được nhiều chuyên gia kinh tế, ngân hàng kiến nghị. Tuy nhiên, NHNN vẫn chưa có động thái nào cho thấy sẽ bỏ trần lãi suất.
Hai quan điểm trái ngược
Trong một hội thảo của ngành ngân hàng gần đây, trả lời câu hỏi của Thời báo Kinh Doanh, một chuyên gia cho rằng mỗi biện pháp quản lý của Nhà nước đều phục vụ cho một mục tiêu nhất định. Việc giữ trần lãi suất đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô sẽ không xảy ra tình trạng các ngân hàng đua nhau nâng lãi suất huy động để thu hút tiền gửi, phá vỡ thị trường như thời điểm năm 2011.
Tuy nhiên, vài năm gần đây, lạm phát ở mức thấp, thanh khoản hệ thống dồi dào.. đây là những điều kiện để NHNN có thể cân nhắc bỏ trần lãi suất huy động.
TS. Bùi Quang Tín, Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh, cho rằng hiện nay hầu như không có nước nào trên thế giới áp trần huy động. Vì vậy, Việt Nam cũng nên theo thông lệ quốc tế, dỡ bỏ trần lãi suất huy động.
Hiện nay, theo quy định của NHNN, lãi suất tiền gửi cho các kỳ hạn từ 6 tháng trở lên không bị giới hạn bởi trần lãi suất mà do tổ chức tín dụng và khách hàng tự thỏa thuận. Riêng lãi suất huy động từ 6 tháng trở xuống, từ tháng 10/2014 đến nay đang được NHNN áp trần 5,5%.
Video đang HOT
Trước đó, thời điểm năm 2013, NHNN công bố giảm mức lãi suất tiền gửi tối đa bằng tiền đồng của các tổ chức, cá nhân tại các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài là 6%/năm.
Theo số liệu công bố của NHNN, hiện nay, mặt bằng lãi suất huy động VND phổ biến ở mức 0,6-1%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng; 4,3-5,5%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng.
Tuy nhiên, cũng có một số ý kiến khác lại cho rằng cần tiếp tục duy trì trần lãi suất huy động kỳ hạn dưới 6 tháng, quy định mức lãi suất hợp lý để định hướng kỳ vọng lạm phát và đảm bảo tính linh hoạt áp dụng (lãi suất tại Việt Nam đang gánh vác nhiều trọng trách như kỳ vọng lạm phát, tăng trưởng GDP, hỗ trợ doanh nghiệp…).
Tại phiên chất vấn của Quốc hội ngày 1/11, trả lời câu hỏi của đại biểu Phạm Đình Cúc, Thống đốc Lê Minh Hưng cho biết NHNN hoàn toàn ủng hộ quan điểm của đại biểu về việc hướng tới nền kinh tế thị trường, giảm dần các biện pháp hành chính, đặc biệt là xác lập các lãi suất thị trường.
Chờ thời điểm thích hợp
Thống đốc NHNN cho biết năm 2011, thị trường có những diễn biến không thuận lợi đã ảnh hưởng khá mạnh đến ổn định an toàn kinh tế vĩ mô và hoạt động của hệ thống ngân hàng, nên NHNN đã áp dụng trần lãi suất tiền gửi đối với VND cho các kỳ hạn.
“Tuy nhiên, sau khi hoạt động thị trường đã thông suốt hơn, NHNN đã tiến hành dỡ bỏ quy định này. Hiện nay chỉ còn áp dụng trần lãi suất đối với tiền gửi VND kỳ hạn dưới 6 tháng”, Thống đốc nói.
Tư lệnh ngành ngân hàng cho rằng việc áp dụng trần lãi suất cũng có những cơ sở thực tiễn. Thứ nhất, cấu trúc và cơ chế thị trường tài chính ở Việt Nam chưa được hoàn thiện, trong bối cảnh thị trường vốn hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu của nền kinh tế. Hệ thống ngân hàng vẫn là kênh chủ lực cung ứng vốn cho nền kinh tế, cho nên việc sử dụng có chọn lọc với liều lượng và thời điểm phù hợp với các biện pháp hành chính vẫn là biện pháp cần thiết nhằm đảm bảo an toàn trong hoạt động thị trường tiền tệ.
Thứ hai, số lượng các tổ chức tín dụng của Việt Nam tương đối nhiều, nhưng chất lượng các tổ chức tín dụng chưa đồng đều, việc áp dụng trần lãi suất huy động dưới 6 tháng được duy trì và ấn định ở mức hợp lý và bám sát cung – cầu thị trường sẽ có tác dụng giữ ổn định và phát triển tiền tệ và cũng giữ được tâm lý kỳ vọng về lạm phát.
Thứ ba, hiện nay, ngành ngân hàng vẫn đang trong bối cảnh tiếp tục đẩy mạnh quá trình tái cơ cấu các tổ chức tín dụng, nên việc duy trì trần lãi suất cũng là hỗ trợ cho thị trường tiền tệ.
Thống đốc Lê Minh Hưng khẳng định: “Với kết quả hoạt động cơ cấu lại các tổ chức tín dụng, việc áp dụng trần lãi suất cần thiết trong giai đoạn hiện nay nhưng khi hệ thống tín dụng hoạt động tốt hơn, an toàn, lành mạnh hơn, NHNN sẽ tiếp tục xem xét dỡ bỏ những biện pháp không cần thiết”.
Theo Huyền Anh/thoibaokinhdoanh.vn
Thống đốc Lê Minh Hưng: 'Áp trần lãi suất là có cơ sở thực tiễn'
Về việc áp dụng trần lãi suất, Thống đốc Lê Minh Hưng cho rằng biện pháp này là có cơ sở thực tiễn. Ông nói cấu trúc thị trường tài chính và các cơ chế thị trường ở Việt Nam chưa được hoàn thiện nên hệ thống ngân hàng vẫn là một kênh cung ứng vốn chủ lực. "Do đó, các biện pháp hành chính vẫn còn cần thiết để đảm bảo an toàn trong các hoạt động của thị trường tiền tệ" - Thống đốc giải thích.
Thống đốc Lê Minh Hưng
Sáng 1/11, tiếp tục phiên chất vấn tại Quốc hội, đại biểu Phạm Đình Cúc chất vấn Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng về giải pháp tiếp tục thực hiện đề án thanh toán không dùng tiền mặt và việc duy trì trần lãi suất huy động của các tổ chức tín dụng trong điều kiện kinh tế ổn định vĩ mô là thị trường hay là phi thị trường, có hiệu quả hay không. Ông cũng hỏi Thống đốc về giải pháp cho thời gian tới.
Liên quan đến tình hình triển khai Đề án thanh toán không dùng tiền mặt, Thống đốc Lê Minh Hưng cho biết Ngân hàng Nhà nước đã tập trung và hoàn thiện, ban hành 10 Thông tư chỉ đạo việc tăng cường ứng dụng thanh toán không dùng tiền mặt cũng như đảm bảo an ninh an toàn trong hoạt động thanh toán.
Đặc biệt, ông Hưng cho biết Ngân hàng Nhà nước đã ban hành bộ tiêu chuẩn về thẻ chip nội địa cho thẻ ATM cũng như ban hành tiêu chuẩn cơ sở đặc tả kỹ thuật của QR code trong lĩnh vực thanh toán tại Việt Nam, nhằm đáp ứng các yêu cầu về đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt, tăng cường các biện pháp đảm bảo an ninh an toàn trong hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt.
Về cơ sở hạ tầng và công nghệ phục vụ thanh toán không dùng tiền mặt, Thống đốc cho hay vừa qua cơ sở này đã được tập trung chú trọng đầu tư và nâng cao. Đến cuối tháng 8/2018, số lượng máy POS đã tăng khoảng 23,6% so với cuối năm 2016.
Về hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hang, ông Hưng cũng khẳng định đã được quản lý và vận hành một cách thông suốt, ổn định và an toàn. Số lượng và giá trị giao dịch trong 8 tháng đầu năm 2018 tăng tương ứng là 28,3% và 30,1% so với cùng kỳ năm 2017.
Cùng với đó, các kênh giao dịch thực hiện qua các phương thức thanh toán mới tăng trưởng rất mạnh. Cụ thể, trong 8 tháng năm 2018, thanh toán qua Internet tăng 48% về số lượng và 27,7% về giá trị so với cùng kỳ năm 2017; thanh toán qua điện thoại di động tăng 40% và 147% tương ứng về số lượng và giá trị. Giao dịch trên POS cũng tăng rất mạnh.
Vừa qua, Ngân hàng Nhà nước cũng đã trình và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đẩy mạnh thanh toán qua ngân hàng đối với các dịch vụ công. Tính đến cuối tháng 8/2018, hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng cũng đã kết nối với hệ thống nộp thuế tại 63 kho bạc tại các tỉnh,thành phố.
Liên quan đến lãi suất và việc áp dụng trần lãi suất như một biện pháp hành chính, ông Lê Minh Hưng khẳng định Ngân hàng Nhà nước hoàn toàn đồng thuận quan điểm hướng tới nền kinh tế thị trường thì cần phải hạn chế áp dụng các biện pháp hành chính.
Cho rằng ý kiến của đại biểu Cúc là xác đáng, đặc biệt là việc xác lập lãi suất thị trường, song Thống đốc cũng báo cáo thêm rằng từ năm 2011, khi thị trường có những diễn biến không thuận lợi, ảnh hưởng khá mạnh đến sự ổn định an toàn về kinh tế vĩ mô và tình hình hoạt động của hệ thống ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước đã áp dụng trần lãi suất tiền gửi đối với đồng Việt Nam cho các kỳ hạn trên cơ sở phục hồi từng bước và hoạt động thị trường đã thông suốt hơn.
Nhưng vừa qua, Ngân hàng Nhà nước đã tiến hành dỡ bỏ các quy định này. Hiện nay chỉ còn áp dụng các trần lãi suất đối với tiền gửi của đồng Việt Nam có kỳ hạn dưới 6 tháng.
Việc áp dụng trần lãi suất, ông Hưng cho rằng có cơ sở thực tiễn. Ông nói cấu trúc thị trường tài chính và các cơ chế thị trường ở Việt Nam chưa được hoàn thiện nên trong bối cảnh thị trường vốn chưa đáp ứng được nhu cầu vốn của nền kinh tế thì hệ thống ngân hàng vẫn là một kênh chủ lực cung ứng vốn cho nền kinh tế.
"Do đó, việc sử dụng một cách có chọn lọc với liều lượng và thời điểm phù hợp, các biện pháp hành chính vẫn còn cần thiết để đảm bảo an toàn trong các hoạt động của thị trường tiền tệ" - Thống đốc Lê Minh Hưng giải thích.
Cũng theo ông, hiện nay số lượng tổ chức tín dụng tương đối nhiều, chất lượng của các tổ chức này chưa đồng đều. Chính vì vậy, trần lãi suất huy động dưới 6 tháng được duy trì và ổn định ở mức hợp lý, bám sát cung cầu thị trường cũng có tác dụng giữ ổn định hoạt động thị trường tiền tệ .
Thống đốc cho rằng Việt Nam đang trong cái bối cảnh tiếp tục đẩy mạnh cái quá trình tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng nên việc duy trì trần lãi suất cũng là để hỗ trợ, ổn định thị trường tiền tệ. Với tình hình thực hiện và cái kết quả của hoạt động cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng thì việc áp dụng trần lãi suất là cần thiết, nhưng khi hệ thống tổ chức tín dụng hoạt động tốt hơn, an toàn, lành mạnh hơn thì Ngân hàng Nhà nước sẽ xem xét để dỡ bỏ những cái biện pháp mà không cần thiết.
Bình An
Theo vietnamfinance.vn
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước lên tiếng về thời điểm bỏ trần lãi suất Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Lê Minh Hưng khẳng định việc giữ trần lãi suất cần thiết trong bối cảnh hiện nay, sẽ bỏ quy định này khi thời điểm thích hợp. Trong phiên chất vấn sáng 1/11, đại biểu Phạm Đình Cúc (Bà Rịa - Vũng Tàu) chất vấn Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng về...